Tại sao khi khen phải nói trộm vía

KINH NGHIỆM HAYBài sưu tầm

Đi thăm “bà đẻ”, đến công sở, đi siêu thị…đâu đâu ta cũng nghe thấy những câu rất dễ thương: “Trộm vía, thằng bé đấy kháu thế”, “Trộm vía chứ con bé đấy lớn lên chắc làm hoa hậu mất”, “Nói trộm vía chứ, thằng bé nhà em dạo này nó ngoan, chịu khó ăn mà lớn thì cứ nhanh như thổi. Em mừng quá”… Nhưng ít ai hiểu được từ "trộm vía" nghĩa là gì. Thật khó để diễn tả hết hàm ý của từ “trộm vía”, nhưng hình như nó luôn gắn liền trên miệng các “bà đẻ” và cả người đi thăm họ nữa. Họ nói, tạo thành thói quen, khiến đồng nghiệp nghe cũng thấy vui tai và bắt chước. Vậy là một “văn mình…trộm vía” ra đời. Trộm vía là lời mở đầu khi nói lời khen sức khoẻ trẻ nhỏ để tránh cho lời khen khỏi chạm vía và thành điềm gở, theo quan niệm dân gian. "Trộm vía, cháu nó bụ bẫm quá!" - Chẳng hạn như thế. Theo quan niệm dân gian con người có vía. đàn bà nhiều hơn đàn ông 2 vía. Đàn ông có 7 vía, vía tượng trưng cho khí cai quản các bộ phận con người 7 vía của nam tượng trưng cho tai, mắt , mũi..v..v Nữ hơn nam 2 bộ phận nên nhiều hơn 2 vía . Khi bạn khen bé bụ bẫm quá, vía nó biết nó sẽ làm cho đứa bé không đc như thế nữa nên phải nói sau lưng nó, vía cai quản các bộ phận nên sẽ ảnh hưởng đến biểu hiện, sức khỏe..v..v Nói chung là các biểu hiện bên ngoài, vì thế dùng trộm vía cho những trường hợp nói về sức khỏe, biểu hiện. Ngoài ra, còn có 1 lời giải thích khác rằng khi khen 1 đứa trẻ về việc gì đó thì sau đó, đứa trẻ sẽ không được như thế nữa. Ví dụ: khen cháu bụ bẫm, thì về sau , đứa trẻ sẽ không được bụ bẫm nữa; khen cháu lớn nhanh, thì về sau nó sẽ không lớn nhanh nữa. Lý do là vì khi khen 1 đứa trẻ thì bà mụ [bà đỡ] của đứa bé sẽ ghen với đứa bé đó và lấy đi của nó cái sự "bụ bẫm, hay ăn chóng lớn..." Do đó người ta thêm từ trộm vía trc câu khen thì điều này ko xảy ra: trộm vía đứa bé lớn thì sau này nó vẫn lớn như thường. không bị ảnh hưởng bởi lời khen. Bởi vì "trộm vía" có nghĩa là nhờ vào vía tốt của bà mụ mà cháu mới đc lớn như thế này . Trong tập tục kiêng kỵ dân gian, chê đứa bé xấu xí thi người ta thường tránh vì lý do tế nhị và lịch sự. Còn khen ngợi những cái tốt của đứa trẻ, nhất là trẻ sơ sinh người ta thường tránh [kiêng] khen trước mặt chúng thậm chí trước mặt bố mẹ chúng. Nếu buộc phải nói hay lỡ nói thì người ta dùng kèm câu "trộm vía". Hiện nay, rất nhiều gia đình vẫn tin dùng vào quan niệm này, cho nên khi có ý định khen trẻ nhỏ

Tổng hợp theo kinh nghiệm nhân gian.

Mỗi khi khen một đứa bé, chúng ta thường nghe người ta chêm vào đầu câu cụm từ “trộm vía”. Vậy trộm vía là gì? Hàm ý của cụm từ này thể hiện điều gì mà khiến người lớn hay sử dụng đến vậy?

Trong đời sống hằng ngày, cụm từ “chôm vía” hay “trộm vía” được rất nhiều người cất lên mỗi khi khen một đứa trẻ. Chẳng hạn như “trộm vía, em bé đáng yêu quá”, “trộm vía, em bé ngoan quá”… Vậy bạn có hiểu rõ ý nghĩa thực sự của từng câu nói này?

Việc khen trẻ trực tiếp sẽ gây tác dụng ngược

Xưa ông bà ta quan niệm, khi dành những lời tốt đẹp để khen một đứa bé thì sẽ bị vong âm bắt đi. Chính vì thế, kèm thêm từ “trộm vía” ở đầu câu để khiến lời khen đó không trở thành điềm gở.

Trong từ điển tiếng Việt: “Trộm vía” là lời mở đầu, là khẩu ngữ khi nói lời khen một đứa bé, để tránh cho lời khen khỏi chạm vía và thành điềm chẳng lành, theo quan niệm dân gian.

Tính từ này chứa đựng giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc, thể hiện bản sắc người Việt nói riêng cũng như người Á Đông nói chung.

Dân gian cho rằng, con trai có ba hồn, bảy vía còn con gái sẽ có ba hồn, chín vía. Khi trẻ vừa chào đời, còn non nớt, vía rất yếu, cần được bảo vệ. Nếu như một vía bị tác động, xâm phạm, đứa bé sẽ ốm đau, bệnh tật liên miên. Việc chêm thêm từ “trộm vía” ở trước mỗi câu khi khen trẻ được coi là lời xin phép bề trên, thánh thần, tránh bị vía dữ lấn át.

Chắc chắn khi đọc đến đây, quý vị và các bạn cũng đã hiểu rõ phần nào nghĩa của cụm từ này. Vì thế, khi tới thăm nhà một ai mà thấy trẻ nhỏ, bạn nên tránh khen trực tiếp “bé đáng yêu quá”, “bé ngoan quá”… Nói như vậy sẽ khiến mất bố mẹ đứa trẻ không thích. Hãy khen một cách tế nhị để không làm mất lòng gia đình.

>>> Xem thêm: Đạo vợ chồng trong phong tục Việt Nam

Tại sao lại nói “trộm vía” mà không phải “trộm” gì khác?

Vía chính là năng lượng tinh thần, là sinh khí có trong mỗi người, giúp con người mạnh khỏe. Nếu khi khen trẻ mà không kèm theo cụm từ này ở đầu câu thì câu nói đó sẽ không có gây phản tác dụng. Tức là khen” Em bé ngoan quá” thì về sau bé sẽ không ngoan.

Vốn dĩ, người lớn thường dùng “trộm vía” mà không phải là trộm bóng, trộm phách, trộm hồn…

Giải thích cho điều này, là vì con người có 2 giới, mỗi giới lại có vía khác nhau. Theo tiếng Hán cổ xưa, “hồn” và “vía” chính là cách đọc của từ “hồn phách”. Phần hồn thể hiện tư tưởng, tình cảm, cái linh thiêng của con người, còn phần phách nói về khí chất. Trong ngữ cổ chuyển thể sang tiếng Việt, “phách” có nghĩa là “vía”. Bên cạnh đó, trộm hồn là dùng để chỉ những người đã mất.

Mỗi vùng miền lại có kiểu cách khen trẻ nhỏ khác nhau:

Người miền Bắc thì dùng kèm trừ “trộm vía”:

  • Trộm vía bé yêu kháu quá
  • Trộm vía bé bụ bẫm quá
Mỗi vùng miền lại có những cách khen bé khác nhau, nhưng chung quy lại đều là những ngụ ý tốt đẹp

Khác với miền Bắc, hai miền Trung và miền Nam lại không sử dụng cụm từ trên ở đầu câu, họ thường khen một đứa trẻ bằng những lời nói trái ngược lại như:

  • Bé nhìn dễ “ghét” quá
  • Bé “hư” quá

Tất cả những câu nói trên đều ẩn chứa hàm ý là khen bé dễ thương, ngoan ngoãn.

Hiện nay, nhiều người dùng cụm từ này như một thói quen trong cuộc sống. Tuy chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh, lý giải rõ ràng nhưng theo ông bà ta “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, đó vẫn là tín ngưỡng tâm linh được người Việt ta tôn trọng.

>>> Xem thêm: Cha mẹ với con và những tập tục khi nuôi con

Hy vọng những thông tin ở bài viết trên giúp quý vị hiểu rõ được ý nghĩa của cụm từ này, từ đó áp dụng trong thực tế để hài lòng người nghe. Đừng quên cập nhật những kiến thức hữu ích tại phongthuytamnguyen.com. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn khám phá. Nếu có bất kỳ thắc mắc, cần được giải đáp về kiến thức phong thủy nhà ở, vật phẩm phong thủy... quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới, đội ngũ trợ lý của thầy Tam Nguyên sẽ tư vấn, hỗ trợ kịp thời. 

Đã có mặt trên thị trường được hơn 15 năm, là điểm đến tin cậy của nhiều khách hàng. Chúng tôi tự hào mang tới quý vị những dịch vụ tuyệt vời nhất, chất lượng nhất!

Phong thủy Tam Nguyên - Thuận khởi vạn sự hưng!

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Lâu nay, khi nói về trẻ nhỏ, người miền Bắc vốn quen với những thành ngữ cửa miệng như “trộm vía”, hay “cơm muối” mà đa phần không hiểu ý nghĩa thực sự của những thành ngữ này là gì.  Cùng ATP ACademy tìm hiểu xem trộm vía là gì và khi nào chúng ta thường sử dụng nó trong bài viết dưới đây nhé

Trộm vía là gì?

Ở miền Bắc, cụm từ trộm vía rất hay được sử dụng trong văn nói. Nó mang lối nói đậm màu sắc tâm linh cũng như đậm nét văn hóa Á Đông nói chung và hồn sắc văn hóa Việt nói riêng. Trộm vía được dùng cho mục đích để khen những đứa trẻ với hàm ý muốn nói những đứa bé đẹp đẽ, bụ bẫm, ngoan hiền là do các đấng thần linh, tổ tiên phù hộ.

Những em bé đáng yêu khi khen thường được kèm “trộm vía”.

Từ đâu mà có trộm vía?

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ thì sở dĩ chúng ta dùng từ “trộm vía” chứ không phải “trộm hồn” vì chữ “hồn” và “vía” là một cách đọc từ “hồn phách” trong tiếng Hán cổ.

Bên cạnh đó, người xưa thường quan niệm con trai có ba hồn bảy vía còn con gái có ba hồn chín vía. Vía ở đây có thể hiểu là năng lượng tinh thần, mà nhờ năng lượng đó con người ta có thể sống được một cách khỏe mạnh. Khi một vía nào đó bị phạm, nó sẽ khiến cho cơ thể bị đau yếu, người Việt tin rằng những tác động bên ngoài vào mắt, mũi miệng lưỡi khiến cho vía bị lay động và có thể dẫn tới bệnh tật. Ví dụ như là: “Trộm vía cháu xinh quá”; “Trộm vía cháu khỏe quá”,… những câu khen này sẽ trở nên ngược lại nếu người nói quên mất việc sử dụng cụm từ trộm vía.

Trộm vía là gì? Đó thực chất là một quan niệm dân gian

Đối với trẻ em, vía trẻ con còn yếu, cần được bảo vệ, giữ gìn nên trước khi khen trẻ nhỏ, người lớn cần phải xin phép thần linh trước. Chính vì vậy, trước mỗi câu nói khen trẻ nhỏ đáng yêu, khỏe mạnh người ta thường thêm từ trộm vía như để xin phép thần linh là vậy.

Ngoài ra, cũng có cách giải thích khác như là ma quỷ hay ghen ghét với con người nên thỉnh thoảng lại đến quấy phá những đứa trẻ ngoan. Chính vì thế, ngày xưa mọi người thường đặt tên cho con thật xấu để ma quỷ đỡ nhòm ngó và dễ nuôi hơn. Họ cũng nói thêm từ trộm vía ở phía trước câu khen để như lén khen, tránh việc ma quỷ nghe thấy mà quấy phá.

Trong cuộc sống thường nhật, các bà các mẹ ta thường nói trộm vía như một thói quen. Với những yếu tố dân gian tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng vẫn nên có kiêng thì có lành.

Trộm vía là tính từ chỉ tính chất được sử dụng để khen những đứa trẻ

Theo đa số mọi người thì cho rằng con người có “ba hồn bảy vía” khi vía bị động chạm thì con người sẽ bị ốm đau, bệnh tật … đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thì phần vía của các bé còn yếu nên trước khi khen các bậc ông bà, cha mẹ, người lớn thường nói trộm víanhư một lời xin phép để kiêng cữ, không làm ảnh hưởng tới phần “vía” của các bé.

Ma quỷ sẽ theo và quấy nhiễu các bé khiến đêm ngủ hay giật mình, giấc ngủ không sâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tóm lại khi nói “trộm vía” thì đó như là một lời xin phép thánh thần nhằm cầu xin đáng thánh thần che chở, bảo vệ các bé khỏi sự quấy nhiễu của thế lực hắc ám.

Nguồn gốc của từ trộm vía

Nguồn gốc của câu nói này là do người xưa quan niệm con trai có ba hồn bảy vía, còn con gái thì có ba hồn chín vía.

Vía ở đây là năng lượng tinh thần mà nhờ năng lượng đó mà con người ta có thể sống được một cách khỏe mạnh.

Khi một vía nào đó bị phạm, nó sẽ khiến cho cơ thể bị đau yếu, người Việt tin rằng những tác động bên ngoài vào mắt, mũi miệng lưỡi khiến cho vía bị lay động và có thể dẫn tới bệnh tật.

Do đó “trộm vía” coi như một lời xin phép đối với thần linh, xin thần thánh cho trẻ luôn khỏe mạnh.

Các cụ ta cũng quan niệm rằng “có kiêng có lành”. Đối với trẻ em, vía trẻ con còn yếu, cần được bảo vệ, giữ gìn nên trước khi khen trẻ nhỏ, người lớn cần phải xin phép thần linh trước. Đây cũng được coi như là một lời xin phép bởi ngộ nhỡ một người có vía dữ dằn khen bé chẳng hạn sẽ át vía của bé làm cho bé sợ hãi và quấy khóc.

Có người thì lại giải thích là do ma quỉ hay ghen ghét với con người nên thỉnh thoảng lại đến quấy phá những đứa trẻ ngoan. Chính vì thế, ngày xưa mọi người thường đặt tên cho con thật xấu để ma quỉ đỡ nhòm ngó và dễ nuôi hơn.

Tại sao người ta hay nói Trộm vía?

Sở dĩ mọi người nói trộm vía mà không nói trộm bóng, trộm hình, trộm hồn, trộm phách là do con người ở giới tính khác nhau có các “vía” khác nhau.

Theo quan niệm của tổ tiên để lại thì nếu khi khen những đứa trẻ mà không thêm từ “trộm vía” thì lời khen đó sẽ phản tác dụng, đứa bé được khen có thể không còn xinh xắn, khỏe đẹp như trước nữa.

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ thì sở dĩ chúng ta dùng từ “trộm vía” chứ không phải “trộm hồn” vì chữ “hồn” và “vía” là một cách đọc từ “hồn phách” trong tiếng Hán cổ.

Trong phần “hồn” có sự linh thiêng còn “phách” là tinh khí mà trong tiếng Hán “phách” chuyển âm sang có nghĩa là “vía”. Từ đây chúng ta không những hiểu trộm vía là gì? mà còn biết thêm tại sao lại là trộm vía mà không phải là trộm hồn.

Tác giả bài viết này cho rằng việc sử dụng cụm từ “trộm vía” kết hợp với hậu tố của nó ví dụ: Trộm vía cháu bụ bẫm quá, Trộm vía cháu nhìn thông minh quá. Trộm vía cháu ngoan quá, kháu khỉnh quá nhằm để khen các bé chỉ là quan niệm dân gian mang màu sắc tâm linh chứ không hề có căn cứ khoa học.

Một số người khác thì giải thích rằng: ma quỷ hay bắt vía các em bé xinh đẹp, ngoan ngoãn, vì thế trước khi khen các bé phải nói thêm từ “trộm vía” để đánh lạc hướng ma quỷ cho em bé đỡ “phải vía”…

Cách dùng từ trộm vía ở các vùng miền

Không chỉ người miền bắc, người miền trung hay miền nam cũng có cách khen ngợi trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ở mỗi vùng sẽ có cách kêu khác nhau.

Người miền bắc thường dùng kèm từ “trộm vía” với các câu sau”

  • Trộm vía bé bụ bẫm quá
  • Trộm vía bé háu ăn quá
  • Trộm vía bé ngoan quá
  • Trộm vía bé kháu khỉnh quá

Cách gọi trộm vía ở mỗi vùng miền

Khác với người miền bắc, người miền trung và miền nam không sử dụng từ “trộm vía”, họ thường khen một đứa trẻ bằng những câu nói ngược. Chẳng hạn như:

  • Bé nhìn “ghét” dễ sợ.
  • Bé có tướng ngủ “xấu” quá.
  • Bé da “đen” quá

Hàm ý những câu nói đều mang ý nghĩa là khen đứa trẻ đó, đáng yêu, bụ bẫm, ngoan hiền,…

Lời kết

Thật khó để diễn tả hết hàm ý của từ “trộm vía”. Nhưng ngày nay, đây dường như là câu nói cửa miệng mỗi khi khen một đứa trẻ.

Trên đây là những kiến thức bổ ích liên quan đến từ trộm vía mà ATP Academy muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích đến bạn.

Combo 5 khóa học Content ATP Academy

Tư vấn về các khóa học Content, SEO, Digital Marketing… liên hệ:

SĐT/Zalo: 039.8466.445 [Miss Dung]

Facebook: Thanh Dung

Video liên quan

Chủ Đề