Tại sao giá gas tăng cao

Giá gas quá đắt, cửa hàng ế ẩm 

Liên tiếp tăng giá 9 lần trong năm 2021, các cửa hàng kinh doanh gas tưởng chừng sẽ ăn nên làm ra nhưng giờ ngược lại. Họ đang than phiền vì sức mua sụt giảm nghiêm trọng.

Chị Nguyễn Thu Hằng, chủ một cửa hàng gas trên phố Tô Hiệu, Hà Đông, cho biết, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hàng quán đóng cửa suốt. Vừa được mở cửa trở lại, việc kinh doanh trong giai đoạn hồi phục nên mức tiêu thụ gas chậm hơn nhiều so với mọi năm. Giờ lại thêm "cơn bão" giá gas tăng liên tiếp suốt 1 tháng qua, lượng tiêu thụ tại cửa hàng nhà chị giảm mạnh.

“Nếu những tháng trước, dù dịch bệnh mỗi ngày cửa hàng vẫn túc tắc bán được khoảng 20-25 bình thì suốt một tháng nay, tôi chỉ bán được khoảng hơn chục bình. Riêng bếp gas thì không bán được chiếc nào”, chị Hằng xót ruột.

Gas tăng giá khiến nhiều cửa hàng kinh doanh gas tiêu thụ chậm, vắng khách

Lý giải về mức tiêu thụ gas chậm, chị cho hay, từ đầu năm đến nay, giá gas tăng đến 9 lần. Lần tăng khủng nhất là vào đầu tháng 10, lên 440.000-450.000 đồng/bình 12kg. Đến chiều tối 31/10 lại nhảy giá tiếp, thêm 17.000 đồng/bình.

Tức là, giờ thay 1 bình gas, người dùng phải chi gần nửa triệu đồng. Thậm chí, các sản phẩm gas Pacific, Vimexco Gas và City Petro đều tăng, giá bán lẻ đến người tiêu dùng vượt 501.000 đồng loại bình 12kg, 536.000 đồng loại bình 12kg nhựa VIP.

Do giá gas tăng chóng mặt nên hơn một tháng nay, gas bán ra rất chậm. Người người tiêu dùng chuyển hướng sang những thiết bị khác thay thế cho bếp gas.

Cá nhân chị Hằng và nhiều chủ cửa hàng kinh doanh gas khác chỉ mong các tổng đại lý, công ty gas có chính sách hỗ trợ để giá thành giảm xuống. Có bình ổn được giá gas và giảm giá thì cửa hàng may ra mới có khách.

Theo ông Lê Quang Tuấn, Phó Giám đốc Công ty CP Thương mại dầu khí Thái Bình Dương, giá gas trong nước tăng cao do giá nhiên liệu trên thế giới tăng, trong khi nhu cầu sử dụng gas sưởi ấm mùa đông tăng mạnh. Do thiên tai, dịch bệnh, sản lượng khai thác khí chỉ đạt 70% so với trước khiến nguồn cung khan hiếm.

Chi hội Gas miền Nam cho biết, giá hợp đồng nhập khẩu [CP] trên thế giới được ấn định cho tháng 11/2021 tăng 52,5 USD/tấn, chốt hợp đồng giao hàng trong tháng 11 là 850 USD/tấn, kéo giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.

Tạm dừng bếp gas, quay lại bếp than tổ ong

Gọi điện đặt một bình gas 12kg, anh Nguyễn Thái Bình [thợ sửa xe ở La Khê, Hà Đông] thở dài, nhà anh có 6 người nhưng có hai trẻ nhỏ nên ninh nấu nhiều. Bởi thế, cứ khoảng 1 tháng 10 ngày là dùng hết một bình gas 12 kg. 

Nhiều gia đình chỉ dám chiên xào đồ ăn bằng bếp gas, còn chuyển dùng bếp từ, bếp điện 

“Tôi đi làm thuê cho người ta, vợ tôi là công nhân may, lương hai vợ chồng mỗi tháng chỉ khoảng 13 triệu đồng. Ngoài lo cho hai con nhỏ, bố mẹ già, chi tiêu gia đình đã chật vật lắm rồi. Một tháng nay, mỗi tháng nhà tôi tốn thêm cả trăm ngàn đồng do gas tăng giá. Đổ bình gas trước chỉ 350.000-380.000 đồng, giờ tăng lên 450.000 đến 500.000 đồng/bình 12kg. Khoản tiền này thực sự đáng lo với mức thu nhập của nhà tôi”, anh Bình nói.

Anh Bình dự tính, vài ngày tới lấy lương, anh sẽ mua một chiếc bếp điện thay thế bếp gas, vừa an toàn, lại tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy. Trước mắt, mỗi ngày mẹ anh lại lôi bếp than ra nhóm để nấu nướng, đặc biệt là để ninh xương, nấu cháo cho bọn trẻ.

“Bếp gas nhà mình chỉ dành để nấu các món chiên, xào. Còn ninh, luộc, hấp mình phải dùng bếp than từ trước đó”.

Anh Phạm Đình Hưng, chủ tiệm bán lòng lợn ở chợ Vạn Phúc, Hà Đông, chia sẻ, mỗi tháng nhà anh dùng hết khoảng 3 bình gas loại 12kg. Một tháng nay, mỗi tháng nhà anh tốn thêm khoảng 250.000 đồng tiền gas. Đã vậy, từ đầu năm đến nay, do dịch bệnh, cửa hàng vắng khách hơn hẳn.

“Giờ thịt lợn tăng giá, lòng lợn nguyên liệu tại các lò mổ cũng tăng, giá xăng tăng nhưng vợ chồng tôi không dám tăng giá bán. Nếu giá gas tăng nữa, chúng tôi đành quay lại dùng lại bếp than tổ ong như trước. Bởi làm hàng sẽ không có công, mà tăng giá thì mất khách”, anh Hưng than thở.

Trong khi đó, người tiêu dùng e ngại giá gas tăng khiến các mặt hàng khác “tát nước theo mưa” tăng theo. “Thời điểm này rơi vào 2-3 tháng cuối năm, chỉ sợ từ nay đến Tết Nguyên đán, tôi sợ mặt hàng nào giá cũng biến động. Cả năm nay dịch bệnh triền miên, thu nhập sụt giảm hoặc không có thu nhập mà giá thịt lợn, giá rau xanh, giá xăng, giá gas cứ tăng như thế này,  dân chúng tôi lấy đâu tiền mà mua sắm”, bà nội trợ Trần Thị Thảo ở Văn Quán [Hà Đông], lo lắng. 

Thảo Nguyên

Từ hôm nay [1/11], mỗi bình gas loại 12 kg sẽ tăng thêm 17.000 đồng, kéo theo giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng lên tới 500.000 đồng/bình. Đây là lần thứ 9 trong năm nay giá gas tăng.

  • "Phét" giá gas tăng để thu tiền đặt cọc lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cạnh tranh không lành mạnh

Tháng 3/2022, với việc giá gas thế gới tăng dẫn đến giá gas thị trường Việt Nam tăng lên 42.000 đồng/bình loại 12kg, giá gas giao đến tay người tiêu dùng dao động từ 430.000 - 515.000 đồng/bình gas 12kg tùy theo thương hiệu. Cụ thể, tại TP Vinh [Nghệ An], gas của Tập đoàn xăng dầu Petrolimex [Petrolimex gas] báo giá 515.000 đồng/bình loại 12kg, trong khi cùng loại này, giá gas bán lẻ của Công ty cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam [Petrovietnam] báo giá là 455.000 đồng, Công ty Shell Việt Nam TNHH [Shell gas] là 480.000 đồng, Công ty TNHH Total Việt Nam [Total] là 430.000 đồng….

Trong khi đó, tại Hà Tĩnh, ngoại trừ Petrolimex vẫn giữ nguyên giá bán so với thị trường Nghệ An, nhiều hãng gas đã có sự chênh lệch giá khác nhau, tùy từng đại lý và từng khu vực kinh doanh. Với mức tăng 42.000 đồng/bình 12kg kể từ đầu tháng 3/2022, giá gas đến tay người tiêu dùng của Công ty cổ phần Dầu khí Sài Gòn Nghệ An [SP] và Công ty Total Gas Vietnam tại đây đạt mức 502.000 đồng/bình 12kg, cao nhất từ trước đến nay.

Trong khi đó, qua tìm hiểu thực tế tại thị trường các tỉnh miền Trung, trong đó đặc biệt tại Nghệ An, trong thời gian gần đây giữa các hãng gas đang có sự cạnh tranh gay gắt, tạo nên những đợt “sóng ngầm” về giá giữa các hãng. Những con số “biết nói” trên chưa phản ánh đúng thực tế giá gas thị trường hiện nay, mà đó chỉ là con số để các hãng này báo giá niêm yết với cơ quan chức năng, thực tế giá gas loại bình 12kg khi phân phối đến đại lý bán lẻ của các hãng tại Nghệ An chỉ khoảng từ 310.000 - 330.000 đồng/bình 12kg. Trong khi đó, tại Hà Tĩnh con số này là 375.000 - 380.000 đồng/bình 12kg, và Thanh Hóa là 380.000 - 390.000 đồng/bình 12kg.

Vậy, vì đâu mà trong bối cảnh giá khí đốt trên thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt là từ sau khi chiến sự giữa Nga và Ukraina nổ ra thì giá gas tại các tỉnh miền Trung lại liên tục nhảy múa, thậm chí hạ giá thành? Ông Trần Hậu Tâm, Chủ tịch Hội Kinh doanh gas Hà Tĩnh cho rằng, về sự chênh lệch giá gas giữa các tỉnh miền Trung trong thời gian qua, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh với nhau dẫn đến loạn giá trên thị trường.

Theo ông Tâm, mức bình ổn giá chỉ được tính trong khoảng thời gian nhất định, hiện tại các doanh nghiệp bán ra thị trường đang chấp nhận bù lỗ nên thời gian tới, dự kiến sự bình ổn trên địa bàn Hà Tĩnh cũng sẽ đứt gãy. Hiện tại, giá bán ra thị trường của các hãng gas ở Hà Tĩnh so với Nghệ An là cao hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn phải bù lỗ. Trước câu hỏi của phóng viên, liệu với vai trò trung gian, Hội Kinh doanh gas Hà Tĩnh có thể đứng ra để bình ổn giá hay không, thì vị chủ tịch này thừa nhận là khó.

Giá gas tăng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.

Cần có tiếng nói chung

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên ngay bên lề cuộc họp giữa các thành viên hiệp hội vào ngày 15/3, thư ký Hiệp hội gas Nghệ An ông Hoàng Sỹ Tĩnh cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến không bình ổn được giá gas trên thị trường tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây là do lãnh đạo Hiệp hội gas Nghệ An không đoàn kết, không quản lý và điều tiết nổi dẫn đến các doanh nghiệp hạ giá thành để cạnh tranh chiếm thị phần lẫn nhau, chấp nhận bù lỗ. Theo vị này, giải pháp hữu hiệu nhất là Nghệ An cần phải đoàn kết, thực hiện đúng luật cạnh tranh, mời các cơ quan chức năng vào cuộc để bình ổn mức giá khi phân phối ra thị trường đảm bảo quyền lợi cho các công ty kinh doanh về khí LPG.

Hệ lụy của việc các doanh nghiệp cạnh tranh thiếu minh bạch, không chỉ phải liên tục bù lỗ để giữ thị phần khi bán ngang giá đầu vào, làm nhiễu loạn thị trường mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Đó là tình trạng thu giữ, chiếm dụng vỏ bình giữa các hãng với nhau vẫn ngấm ngầm diễn ra. Thực tế này đã xảy ra từ hơn 10 năm qua, và đến nay vẫn âm ỉ tồn tại, tạo nên cuộc chiến ngầm giữa các hãng gas với nhau. Mặc dù các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật nhưng tình trạng chiếm dụng vỏ bình vẫn diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, gây nguy hiểm cho tính mạng của người tiêu dùng.

Trong khi đó, việc “loạn giá” gas giữa các doanh nghiệp cũng khiến người tiêu dùng hoang mang, không biết phải chọn thương hiệu nào để vừa đảm bảo chất lượng, vừa an toàn trong quá trình sử dụng. Trên thị trường hiện nay, có các loại gas áp thấp [gas nặng] và gas áp cao [gas nhẹ], nguồn gas trong nước và gas nhập khẩu tương đối ổn định, giá bán của các thương nhân đầu mối ổn định theo thông báo quốc tế. Tuy nhiên, giá bán của các doanh nghiệp khi mua về sang chiết ra bình phục vụ người tiêu dùng thì lại nhảy múa làm cho người tiêu dùng cũng bị cuốn vào “ma trận”, không biết nên lựa chọn sản phẩm nào.

Là cơ quan nhà nước đóng vai trò quản lý, nhưng Sở Công thương các tỉnh cũng chỉ nắm được số lượng doanh nghiệp, nắm bắt giá niêm yết để quản lý, không để doanh nghiệp bán vượt quá mức giá quy định. Ông Nguyễn Văn Khang, chuyên viên Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương Nghệ An cho biết, đến thời điểm hiện tại Sở Công Thương chưa nhận được bất cứ phản ánh, đơn thư nào của các doanh nghiệp kinh doanh gas trên địa bàn phản ánh về tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá thành để giành thị phần, thị trường.

Tuy nhiên, với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động thương mại, dịch vụ thuộc lĩnh vực ngành công thương, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các công ty kinh doanh khí LPG cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, trong thời gian tới, Sở Công Thương Nghệ An sẽ nắm bắt tình hình, điều phối doanh nghiệp và bình ổn giá, qua đó giúp các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, tìm được tiếng nói chung để có sự cạnh tranh lành mạnh trên thương trường.

Thiên Thảo

Video liên quan

Chủ Đề