Tại sao fixing không nhân đôi x

Hướng dẫn quy tắc về cách thêm đuôi –ing sau động từ trong tiếng Anh ở thì hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn hay dạng động danh từ.  Nhiều bạn sẽ gặp khó khăn khi không biết listen, study, die thêm ing như thế nào, đó đều là những trường hợp sẽ được yeutrithuc.com nhắc đến trong bài.

Tại sao fixing không nhân đôi x

Vậy chúng ta thêm đuôi ing trong tiếng Anh khi nào? Chúng ta thêm đuôi ING cho động từ thường gặp phổ biến ở các thì tiếp diễn và các danh động từ (Gerund):

  • Thì hiện tại tiếp diễn
  • Thì quá khứ tiếp diễn (và các thì tiếp diễn khác)
  • Danh động từ trong tiếng Anh

1.Động từ tận cùng bằng E

– Khi động từ tận cùng bằng một –e, ta phải bỏ –e trước khi thêm –ing

Ex: love → loving, write → writing, take → taking,  drive → driving, etc.

Nhưng nếu động từ tận cùng bằng –ee, ta vẫn giữ nguyên chúng không bỏ e:

Ex: free → freeing, see → seeing, knee → kneeing, agree → agreeing

– Nhưng nếu E là một âm tiết thì ta phải giữ nguyên nó nhé:

Age → Ageing (aging AmE)

2.Động từ tận cùng bằng –IE

– Động từ tận cùng bằng –ie, ta biến –ie thành –ying.

Ví dụ:          die → dying, lie → lying

– Chú ý: dying có nghĩa là đang chết. khác với từ Dyeing (Đang nhuộm vải) – có dạng nguyên mẫu là Dye.

– Nhưng động từ tận cùng bằng y vẫn giữ nguyên –y khi thêm –ing.

Ví dụ: hurry → hurrying

3.Gấp đôi phụ âm trước khi thêm –ING

– Khi động từ một vần (một âm tiết) tận cùng bằng một phụ âm (trừ h, w, x, y), đi trước là một nguyên âm, ta gấp đôi phụ âm trước khi thêm –ing. Nói cụ thể là động từ một âm tiết tận cùng bằng “1 nguyên âm + 1 phụ âm” thì gấp đôi phụ âm trước khi thêm ing.

Ex: stop→ stopping, run→ running, win → winning, put → putting, etc.

Nhưng:

Fix→ fixing, play→ playing (vì có x, y) ở cuối từ.

Greet→ greeting (đi trước bằng 2 nguyên âm)

Work→ working (đi trước bằng 2 phụ âm)

– Trong trường hợp động từ có từ hai âm tiết trở lên, ta chỉ nhân đôi phụ âm khi dấu nhấn âm rơi vào âm tiết cuối cùng (trọng âm rơi vào âm tiết cuối). Như vậy, Quy luật gấp đôi phụ âm cũng áp dụng cho động từ 2 vần, miễn là dấu nhấn trọng âm nằm trên vần cuối cùng:

Be’gin → beginningpre’fer → preferring, perˈmit → perˈmitting

Nhưng open → opening, enter → entering, ‘suffer → suffering (vì dấu nhấn nằm ở vần đầu)

– Các động từ tận cùng bằng “l” thường được gấp đôi (Mĩ: không gấp đôi)

4.Những trường hợp ngoại lệ khác

– Một vài trường hợp cần phải thuộc lòng:

Die→ dying, lie → lying, tie → tying (hoặc tieing).

Trường hợp ngoại lệ: Người anh và người mỹ có 2 cách thêm ing khác nhau đối với ký tự cuối cùng “l” của động từ. Nếu là người Mỹ thì chỉ cần thêm ING sau đó mà không cần biết dấu nhấn có nằm ở vần cuối hay không. còn nếu là người Anh thì họ sử dụng giống như quy tắc 3.2 nêu bên trên

Ví dụ: travel → travelling(ở Mỹ dùng là: traveling)

5.Những động từ không chia ở dạng V–ing

Một số động từ không được thêm –ing, hay nói đúng hơn là không được dùng ở thì hiện tại tiếp diễn (hay quá khứ tiếp diễn). Tùy từng trường hợp, với nghĩa này thì động từ không chia V-ing, nhưng ở nghĩa kia thì lại được thêm –ing.

1– Động từ TO BE (khi chỉ một trạng thái)

Ví dụ:

  • He is very witty
  • That is a naughty child

– Nhưng khi mang ý nghĩa khác, TO BE vẫn được dùng với hình thức tiếp diễn

Ví dụ:

  • He is being in a witty manner (= he is speaking in a witty manner)
  • The child is being naughty (= he í behaving naughtily)

2– Động từ TO HAVE (khi chỉ sự sở hữu)

  • They have two daughters
  • She has a book

Nhưng

  • He is having a bath
  • (Have ở đây không có nghĩa chỉ sự sở hữu; nghĩa của nó tùy thuộc vào danh từ theo sau)

3– Động từ chỉ cảm giác, nhận thức

Những động từ chỉ về cảm giác: to see, to hear, to feel, to taste, to smell. Hay các động từ liên quan đến hoạt động nhận thức và tình cảm không được sử dụng ở thì tiếp diễn. Nhưng nếu mang nghĩa khác thì vẫn được sử dụng ở thì tiếp diễn

  • It smells wonderful

Nhưng khi mang nghĩa khác thì các động từ trên vẫn được dùng ở thình thức tiếp diễn

  • I am seeing her tomorrow (gặp)
  • She is tasting soup in the kitchen (nếm)

Danh sách những động từ không chia ở thì hiện tại tiếp diễn (không thêm -ing)

GIÁC QUAN / NHẬN THỨC
  • to feel*
  • to hear
  • to see*
  • to smell
  • to taste

Ý KIẾN

  • to assume
  • to believe
  • to consider
  • to doubt
  • to feel (= to think)
  • to find (= to consider)
  • to suppose
  • to think*

TRẠNG THÁI TINH THẦN

  • to forget
  • to imagine
  • to know
  • to mean
  • to notice
  • to recognise
  • to remember
  • to understand
CẢM XÚC / HAM MUỐN
  • to envy
  • to fear
  • to dislike
  • to hate
  • to hope
  • to like
  • to love
  • to mind
  • to prefer
  • to regret
  • to want
  • to wish

ĐO LƯỜNG

  • to contain
  • to cost
  • to hold
  • to measure
  • to weigh

KHÁC

  • to look (=resemble)
  • to seem
  • to be (in most cases)
  • to have (when it means “to possess”)*
 NGOẠI LỆ

Động từ nhận thức (see, hear, feel, taste, smell) thường được dùng với can: I can see… Những động từ này có thể được sử dụng ở dạng tiếp diễn nhưng với ý nghĩa khác

  • This coat feels nice and warm. (nhận thức của bạn về chất lượng của bờ biển)
  • John’s feeling much better now (sức khỏe của anh ta đang cải thiện)
  • She has three dogs and a cat. (sở hữu)
  • She’s having supper. (Cô ta đang ăn)
  • I can see Anthony in the garden (nhận thức)
  • I’m seeing Anthony later (Chúng tôi đang dự trù gặp gỡ)

Trên đây, yeutrithuc.com đã cung cấp kiến thức đầy đủ về quy tắc thêm ing sau động từ trong tiếng Anh. Cái khó nhất là bạn cần nhớ những trường hợp có cách thêm đuôi ing khác biệt. Ngoài ra, việc nhớ danh sách động từ không sử dụng ở thì hiện tại tiếp diễn cũng rất cần thiết, để bạn không dùng sai, vì theo thói quen chúng ta sẽ thêm –ing. Người học tiếng Anh nên thường xuyên luyện tập, lấy ví dụ minh họa cho dễ nhớ.