Ký hiệu vàng 18kgp là gì

Nhẫn vàng là một hàng hóa giá trị. Do vậy, khi mua sắm loại trang sức này, bạn cần xem xét kỹ các dấu hiệu để tránh mua phải hàng giả hàng nhái. Trong các cách nhận biết thật giả này, quan sát ký hiệu trên nhẫn vàng là bước rất quan trọng. Vậy các ký hiệu này là gì? Chữ XP trên nhẫn xuất hiện nghĩa là sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở ngay bên dưới đây.

Các ký hiệu trên nhẫn vàng

Ký hiệu là những chữ cái, chữ số hay logo được thợ thủ công khắc trên sản phẩm nhẫn vàng của mình. Thao tác này rất quan trọng, là quy trình không thể thiếu trong việc gia công và chế tác các sản phẩm vàng bạc, trang sức. Đây một phần là để thể hiện “chữ ký” của người thợ hay hãng trang sức. Mặt khác, chúng thể hiện hàm lượng, loại vàng của món trang sức này. Đây là nội dung mà người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

Khi khắc ký hiệu lên nhẫn vàng, các doanh nghiệp, thợ thủ công không chỉ cần đảm bảo thông tin xuất xứ, chất liệu vàng đầy đủ. Mà họ còn cần thực hiện sao cho chất lượng và tính thẩm mỹ của chiếc nhẫn vẫn phải được bảo toàn. Trước kia, việc điêu khắc thủ công khiến cho điều này khó thực hiện hơn. Ngày nay, người ta thường ứng dụng công nghệ laser vào bước này. Chúng vừa đẹp lại vừa nhanh chóng, an toàn.

Quy định về ký hiệu trên trang sức

Theo Điều 7 Thông tư 22/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ, ký hiệu đối với vàng bạc trang sức mỹ nghệ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Sản phẩm là vàng bọc, phủ, mạ trên kim loại nền khác: ghi ký hiệu “G.P”
  • Sản phẩm được thêm vật liệu khác và không phải toàn bộ được sản xuất từ vàng hay hợp kim vàng với cùng độ tinh khiết: ghi ký hiệu “G.F”
  • Nếu sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng vật liệu phi kim loại và trong suốt: ghi ký hiệu “C”
  • Nếu sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng kim loại hoặc hợp kim khác không chứa vàng: ghi ký hiệu “P”.

Ngoài ra, các sản phẩm là vàng được phủ trên nền hợp kim khác hoặc vật liệu khác với tổng lượng vàng từ 1/40 khối lượng của vật phẩm trở lên. Doanh nghiệp cần phải ghi thêm tỷ lệ của lượng vàng kèm theo các ký hiệu G.P hoặc G.F. Ví dụ: 1/40 G.P 24K, 1/20 G.F 18K,…

Các ký hiệu trên nhẫn vàng: vàng trắng, 18k, 24k, chữ xp là gì?

Giải mã ý nghĩa ký hiệu trên nhẫn vàng

Các ký hiệu được khắc trên nhẫn vàng rất đa dạng về mặt kích thước, kiểu chữ,… Tùy theo từng doanh nghiệp và món trang sức mà ký hiệu này sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Hàm lượng vàng

Hàm lượng vàng hay còn gọi là độ tuổi vàng là thông tin quan trọng bắt buộc cần có. Đơn vị đo lường vàng là Kara [ký hiệu là K]. Vì vậy, trên các loại vàng bạn sẽ thấy chữ cái này được ghi sau các con số. Ví dụ như AU 24K, AU 18K,… có nghĩa là vàng 24K, vàng 18K. Ngoài ra, người ta cũng có thể ký hiệu là Ct hay Kt. Đây đều là viết tắt của đơn vị Kara. Ở nhiều doanh nghiệp, họ cũng sử dụng đơn vị phần trăm [%] để ký hiệu hàm lượng vàng.

Một số thông tin về hàm lượng vàng bạn có thể tham khảo như sau:

  • 24K: đây là chỉ vàng nguyên chất, hàm lượng vàng là 100%
  • 22K: đây là chỉ vàng có hàm lượng là 95,83%
  • 18K: đây là chỉ vàng có hàm lượng là 75%
  • 15K: đây là chỉ vàng có hàm lượng là 62,50%
  • 14K: đây là chỉ vàng có hàm lượng là 58,33%
  • 10K: đây là chỉ vàng có hàm lượng là 41,67%
  • 9K: đây là chỉ vàng có hàm lượng là 37,5%.

Logo, tên doanh nghiệp

Với nhiều doanh nghiệp trang sức lớn như Doji, PNJ,…, việc gắn logo hay tên doanh nghiệp của mình lên nhẫn vàng sẽ giúp làm tăng giá trị món trang sức của mình. Ngoài ra, nó cũng nhằm đánh dấu sản phẩm. Đây như là một biện pháp để phân biệt sản phẩm của họ với các hãng khác. Ngoài logo và tên doanh nghiệp, nhiều nơi còn có thể khắc slogan của đơn vị mình.

Thông tin khác

Tùy theo kích thước của nhẫn mà người thợ có thể khắc thêm các thông tin khác lên. Ví dụ như các số thể hiện ngày tháng năm sản xuất, số seri sản phẩm,… Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể yêu cầu khắc thông tin cá nhân của mình lên nhẫn vàng khi mua. Đặc biệt với các cặp mua nhẫn đôi hay nhẫn cưới sẽ thường khắc tên đối phương hoặc ngày kỷ niệm trên nhẫn của mình.

Ký hiệu chữ XP trên nhẫn là gì?

Chữ XP thường xuất hiện trên các nhẫn cũng như trang sức mỹ ký. Đây là viết tắt của các sản phẩm mỹ ký cao cấp được mạ vàng. Do không phải vàng, nên giá của các loại trang sức này thường rẻ, chỉ khoảng vài trăm. Dù vậy, mẫu mã của chúng cũng vô cùng đa dạng, đẹp mắt. Thậm chí còn có nhiều mẫu đẹp hơn cả trang sức bằng vàng.

Trên đây là các thông tin về ký hiệu trên nhẫn vàng. Mỗi loại vàng khác nhau sẽ có các ký hiệu khác nhau. Chúng thể hiện giá trị của chiếc nhẫn. Ngoài ra, các ký hiệu này cũng cho người xem thấy được cả thông tin doanh nghiệp, thợ thủ công sản xuất ra trang sức này. Các thông tin khác cũng có thể được đặt để khắc theo yêu cầu.

Bài viết liên quan:

  1. Nhẫn Nữ vàng ta 1 chỉ giá bao nhiêu tiền 2022?
  2. Top 7 Nhẫn Vàng tây nam giá dưới 3,4,5 triệu đẹp 2022
  3. Nhẫn vàng nam 24k 2 chỉ giá bao nhiêu hôm nay 2022?
  4. Top 8 Mẫu nhẫn nam vàng 18k hình Đầu Rồng đẹp nhất 2022

Vàng là kim loại quý, do vậy người ta thường làm trang sức giả vàng và các hợp kim giống vàng. Với hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế, bất cứ thứ gì chứa ít hơn 41,7% hoặc 10 karat vàng đều được coi là giả. Nếu bạn đang thắc mắc không biết vàng của bạn có phải là thật không thì cách đáng tin cậy nhất là đem vàng đến chuyên gia giám định trang sức. Nếu chưa cần làm vậy, bạn có thể nhận biết bằng cách quan sát vàng và kiểm tra các đặc tính cơ bản của vàng. Bạn cũng có thể dùng phương pháp đo tỷ trọng hoặc thử axit nitric để có kết quả chính xác hơn. Hãy thực hiện nhiều phép thử, và nếu có kết quả tốt thì bạn có thể yên tâm là mìnnh đã mua được vàng thật.

  1. 1

    Tìm con số xác nhận khắc trên vàng. Dấu xác nhận khắc trên vàng biểu thị tỷ lệ phần trăm của vàng trong món đồ. Dấu xác nhận thường được khắc trên khoá cài trang sức hoặc mặt trong của nhẫn. Nó cũng được khắc rõ trên mặt đồng xu hoặc thỏi vàng. Ký hiệu này là một số từ 1 đến 999 hoặc 0K đến 24K, tuỳ vào hệ thống phân loại được sử dụng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Dùng kính lúp để quan sát dấu xác nhận. Dấu xác nhận có thể khó đọc được bằng mắt thường, đặc biệt là trên các món trang sức nhỏ như nhẫn.
    • Có thể bạn sẽ không trông thấy dấu xác nhận trên các món trang sức cũ. Đôi khi dấu xác nhận bị mòn theo thời gian hoặc trang sức không được đóng dấu. Việc đóng dấu xác nhận chỉ bắt đầu phổ biến từ những năm 1950 ở một số khu vực, nhưng có những nơi như Ấn Độ chỉ bắt buộc đóng dấu vàng trong năm 2000.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Đọc con số được đóng dấu để xác định hàm lượng vàng trong vật bằng vàng. Hầu hết các đồng xu và trang sức đều không phải là vàng nguyên chất, do đó sẽ có các kim loại khác được pha trộn với vàng. Có hai mức thang đo hàm lượng vàng thông qua dấu xác nhận. Hệ thống phân loại theo số sử dụng ở châu Âu có thang đo từ 1 đến 999, theo đó 999 là vàng tinh khiết. Hoa Kỳ sử dụng thang đo từ 0 đến 24K, trong đó 24K biểu thị vàng tinh khiết.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hệ thống phân loại theo số dễ đọc hơn hệ thống phân loại theo karat. Ví dụ, số 375 có nghĩa là món đồ đó có hàm lượng vàng 37,5%.
    • Con số tiêu chuẩn được xem là vàng tuỳ thuộc vào từng quốc gia. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, bất cứ thứ gì từ 9K trở xuống đều không được xem là vàng, ngay cả chiếc lắc tay 9K có hàm lượng vàng 37,5%..
    • Các vật giả vàng có thể cũng khắc dấu xác nhận để trông giống như thật, do đó bạn không nên chỉ dựa vào dấu xác nhận, trừ khi bạn biết chắc món đồ trong tay thực sự là vàng.

  3. 3

    Kiểm tra các ký hiệu cho biết món đồ đó không phải vàng nguyên chất. Một số ký hiệu phổ biến là GP, GF, và GEP. Các ký hiệu này cho biết món đồ đó là vàng mạ, có nghĩa là nó được mạ một lớp vàng mỏng trên một kim loại khác, chẳng hạn như đồng hoặc bạc. Món đồ của bạn cũng có một ít vàng, nhưng nó không được coi là vàng thật.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • GP là ký hiệu của mạ vàng, GF là bọc vàng, và GEP là mạ vàng điện giải.
    • Các dấu xác nhận sẽ khác nhau đôi chút tuỳ vào xuất xứ của vàng. Ví dụ, vàng có xuất xứ từ Ấn Độ có biểu tượng hình tam giác nhỏ biểu thị hệ thống phân loại vàng do hội đồng chính phủ kiểm soát. Trên đó sẽ có con số đo độ tinh khiết và mã ký hiệu của món trang sức, chẳng hạn như chữ K.

  4. 4

    Tìm những chỗ bị đổi màu trông thấy vì vàng bị mòn. Vàng là kim loại tương đối mềm, do đó vàng mạ thường sẽ bay đi theo thời gian. Những chỗ dễ nhận thấy nhất là các cạnh của món trang sức hoặc đồng xu. Những điểm này thường bị chà xát vào da và quần áo suốt ngày. Nếu có màu kim loại khác bên dưới lớp vàng thì vật đó không được coi là vàng thật.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, màu bạc có thể cho thấy đó là bạc hoặc titan. Màu đỏ có thể biểu thị đồng hoặc đồng thau.

    Jerry Ehrenwald

    Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý

    Chủ tich IGI, Jerry Ehrenwald, là chuyên gia giám định đá quý sống tại New York, ông đã dành cả đời làm việc trong ngành này. Ông là người phát minh ra Laserscribe℠ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, thiết bị dùng để khắc dấu hiệu phân biệt lên kim cương, như số DIN [Số nhận diện kim cương]. Ehrenwald phụ trách điều hành phòng thí nghiệm thương mại và bộ phận thẩm định của IGI. Ông được vinh dự làm thành viên cấp cao của Hội Thẩm định viên Hoa Kỳ [ASA] và là thành viên của Câu lạc bộ Twenty-Four Karat tại New York, một câu lạc bộ chỉ giới hạn cho 200 cá nhân thành công nhất trong ngành trang sức.

    Jerry Ehrenwald
    Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý

    Các chuyên gia cho biết: Các dấu hiệu đáng ngờ và sự đổi màu xung quanh các cạnh của món đồ thường là dấu hiệu rõ rệt cho biết đó là vàng giả. Nếu vật đó không phải là vàng tinh khiết 24K, dần dần nó có thể bị phai màu khi các kim loại nền tiếp xúc với ô xy.

  5. 5

    Để ý màu sắc trên vùng da đeo vàng. Vàng nguyên chất không phản ứng với mồ hôi hoặc dầu trên da, do đó nếu bạn nhìn thấy các vệt màu xanh hoặc đen thì món trang sức bạn đang đeo làm bằng kim loại khác. Bạc sẽ để lại vệt đen, và đồng để lại vệt màu xanh lá. Nếu có nhiều vệt như vậy trên da thì có thể món trang sức vàng của bạn không được nguyên chất như bạn tưởng.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhớ rằng hầu hết các vật bằng vàng thường là hợp kim của vàng và các kim loại khác. Ngay cả trang sức 14K [58,3% vàng] cũng để lại các vệt như vậy. Bạn nên sử dụng thêm các phương pháp khác để đảm bảo rằng vàng của bạn là thật.

  1. 1

    Thả vàng vào bình nước xem nó có chìm không. Lấy một vật đủ rộng để đựng được cả nước và vật bằng vàng mà bạn muốn thử. Nhiệt độ nước không quan trọng lắm nên bạn có thể sử dụng nước hơi ấm. Vàng thật là kim loại có tỷ trọng nặng, do đó nó sẽ chìm ngay xuống đáy bình. Vàng giả nhẹ hơn nhiều và sẽ trôi nổi.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Vàng thật cũng không bị sét gỉ hoặc phai màu khi bị ướt, do đó, nếu bạn thấy nó đổi màu thì có lẽ đó là vàng mạ.

  2. 2

    Dùng nam châm để thử xem vật đó có bị hút vào không. Với phép thử này, bạn cần một thỏi nam châm mạnh, có khả năng hút được cả các hợp kim. Di chuyển nam châm bên trên món đồ và quan sát xem nó phản ứng ra sao. Vàng không có từ tính, do đó nó sẽ không bị hút về phía nam châm. Nếu thỏi nam châm hút được vật bạn đang thử thì nó là vàng giả hoặc không phải vàng nguyên chất.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nam châm dán tủ lạnh thông thường không có tác dụng. Bạn cần mua nam châm neodymium ở các cửa hàng dụng cụ.
    • Phương pháp thử bằng nam châm không chính xác 100%, vì vàng giả cũng có thể làm bằng kim loại không có từ tính như thép không gỉ. Ngoài ra, một số vật làm bằng vàng thật cũng có chứa sắt, vốn là kim loại có từ tính.

  3. 3

    Chà vật mà bạn muốn thử vào đồ gốm không tráng men xem có vệt để lại không. Nhớ dùng đồ gốm không tráng men, vì bất cứ vật nào được tráng men cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Quẹt vật đó vào chiếc đĩa gốm cho đến khi bạn nhìn thấy một ít bụi vàng rơi ra. Nếu thấy một vệt màu đen thì tức là vật mà bạn đang có không phải là vàng thật. Nếu là vàng thật, vệt để lại thường có màu vàng.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể mua gạch lát gốm hoặc đĩa gốm không tráng men trên mạng hoặc cửa hàng bán vật liệu sửa chữa nhà cửa.
    • Phương pháp này có làm trầy vàng một chút nhưng thường không gây hư hại trông thấy. Cách này an toàn hơn nhiều so với các phép thử khác cần phải khắc hoặc dùng axit.
    • Một cách thử khác là thoa một ít kem nền trang điểm lên da và cầm vật đó vạch lên lớp phấn sau khi nó đã khô. Vàng giả thường phản ứng với kem nền và để lại một vệt màu đen hoặc xanh lá trên đó.

  1. 1

    Cân vàng. Nếu có cân thực phẩm loại tốt, bạn có thể đặt vàng lên cân. Bạn cũng có thể nhờ tiệm cửa hàng trang sức cân giúp. Gọi đến vài cửa hàng xem ở đâu có dịch vụ này. Nhớ rằng trọng lượng vàng phải tính bằng gram thay vì ounce.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đảm bảo tính trọng lượng vàng bằng đơn vị gram để dùng trong phép tính sau. Nếu bạn dùng đơn vị ounce thì kết quả sẽ không chính xác.

  2. 2

    Đổ nước đầy nửa ống đo lường chia vạch. Chọn ống đo lường đủ rộng để cho vật bằng vàng vào. Ống phải có vạch mức theo đơn vị ml hoặc cc. Nếu không có ống đo lường thông thường, bạn có thể dùng cốc đong thực phẩm.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Các ống nghiệm có các vạch ml ở thành ống sẽ cho kết quả chính xác hơn trong quá trình thử.
    • Lượng nước sử dụng không quan trọng, miễn là bạn dành đủ không gian để cho vàng vào. Nếu bạn đổ đầy đến miệng ống, nước có thể sẽ tràn ra khi bạn thả vàng vào.

  3. 3

    Đọc mực nước trong ống lúc ban đầu. Nhìn vào vạch trên ống đo và ghi lại mực nước. Số đo này rất quan trọng trong phép thử, vì vậy bạn cần viết ra. Nhớ đặt ống đo trên bề mặt bằng phẳng để lấy được số đo càng chính xác càng tốt.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Số đo tính bằng đơn vị ml hay cc không quan trọng. Bạn có thể dùng cả hai đơn vị trong phép thử.

  4. 4

    Thả vật muốn thử vào ống và ghi lại số đo mới. Thả nhẹ vàng vào ống để không bị mất một giọt nước nào. Thả xuống từ ngay bên trên mặt nước để ngăn ngừa nước bắn ra ngoài hoặc văng lên tay. Xem vạch mức để lấy số đo thứ hai.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ghi lại số đo thứ hai vào giấy. Nhớ rằng đây là số đo thứ hai, không phải số đo thứ nhất.

  5. 5

    Làm phép trừ để tìm hiệu số giữa hai mực nước. Làm một phép tính đơn giản để tìm ra thể tích nước mà vàng đã thế chỗ. Lấy số đo thứ hai trừ đi số đo thứ nhất [số lớn trừ số nhỏ]. Bạn sẽ có kết quả tính theo mi hoặc cc tuỳ vào đơn vị ghi trên ống đo.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu mực nước ban đầu là 17 ml và mực nước sau khi thả vàng vào là 18 ml, hiệu số sẽ là 1 ml.

  6. 6

    Chia trọng lượng vàng cho hiệu số giữa hai số đo. Tỷ trọng của vàng sẽ bằng khối lượng trừ đi thể tích của nó. Sau khi tính được tỷ trọng, ta so sánh kết quả với tỷ trọng tiêu chuẩn của vàng là 19,3 g/mL. Nếu con số của bạn không giống, có khả năng vật đó là vàng giả. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng một số hợp kim của vàng giả có thể có tỷ trọng tương tự như vàng.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, bạn có một vật nặng 38 g và thể tích nước bị thế chỗ là 2 ml. Chia 38 cho 2, ta được 19 g/mL, một kết quả rất gần với tỷ trọng của vàng.
    • Tỷ trọng tiêu chuẩn sẽ khác nhau một chút tuỳ vào loại vàng. Vàng 14K màu vàng có tỷ trọng khoảng 12,9 đến 13,6 g/mL. Vàng 14K màu trắng có tỷ trọng khoảng 14 g/mL.
    • Vàng 18K màu vàng có tỷ trọng trung bình từ 15,2 to 15,9 g/mL. Vàng 18K màu trắng có tỷ trọng trong khoảng từ 14,7 đến 16,9 g/mL.
    • Vàng 22K có tỷ trọng khoảng từ 17,7 đến 17,8 g/mL.

  1. 1

    Mua bộ thử vàng để lấy axit cần cho phép thử. Bộ thử vàng gồm có các lọ axit nitric khác nhau để thử các loại vàng khác nhau. Một số bộ thử còn có viên đá phẳng gọi là đá thử vàng mà bạn có thể dùng để cạo một ít vàng trên vật mà bạn muốn thử. Ngoài ra bộ thử còn có những chiếc kim có các mẫu màu vàng và trắng để so sánh với món đồ của bạn.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Các bộ thử vàng có bán trên mạng hoặc ở các tiệm kim hoàn. Hầu hết các thợ kim hoàn dều dùng phép thử này nhờ độ chính xác của nó.

  2. 2

    Tạo một vết khắc trên vàng bằng một dụng cụ sắc. Chọn một vị trí khuất trên món trang sức để tạo vết khắc, chẳng hạn như bên dưới khoá cài hoặc mặt trong thân nhẫn. Dùng một dụng cụ sắc nhọn như dao khắc trang sức để khắc vào vật bằng vàng. Khắc cho đến khi chạm đến bên dưới lớp bề mặt vàng, để lộ lớp vàng bên dưới hoặc bất cứ lớp kim loại nào khác.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Phép thử bằng axit nitric đòi hỏi bạn phải khắc vào vàng. Nếu đó là món đồ có giá trị kỷ niệm hoặc nếu muốn giữ nguyên, bạn nên đem đến thợ kim hoàn thay vì tự thử vàng tại nhà.

  3. 3

    Nhỏ một giọt axit nitric vào vết khắc. Đeo găng tay latex và làm việc ở trong phòng thông gió để tránh mọi vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng axit. Khi đã sẵn sàng, bạn sẽ tìm lọ axit dán nhãn dành cho vàng 18K. Đặt vàng vào khay bằng thép không gỉ, nhỏ một giọt axit vào vết khắc vừa tạo ra, sau đó quan sát xem nó có chuyển sang màu xanh lá không. Nếu có, bạn sẽ biết ngay vật đó là vàng giả.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Vàng thông thường không phản ứng với axit, do đó nếu hiện tượng này xảy ra thì món đồ của bạn có thể là vàng mạ hoặc một hợp kim có độ tinh khiết thấp.
    • Phản ứng màu trắng sữa thường là biểu hiện của bạc sterling mạ vàng. Nếu axit chuyển thành màu vàng thì vật bạn có là đồng thau mạ vàng.

  4. 4

    Chà vật bằng vàng vào đá thứ vàng để thử độ tinh khiết. Nếu bạn tin rằng vật mình có là vàng thật, bạn có thể chà vật đó vào đá thử vàng để tạo thành một vệt. Nhỏ một giọt axit thử vàng 12K, 14K, 18K và 22K vào các phần khác nhau của vệt vàng. Kiểm tra lại sau 20 – 40 giây. Tìm một vị trí mà axit không phân huỷ vàng để xác định độ tinh khiết Karat của vàng.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Các lọ axit có nồng độ tăng dần, do đó axit dùng để thử vàng 22K sẽ mạnh hơn axit thử vàng 12K. Nếu axit thử vàng 18K phân huỷ được vàng, nhưng axit thử vàng 14K không làm được, có lẽ vật bằng vàng của bạn có độ tinh khiết khoảng 14K.

    Jerry Ehrenwald

    Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý

    Chủ tich IGI, Jerry Ehrenwald, là chuyên gia giám định đá quý sống tại New York, ông đã dành cả đời làm việc trong ngành này. Ông là người phát minh ra Laserscribe℠ được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, thiết bị dùng để khắc dấu hiệu phân biệt lên kim cương, như số DIN [Số nhận diện kim cương]. Ehrenwald phụ trách điều hành phòng thí nghiệm thương mại và bộ phận thẩm định của IGI. Ông được vinh dự làm thành viên cấp cao của Hội Thẩm định viên Hoa Kỳ [ASA] và là thành viên của Câu lạc bộ Twenty-Four Karat tại New York, một câu lạc bộ chỉ giới hạn cho 200 cá nhân thành công nhất trong ngành trang sức.

    Jerry Ehrenwald
    Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý

    Để hoàn toàn yên tâm, bạn hãy đem vàng đến thợ chuyên nghiệp để giám định.

  • Hấu hết các phương pháp thử vàng này đều không hoàn hảo, vì vậy có thể bạn cần thực hiện nhiều phép thử để xác định vật đó có phải vàng thật hay không.
  • Có lẽ bạn từng nghe nói đến việc cắn để thử vàng; nếu có dấu răng để lại thì đó là vàng thật. Tuy nhiên, phần lớn vật bằng vàng có chứa các kim loại cứng hơn, do đó bạn nên tránh thử vàng bằng cách cắn để bảo vệ răng.
  • Vàng 24K là vàng có độ tinh khiết 99,99% với một lượng tối thiểu các kim loại khác. Một vật bằng vàng 22K sẽ gồm có 22 phần vàng và 2 phần kim loại khác.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Các vật bằng vàng có độ tinh khiết dưới 24K có chứa các kim loại khác để tạo độ cứng và màu sắc cho vàng. Vàng là kim loại rất mềm, do đó các kim loại khác như bạc và đồng được thêm vào để giúp vật bằng vàng bền chắc hơn.
  • Đồ trang sức làm bằng vàng trắng, vàng vàng, vàng đỏ và vàng hồng đều là hợp kim của vàng và các kim loại khác.
  • Nếu cần xác định vàng thật, bạn hãy đem đến thợ kim hoàn hoặc chuyên gia giám định.

  • Axit nitric là axit mạnh và có thể làm bỏng da ngoài việc làm hỏng món đồ vàng quý giá của bạn. Nếu lo ngại điều này, bạn có thể dùng giấm vốn nhẹ hơn axit để thử vàng tại nhà, hoặc để dành việc này cho thợ kim hoàn và chuyên gia giám định.

  • Vàng
  • Bình
  • Nước
  • Nam châm neodymium
  • Đĩa hoặc gạch gốm không tráng men
  • Vàng
  • Cân
  • Ống đo lường hoặc cốc đong
  • Máy tính
  • Vàng
  • Bộ thử vàng
  • Axit nitric
  • Khay thép không gỉ
  • Đá thử vàng
  • Găng tay latex

Cùng viết bởi:

Chủ tịch của International Gemological Institute & Chuyên gia giám định đá quý

Bài viết này có đồng tác giả là Jerry Ehrenwald, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 112.903 lần.

Chuyên mục: Sở thích & Thủ công mỹ nghệ

Trang này đã được đọc 112.903 lần.

Video liên quan

Chủ Đề