Định nghĩa vật chất là gì

Vật chất là một nội dung quan trọng trong bộ môn triết học, có giá trị to lớn trường tồn cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được vật chất là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ hơn về nội dung này để các bạn có thể hiểu rõ.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Lênin đã vạch trần ý đồ xuyên tạc những thành tựu khoa học của những nhà triết học duy tâm, khẳng định bản chất của vật chất và đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất như sau:

Vật chất là phạm trù triết học được dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Lênin đã đưa ra khái niệm về vật chất rõ ràng nhất

Từ định nghĩa vật chất được nêu ở bên trên của Lênin có thể nhận thấy những nội dung đã được đề cập như sau:

Thông thường chúng ta luôn nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người. Tuy nhiên, trong định nghĩa vật chất của Lênin thì nó lại là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa các thuộc tính, các mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng. Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra và không mất đi. Do đó không thể đồng nhất các vật chất với một hay một số dạng có biểu hiện cụ thể của vật chất được.

Vật chất tồn tại khách quan ở trong hiện thực, bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” chính là thuộc tính cơ bản của vật chất; là tiêu chuẩn để có thể phân biệt được cái gì là vật chất, cái gì không phải vật chất. Con người có nhận thức được hay không thì vật chất cũng vẫn luôn tồn tại.

Có thể hiểu rằng vật chất chính là cái có thể gây nên cảm giác ở con người. Khi nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các giác quan thì ý thức chính là sự phản ánh vật chất, còn vật chất lại là cái được ý thức phản ánh.

Sau khi đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Vật chất là gì? ở bên trên. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của định nghĩa về vật chất mà Lênin đã tổng kết.

Vật chất là cái có trước, ý thức có sau

Từ định nghĩa đó rút ra được các ý sau đây:

  • Trả lời được cho câu hỏi: “Vật chất có trước hay ý thức có trước?” Vật chất chính là cái có trước và ý thức có sau. Vật chất chính là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người. Ý thức phản ánh thực tại khách quan đó và con người có khả năng nhận thức thế giới.
  • Định nghĩa về vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù của vật chất với sự phát hiện ra vật chất có trước và ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức và là nguồn gốc khách quan của cảm giác.
  • Định nghĩa này còn khắc phục được tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật đưa ra thời trước Mác
  • Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường về vật chất và coi ý thức cũng là một dạng vật chất.
  • Định nghĩa về vật chất của Lênin đã liên kết chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy vật lịch sử để thành một thể thống nhất [vật chất trong tự nhiên, trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất, đều là thực tại khách quan].

Tóm lại, định nghĩa vật chất của Lênin ở trên có những ý nghĩa sau:

Việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất chính là thuộc tính tồn tại khách quan đã giúp cho chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành. Từ đó khắc phục được những hạn chế trong các quan niệm của những nhà triết học trước đó. Cung cấp căn cứ khoa học để xác định được những gì thuộc và không thuộc về vật chất.

Lênin đã giải quyết triệt để được vấn đề cơ bản của triết học, đó là vật chất là cái có trước và ý thức là cái có sau, vật chất quyết định cho ý thức. Qua đó có thể thấy rằng con người có thể nhận thức được thế giới quan thông qua sự sao chép, chụp lại và phản ánh đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lênin đã tạo ra cơ sở nền tảng, tiền đề để có thể xây dựng quan niệm duy vật về xã hội.

||Xem thêm: Vật Chất Quyết Định Ý Thức Như Thế Nào? Mối Quan Hệ – Ví dụ

Ăngghen đã đưa ra định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức là được hiểu như một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình đang diễn ra trong vũ trụ, kể cả sự thay đổi vị trí từ đơn giản cho đến tư duy”.

Phương thức tồn tại của vật chất chính là vận động

Theo quan niệm của Ăngghen thì vận động không chỉ đơn giản là sự thay đổi vị trí ở trong không gian mà còn là mọi sự thay đổi, mọi quá trình diễn ra ở trong vũ trụ. Vận động là một dạng phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên thông qua nó mà các dạng cụ thể của vật chất đều có thể biểu hiện sự tồn tại cụ thể của mình. Vận động của vật chất là dạng tự thân vận động và sự tồn tại của vật chất luôn luôn gắn liền với vật chất.

Dựa vào các thành tựu khoa học trong thời đại của mình, Ăngghen đã phân chia vận động ra thành năm hình thức cơ bản là: Vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và vận động xã hội.

Các hình thức vận động được nói ở bên trên đã được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, tương ứng với kết cấu của một vật chất. Các hình thức vận động tuy khác nhau về chất nhưng chúng lại không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những hình thức vận động cao hơn sẽ xuất hiện trên cơ sở của các hình thức vận động thấp hơn. Trong sự tồn tại, mỗi sự vật đều có nhiều hình thức vận động khác nhau nhưng bản thân chúng bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất mà bản thân có.

Bằng việc phân loại các hình thức vận động, Ăngghen đã đặt ra cơ sở cho việc phân loại, phân ngành và hợp ngành khoa học. Tư tưởng về sự thống nhất nhưng lại khác nhau về chất của các hình thức vận động còn là cơ sở để chống lại các khuynh hướng đánh đồng các hình thức vận động với nhau hoặc quy hình thức vận động này vào với hình thức vận động khác.

Khi khẳng định vận động chính là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũ đã khẳng định rằng vận động là vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng đã phủ nhận sự đứng im và cân bằng. Nhưng đứng im và cân bằng chỉ là một hiện tượng tương đối, tạm thời và là một trạng thái đặc biệt của vận động.

Đứng im chỉ là sự tương đối vì nó chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất định chứ không hề xảy ra với tất cả các mối quan hệ. Đứng im chỉ là cái tạm thời không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại được trong một thời gian nhất định, trong một hay một số quan hệ nhất định.

Đứng im còn là một trạng thái đặc biệt của vận động. Đó là vận động ở trong thế cân bằng và ổn định. Vận động chưa làm thay đổi được căn bản về chất, về vị trí, hình dạng và kết cấu của sự vật.

Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở vị trí nhất định, có một khoảng tính nhất định và tồn tại được trong những mối tương quan với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy đều được gọi là không gian. Mặt khác, sự tồn tại của những sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi như: nhanh hay chậm, kế tiếp hay chuyển hóa,…. Những hình thức tồn tại như vậy còn được gọi là thời gian.

Thời gian là một hình thức tồn tại của vật chất

Ăngghen đã viết: “Các hình thức cơ bản của mọi sự tồn tại là không gian và thời gian. Tồn tại ngoài thời gian thì cũng là điều hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài không gian”. Như vậy, vật chất, không gian và thời gian sẽ không tách rời nhau; không có vật chất nào tồn tại ở ngoài không gian và thời gian. Đồng thời, cũng không có không gian, thời gian nào có thể tồn tại được ngoài vật chất vận động.

Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất nên có những tính chất chung giống như tính chất của vật chất. Đó là tính khách quan, tính vĩnh cửu, vô tận và vô hạn.

Ngoài ra, không gian còn có thuộc tính ba chiều và thời gian chỉ có một chiều. Tính ba chiều của không gian và một chiều của thời gian sẽ biểu hiện cho hình thức tồn tại về mặt quảng tính và quá trình vận động của vật chất.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về vấn đề: “Vật chất là gì? phương thức và hình thức tồn tại của nó”. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn khi làm bài kiểm tra, bài thi hay nghiên cứu. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về nội dung các bạn hãy bình luận ở bên dưới bài viết nhé!

||Bài viết liên quan khác:

Video liên quan

Chủ Đề