Tài sản thừa kế là gì

Tài sản thừa kế là gì

Show

Thừa kế là gì? Ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba? (Ảnh minh họa)

1. Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

2. Hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba gồm những ai?

Hàng thừa kế được xác định khi việc thừa kế được tiến hành theo pháp luật mà không thông qua hoặc không có di chúc do người chết để lại. 

Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3. Trường hợp nào việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế?

Việc xác định hàng thừa kế chỉ diễn ra khi thừa kế được tiến hành theo pháp luật, cụ thể trong các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

>>> Xem thêm: Con dâu có thuộc hàng thừa kế của bố mẹ chồng không? Những trường hợp nào được thừa kế theo pháp luật quy định?

Những người nào có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật? Con riêng của chồng có được nhận di sản từ mẹ kế không?

Chồng mất không để lại di chúc nhưng có con riêng ở ngoài. Vậy con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế của bố không?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

  • Luôn tôn trọng, đề cao tình yêu thương, lối sống nghĩa tình và đoàn kết trong gia đình, đó là truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam. Tuy nhiên trong đời sống thường nhật nói chung, thừa kế luôn là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp do khi chạm đến quyền lợi thì rất dễ gây chia rẽ, mâu thuẫn và xung đột lợi ích, đặc biệt là khi hầu hết các bên tham gia thừa kế đều là những người có mối quan hệ huyết thống gia đình hoặc nuôi dưỡng nhau. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện thì việc tích lũy tài sản và giá trị tài sản trong các vụ tranh chấp thừa kế cũng không ngừng tăng lên. Do đó, trong những năm gần đây, các vụ tranh chấp về tài sản thừa kế xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều và ngày càng có tính chất phức tạp. Vậy thừa kế là gì? Những quy định pháp luật về thừa kế ra sao? Thông qua bài viết dưới đây, Nam Việt Luật tự tin sẽ giúp bạn nghiên cứu, nắm rõ và vận dụng tốt các quy định pháp luật về thừa kế để bạn có thể nắm rõ mọi tình huống có thể xảy ra với gia đình mình nhé!

    Tài sản thừa kế là gì

    1. Giải thích từ ngữ trong luật thừa kế

    1.1 Thừa kế là gì?

    • Theo cách hiểu thông thường, thừa kế là việc bạn được hưởng tài sản, của cải do người đã mất để lại, tặng cho, hay còn gọi là thừa kế tài sản theo ý chí và nguyện vọng của người để lại tài sản nếu họ có viết di chúc trước khi qua đời. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng hơn, phạm vi của thừa kế không chỉ gói gọn trong việc sở hữu tài sản mà còn có thể là kế thừa truyền thống, kế thừa phong tục, nghề nghiệp của gia đình.
    • Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật Việt Nam, “thừa kế” là cụm từ dùng để chỉ thủ tục truyền (dịch chuyển) tài sản từ người đã mất sang những người còn sống, một cách hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ. 
    • Nói cách khác, khi bàn về "thừa kế", các văn bản pháp luật hiện hành đề cập đến việc thừa kế tài sản và các nghĩa vụ liên quan đối với phần tài sản mà người chết để lại và hoàn toàn không liên quan đến việc kế tục truyền thống hay nghề nghiệp của gia đình bạn.

    1.2 Quyền thừa kế

    Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định rằng mọi người đều có quyền sở hữu, tích lũy tà sản cá nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

    Như vậy việc để lại tài sản của người đã mất cho người còn sống (quyền để lại thừa kế) và việc người đã sống có thể nhận những tài sản (quyền thừa kế) hay từ chối nhận nó, đều là những quyền hết sức cơ bản của công dân được pháp luật tôn trọng, ghi nhận và bảo vệ.

    Ngoài ra, theo Điều 1 của Pháp Lệnh Thừa Kế 1990 và Điều 609 - Bộ Luật Dân Sự 2015 (BLDS 2015)  đều thống nhất quy định:

    “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

    Do đó có thể thấy, xuyên suốt chiều dài lịch sử pháp lý hàng chục năm qua, Pháp Luật nước ta luôn luôn thống nhất, đồng bộ trong việc công nhân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào mối quan hệ thừa kế, bảo vệ ý nguyện của người đã mất cũng như bảo vệ quyền được hưởng tài sản thừa kế chính đáng của những người liên quan theo luật định.

    Ngoài ra, tại Điều 609- Bộ Luật Dân Sự 2015 đã điều chỉnh và bổ sung thêm vào Điều 1 của Pháp Lệnh Thừa Kế 1990 rằng quyền của người thừa kế không chỉ dừng lại ở việc họ là cá nhân, mà còn có thể "không là cá nhân", tức người được hưởng thừa kế còn có thể là là tổ chức kinh tế.

    Có thể hiểu, theo quy định này:

    • Cá nhân (dù là công dân Việt Nam hay nước ngoài) đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật.
    • Còn tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, quỹ từ thiện,...) chỉ có thể được hưởng thừa kế theo di chúc. 

    Từ các quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: 

    1. Quyền lập di chúc để thể hiện ý chí, nguyện vọng tự do trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi mất mà không bị phụ thuộc vào ý chí của người khác.
    2. Quyền để lại tài sản cho người khác.
    3. Quyền được hưởng phần phần tài sản thừa kế do người đã mất để lại một cách hợp pháp (hoặc từ chối nhận nó) dù đó là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

    1.3 Nguyên tắc của Luật thừa kế

    Các nguyên tắc điều chỉnh của Luật thừa kế được xây dựng dựa trên tinh thần giữ vững nền tảng đạo đức, phát triển các nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân tộc Việt Nam ta như tinh thần yêu thương gia đình, tôn trọng người đã mất. Do đó, Luật thừa kế được xây dựng, bổ sung và phát triển dựa trên bộ 4 tiêu chí và nguyên tắc sau:

    1.3.1 Tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người đã mất

    Theo đó, người đã mất hoàn toàn có toàn quyền để định đoạt trong tương lai:

    • Ai có quyền được hưởng di chúc;
    • Mỗi người được hưởng bao nhiêu ;
    • Ai sẽ không được nhận phần tài sản đó (bị tước quyền thừa kế);…mà không bị phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác.

    1.3.2 Tôn trọng quyền được hưởng tài sản thừa kế của người còn sống

    • Người còn sống khi được nhận tài sản thừa kế cũng có quyền từ chối nhận phần tài sản này (trừ trường hợp nguyên do nhận là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác)
    • Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được quyền bình đẳng trong việc được hưởng những phần giá trị về di sản (suất thừa kế) BẰNG NHAU khi đứng chung một hàng thừa kế dù các chủ thể đó có thể có đặc điểm và mối quan hệ khác nhau với người đã mất.

    1.4 Thời điểm mở thừa kế

    Thời điểm mở thừa kế đóng vai trò là một căn cứ rất quan trọng trong các quy trình pháp lý liên quan đến thừa kế bởi đây là cột mốc xác định quyền thừa kế chính thức phát sinh, là căn cứ để người thừa kế làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản hoặc là căn cứ để xử lý các tranh chấp liên quan đến thừa kế. Vậy thời điểm mở thừa kế là gì? 

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì: 

    “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”.

    Vì vậy:

    • Thời điểm mở thừa kế là ngày mà người để lại di sản chết được ghi trong giấy khai tử bởi UBND phường.
    • Kể từ thời điểm mở thừa kế có hiệu lực, người thừa kế hợp pháp theo pháp luật hoặc theo di chúc có quyền thực hiển thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, cũng như có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính do người đã mất để lại.

    1.5  Địa điểm mở thừa kế

    Địa điểm mở thừa kế là nơi phải tiến hành những công việc như: 

    • Xác định, kiểm tra và thống kê ngay tài sản của người để lại di sản.
    • Xác định rõ những ai là người thừa kế theo di chúc, ai thuộc hàng thừa kế theo pháp luật.
    • Xác định rõ những người người từ chối nhận di sản (nếu có).
    • Trong trường hợp có tranh chấp thì tòa án nhân dân ở địa điểm mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết.

    1.6 Thời hiệu mở thừa kế

    • Thời hiệu mở thừa kế là quy định về thời hạn mà người người thừa kế (theo di chúc hoặc pháp luật) còn có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, thời hạn TỐI ĐA để người hưởng thừa kế yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản.
    • Thời hạn 30 năm này được xem là rất phù hợp với đặc thù nền văn hóa của Việt Nam, bởi dân tộc ta vốn trọng chữ TÌNH, thế nên di sản người đã mất để lại thường không được phân chia ngay tại thời điểm mở thừa kế mà thông thường, người thân của người đã mất thường chọn cách giữ nguyên hiện trạng của khối tài sản thừa kế đó một nguyên vẹn trong một khoảng thời gian, như một cách lưu giữ kỷ niệm đẹp về người đã khuất.

    2. Di sản và di chúc

    2.1 Di sản thừa kế

    Di sản thừa kế bao gồm:

    • Tài sản riêng đã tích lũy được trong giai đoạn còn sống của người để lại di sản;
    • Và phần tài sản của người để lại di sản trong khối tài sản chung với những người khác (nếu có).

    Do thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất sang cho người còn sống nên tài sản để lại còn được gọi là di sản thừa kế.

    Có nhiều dạng và hình thức của Di sản thừa kế như:

    • Tiền mặt, tiền gửi,
    • Bất động sản: như nhà, đất và các công trình liên quan đến nhà, đất, dự án, công trình đầu tư.
    • Động sản: như các loại hình phương tiện giao thông, xe máy, xe ô tô, các công cụ lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị khác,..
    • Cổ phiếu, cổ phần, cổ tức (nếu có).

    2.2 Di chúc

    Theo Điều 624,627,628 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì di chúc là văn bản thể hiện ý chí tự do của mọi cá nhân trong việc có toàn quyền định đoạt việc chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi người đó qua đời. Theo đó, di chúc phải được lập thành văn bản, hoặc trong trường hợp không thể lập được văn bản thì bắt buộc phải có di chúc miệng với ít nhất 2 người làm chứng và kí tên.

    Trong đó, di chúc lập văn bản có thể được chia thành 4 loại:

    1. Văn bản di chúc không có người làm chứng;
    2. Văn bản di chúc có người làm chứng;
    3. Văn bản di chúc có công chứng.
    4. Văn bản di chúc có chứng thực.

    Ngoài ra, theo Điều 630 của Bộ Luật Dân Sự 2015 thì một di chúc được xem là hợp pháp phải hội đủ các điều kiện sau đây:

    • Người lập di chúc trong khi lập di chúc không bị người khác lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và phải còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc đó.
    • Nội dung của di chúc không thuộc danh sách các điều cấm của luật, không trái với đạo đức của xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
    • Cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đồng ý về việc lập di chúc cho di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và di chúc này phải được lập thành văn bản.
    • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
    • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Các hình thức thừa kế

    3.1 Hai hình thức thừa kế

    Thừa kế theo pháp luật bao gồm 2 hình thức là:

    • Thừa kế theo di chúc.
    • Thừa kế theo quy định và sự phân chia của pháp luật (gọi tắt là thừa kế theo pháp luật)

    Cụ thể:

    • Thừa kế theo di chúc là việc thực hiện việc phân chia di sản theo như ý nguyện được ghi rõ trong di chúc để lại.
    • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

    3.2 So sánh và phân biệt hai hình thức thừa kế

    HẠNG MỤC

    THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Trường hợp áp dụng

    - Không có di chúc hoặc có di chúc tồn tại nhưng di chúc đó không hợp pháp.

    - Những người được chỉ định trong di chúc không may chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

    -Tổ chức thừa kế theo di chúc đã phá sản hay không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 

    - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.(Điều 650 BLDS)

    - Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc.

    • Nếu là cá nhân thì người thừa kế được chỉ định trong di chúc phải là còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc ít nhất phải thành thai trước thời điểm mở thừa kế.
    • Nếu bên thừa kế theo di chúc là tổ chức thì tổ chức đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Hình thức

    - Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của những người thừa kế được ghi trong di chúc.

    - Nếu có tranh chấp thì giải quyết theo quyết định của tòa án về phân chia di sản.

    Có thể là di chúc dưới dạng văn bản hợp pháp hoặc là di chúc miệng được lập thành văn bản và có công chứng (Điều 627 BLDS).

    Đối tượng 

    - 3 thứ bậc thừa đế (hàng thừa kế) theo Điều 651 BLDS.

    - Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế (Điều 644 BLDS) 

    - Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654 BLDS)

    Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập trong

    di chúc là người nhận di sản và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

    Thừa kế thế vị

    Không áp dụng

    3.4 Thừa kế thế vị là gì?

    Theo Điều 652 - Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về Thừa kế thế vị:

    Thừa kế thế vị xảy ra khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản; lúc này, cháu của người để lại di sản sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;

    Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    4. Đối tượng được thừa kế di sản

    Để xác định chính xác đối tượng thụ hưởng di sản thừa kế trong các trường hợp khai nhận, phân chia tài sản thừa kế, ta cần xác định xem:

    Người đã mất có để lại di chúc hợp pháp không?

    Nếu có: Giải quyết đối tượng thừa kế theo di chúc

    Nếu không có di chúc hoặc di chúc có tồn tại nhưng không hợp pháp, hoặc khi những người thừa kế được chỉ định trong di chúc không may đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, hoặc những người thừa kế trong di chúc từ chối nhận di sản (nếu có) hoặc bị tước quyền thừa kế, thì xác định đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.

    4.1 Đối tượng thừa kế theo di chúc

    Đối tượng thừa kế theo di chúc thì đa dạng hơn đối tượng trong thừa kế theo pháp luật, và phải tuân thủ các điều kiện sau, cụ thể:

    • Người thừa kế theo di chúc không nhất thiết phải là cá nhân mà còn có thể là Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.
    • Nếu là cá nhân thì người thừa kế được chỉ định trong di chúc phải là còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc ít nhất phải thành thai trước thời điểm mở thừa kế.
    • Nếu bên thừa kế theo di chúc là tổ chức thì tổ chức đó phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho của các thành viên trong gia đình và đạo đức xã hội thì Điều 644 Bộ Luật Dân Sự 2015 còn quy định một số người ĐƯƠNG NHIÊN được hưởng ít nhất 2/3 giá trị của một suất thừa kế dù họ không được đề cập trong di chúc gồm:

    1. Con chưa đủ 18 tuổi hoặc đã đủ 18 tuổi mà không có khả năng lao động
    2. Cha, mẹ, vợ/chồng của người để lại di chúc.

    4.2 Đối tượng thừa kế theo pháp luật

    Theo Điều 651 - Bộ Luật Dân Sự 2015, những đối tượng hưởng thừa kế theo pháp luật được chia thành 3 cấp bậc ưu tiên (3 cấp hàng thừa kế) trong việc được hưởng thừa kế như hình sau: 

    Tài sản thừa kế là gì

    Nguyên tắc phân chia tài sản như sau:

    • Những đối tượng thừa kế củng bậc sẽ được nhận phần phân chia di sản bằng nhau, tương đương nhau.
    • Những người ở bậc thừa kế lớn chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở bậc thừa kế nhỏ hơn nhận phần thừa kế đó (do không đáp ứng đủ điều kiện hưởng di sản, do đã mất hay bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản).

    4.3 Năm trường hợp không có quyền thừa kế. 

    5 trường hợp dưới đây sẽ không được hưởng thừa kế trong bất kỳ tình huống nào, dù có được chỉ định trong di chúc hoặc thuộc diện thừa kế theo pháp luật, đó là

    1. Người có bản án của tòa, tiền án tiền sự về việc cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hành vi ngược đãi, hành hạ nghiêm trọng người để lại di chúc, hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di chúc.
    2. Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản mà vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ này.
    3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của những người đồng thừa kế khác nhằm tranh giành và chiếm đoạt tài sản.
    4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc hoặc có hành vi giả mạo, sửa chữa, hủy, che dấu di chúc nhằm mục đích tư lợi cá nhân.

    Ngoài ra, từ khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp:

    • Bạn đã đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động mà người lập di chúc (cha mẹ bạn) không đề cập gì đến việc bạn là người thụ hưởng trong di chúc thì bạn cũng không được hưởng di sản sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
    •  Trừ trường hợp “ Những người thụ hưởng theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc”  thì quyền thừa kế di sản mới thuộc về bạn.

    5. Thủ tục pháp lý bắt buộc khi nhận thừa kế

    Tài sản thừa kế là gì

    5.1 Tại sao phải làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế?

    Theo Khoản 3 Điều 106 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đăng ký tài sản như sau:

    3 .Việc đăng ký tài sản phải được công khai”.

    Do đó, ban không thể nhận tài sản thừa kế trong âm thầm mà buộc phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và niêm yết công khai một cách đúng đắn và tuân thủ pháp luật.

    Hơn nữa, căn cứ theo theo Điều 188 Luật Đất Đai 2013 quy định:

    Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận theo quy định.

    Do đó, nếu người thụ hưởng tài sản thừa kế không làm thủ tục khai báo hoặc phân chia di sản thừa kế với cơ quan có thẩm quyền thì trong tương lai sẽ không thể thực hiện được các thủ tục hành chính liên quan đến tài sản mà người chết để lại.

    5.2 Phân biệt thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế

    PHÂN CHIA 

    DI SẢN THỪA KẾ

    KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

    ĐỐI TƯỢNG

    Người thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc.

    Người duy nhất hoặc là nhóm người được hưởng di sản theo pháp luật.

    TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG 

    Khi những người thừa kế muốn phân chia di sản.

    Nhóm người thừa kế muốn đồng sở hữu, quản lý, sử dụng mà không muốn phân chia di sản.

    KẾT QUẢ

    Xác định được cụ thể phần di sản mỗi người được hưởng.

    Những người thừa kế là đồng sở hữu và được pháp luật công nhận quyền sở hữu với toàn bộ di sản thừa kế. 

    5.3 Thủ tục và quy trình khai nhận và phân chia di sản thừa kế

    Để được thụ hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, người thừa kế phải thực hiện thủ tục công chứng của MỘT TRONG HAI thủ tục sau đây:

    Thủ tục khai nhận di sản thừa kế: 

    Chỉ áp dụng thủ tục khai nhận di sản thừa kế trong 2 trường hợp:

    • Đối tượng được hưởng di sản theo pháp luật chỉ gồm một người DUY NHẤT.
    • Hoăc tất cả các đồng thừa kế đều đồng ý thỏa thuận bằng văn bản rằng thống nhất không phân chia di sản đó.

    Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế:

    • Trong trường hợp người thừa kế muốn xác định và phân chia phần tài sản thừa kế thuộc về mỗi người.
    • Ngoài ra, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;

    5.3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

    • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
    • Các giấy tờ chứng minh nhân thân cơ bản như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú…của người thừa kế.
    • Bản sao (có công chứng) các loại giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người đã mất và người thừa kế di sản đó.
    • Sơ yếu lý lịch của một trong những người thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền);
    • Giấy chứng tử, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế mà không may đã chết trước thời điểm mở thừa kế (nếu có) tại thời điểm làm thủ tục.
    • Hợp đồng ủy quyền khai nhận/phân chia di sản thừa kế có công chứng (nếu có) khi người được hưởng di sản không đủ điều kiện tiến hành các thủ tục pháp lý.
    • Văn bản thỏa thuận  tặng di sản thừa kế, nhường một phần hoặc giấy từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có).
    • Dự thảo văn bản khai nhận/phân chia di sản (trường hợp tự soạn thảo);
    • Giấy chứng tử (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy xác nhận phần mộ hoặc giấy tờ khác tương đương chứng minh người để lại di sản đã chết;
    • Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp của di chúc.
    • Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi còn sống (nếu có).
    • Các giấy tờ chứng minh về tài sản để lại của người đã mất bao gồm:
      + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (Sổ đỏ, Sổ hồng) (nếu có),
      + Giấy chứng nhận cổ phần, cổ phiếu…;

    5.3.2 Quy trình nộp hồ sơ khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế

    Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ và nộp hồ sơ 

    • Nộp hồ sơ tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi bạn sinh sống.
    • Nếu tài sản thừa kế có bất động sản thì nộp hồ sơ tại cơ quan công chứng trên địa bàn nơi bất động sản thừa kế tọa lạc.

    Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế công khai

    • Khi hồ sơ hợp lệ thì văn bản phân chia/khai nhận di sản thừa kế sẽ được niêm yết một cách công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân tại địa điểm mở thừa kế hoặc nơi bất động sản đang tranh chấp tọa lạc.
    • Thời gian niêm yết là 15 ngày.

    Bước 3: Ký bàn giao trả kết quả

    Nếu không có bất kỳ khiếu nại nào trong vòng 15 ngày niêm yết thì văn phòng công chứng sẽ yêu cầu người thụ hưởng di sản đó ký xác nhận vào lời chứng và từng trang văn bản trong Văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

    Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ:

    • Tiến hành thu các lệ phí và thù lao công chứng liên quan.
    • Bàn giao văn bản thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế cho người nộp hồ sơ.

    5.4 Lệ phí thủ tục khai nhận di sản hoặc phân chia di sản thừa kế

    5.4.1 Phí công chứng

    Căn cứ Khoản 2 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP quy định cách tính Phí công chứng được xác định theo các mức giá trị di sản như sau:

    • Dưới 50 triệu đồng thì mức thu là: 50.000đ
    • Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì mức thu là: 100.000đ
      Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì mức thu là: 0,1% giá trị di sản thừa kế
    • Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng thì mức thu là: 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng.
    • Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng thì mức thu là: 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản vượt quá 03 tỷ đồng
    • Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì mức thu là: 3.2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng.
    • Từ trên 10 tỷ đồng thì mức thu là: 5.2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng.

    5.4.2 Thù lao công chứng

    Nam Việt Luật xin được gửi đến bạn mức thù lao công chứng tham khảo tại TPHCM và Hà nội cập nhật mới nhất như sau:

    • TPHCM đã quy định mức phí thù lao công chứng TỐI ĐA là từ 140.000 đến 450.000đ cho thủ tục khai nhận/phân chia di sản thừa kế theo quyết định số 08/2016/QĐ-UBND.
    • Hà Nội đã quy định mức thù lao công chứng TỐI ĐA cho thủ tục khai nhận/phân chia di sản thừa kế là 1.200.000đ theo quyết định số 10/2016/QĐ-UBND.

    6. Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế

    Tài sản thừa kế là gì

    • Trong thực tế cuộc sống hiện nay, do việc coi trọng những phong tục tập quán, tình cảm gia đình đã khiến cho không ít người bỏ bê và xem nhẹ việc đảm bảo thi hành quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế, dẫn đến có rất nhiều trường hợp tranh chấp tài sản, gây mâu thuẫn, sứt mẻ tình cảm không đáng có trong gia đình mà có thể dẫn đến bạo lực, gây mất trật tự an ninh xã hội.
    • Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những trường hợp người để lại di chúc do chưa nắm rõ luật nên bản di chúc đó không đủ điều kiện để xem là di chúc hợp pháp, khiến những người được hưởng di sản thừa kế phải giải quyết tranh chấp bằng pháp luật. 
    • Do vậy am hiểu về luật thừa kế là việc làm cần thiết để hạn chế những vướng mắc về thừa kế trong mọi gia đình.

    6.1 Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế?

    Theo quy định tại Điều 26, điều 35 và điều 38 của Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 thì Tòa Án nhân dân cấp Huyện là đơn vị có thẩm quyền trong việc giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến phân chia di sản thừa kế.

    Tuy nhiên nếu các bên đồng thừa kế hoặc di sản thừa kế ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Tỉnh mới là đơn vị có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thừa kế.

    Lưu ý:

    • Đối với những tranh chấp về di sản thừa kế liên quan đến nhà ở, đất, bất động sản, thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản đó tọa lạc mới có thẩm quyền giải quyết;
    • Trường hợp di sản thừa kế là động sản (không phải bất động sản) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc. 

    6.2  Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong việc phân chia di sản thừa kế

    Trong trường hợp người đã mất có để lại di chúc:

    • Pháp luật sẽ ưu tiên giải quyết tranh chấp theo ý nguyện của người đã mất trong di chúc trước.
    • Nếu có di chúc nhưng trong di chúc không xác định rõ giá trị từng phần của từng người được thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc (theo Khoản 1 - Điều 659 BLDS 2015).

    Ngoài ra, trong trường hợp:

    • Người đã mất không để lại di chúc hay di chúc có tồn tại nhưng không hợp pháp;
    • Những người được chỉ định trong di chúc không may đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
    • Những người thừa kế bị tước quyền hưởng di sản hoặc chủ động từ chối nhận di sản.
    • Xuất hiện phần tài sản không được liệt kê trong di chúc.

    =>Thì giải quyết phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

    6.3 Thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

    Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo quy định pháp luật tố tụng dân sự, được thực hiện như sau:

    1. Các bên đương sự thừa kế tiến hành khởi kiện bằng Đơn khởi kiện và nộp tới Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản thừa kế đó.
    2. Tòa án xem xét xem có nên thụ lý vụ án không, nếu có sẽ tiến hành hòa giải và chuẩn bị xét xử.
    3. Tòa án tiến hành đưa ra bản án và quyết định theo trình tự sơ thẩm.

    7. Những câu hỏi thường gặp về thừa kế 

    7.1 Không có di chúc thì phân chia tài sản thừa kế như thế nào?

    Đáp: Khi không có di chúc, việc phân chia tài sản sẽ tiến hành theo quy định của pháp luật.

    Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là:

    • Những đối tượng thừa kế củng bậc sẽ được nhận phần phân chia di sản tương đương và như nhau.
    • Những người ở bậc thừa kế lớn chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở bậc thừa kế nhỏ hơn nhận phần thừa kế đó (do không có quyền hưởng di sản, do đã chết trước thời điểm mở thừa kế hoặc bị tước quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản).

    Theo Điều 651 - Bộ Luật Dân Sự 2015, những đối tượng hưởng thừa kế theo pháp luật được chia thành 3 cấp bậc ưu tiên trong việc được hưởng thừa kế, cụ thể:

    • Bậc thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    • Bậc thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    • Bậc thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    7.2 Khi có người không đồng ý trong việc phân chia di sản thì giải quyết như thế nào?

    Đáp: Để giải quyết phân chia di sản trong tình huống các bên đồng thừa kế không thể thỏa thuận thống nhất được việc phân chia di sản, ta có 2 trường hợp:

    Trường hợp 1: Trường hợp không có di chúc:

    Pháp luật sẽ tiến hành phân chia tài sản theo 3 bâc thừa kế theo điều 651 - Bộ Luật Dân Sự 2015

    Trường hợp 2: Người đã mất có để lại di chúc: thì pháp luật sẽ tiến hành phân chia theo di chúc

    Tuy nhiên trong trường hợp di chúc:

    • Có ghi tên các bên đồng thừa kế nhưng không ghi rõ phần của mỗi người là bao nhiêu.
    • Và những người còn sống không thỏa thuận được việc phân chia di sản như thế nào.

    Thì pháp luật sẽ tiến hành chia đều cho các bên đồng thừa kế xuất hiện trong di chúc.(theo Khoản 1 - Điều 659 BLDS 2015).

    Tuy nhiên, do tinh thần của Bộ luật dân sự chính là sự thỏa thuận, nên sự thỏa thuận giữa các bên thừa kế với nhau luôn được pháp luật ưu tiên.

    7.3 Con một có chắc chắn được nhận thừa kế không?

    Đáp: Con một không chắc chắn được nhận thừa kế.

    Cụ thể, con một sẽ không được nhận thừa kế trong trường hợp thỏa mãn 2 điều kiện sau:

    • Người con một đó đã đủ 18 tuổi và có khả năng lao động.
    • Và người con một này không được chỉ định thừa kế trong di chúc của người đã mất.

    7.4 Di chúc miệng có hợp pháp hay không?

    Theo khoản 5 điều 630 - BLDS 2015 quy định di chúc miệng được coi là là hợp pháp nếu thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau đây:

    • Có ít nhất 2 người làm chứng, ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ.
    • Và trong vòng 5 ngày kể từ khi người chết mất, di chúc miệng này phải được công chứng xác nhận chữ ký điểm chỉ của người làm chứng.

    7.5 Con nuôi có được hưởng thừa kế?

    Đáp: Căn cứ theo khoản 1,2 của Điều 651 - Bộ Luật Dân Sự 2015, con nuôi hoàn toàn có thể được hưởng thừa kế, thậm chí còn có thể được chia một phần tài sản TƯƠNG ĐƯƠNG với con ruột trong trường hợp phân chia tài sản theo pháp luật bởi con nuôi ở chung hàng thừa kế thứ nhất với con đẻ, cha đẻ, mẹ đẻ và con ruột với người đã mất. 

    Tuy nhiên, nếu khi còn sống, người để lại di sản không xác lập quan hệ cha/mẹ nuôi – con nuôi đúng quy định hợp pháp thì không được hưởng thừa kế theo pháp luật.

    7.6 Di chúc không công chứng có hợp pháp không?

    Đáp: Theo Điều 630 của BLDS 2015 thì Di chúc bằng văn bản không có công chứng vẫn có thể được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc đó vẫn còn minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép. Ngoài ra, nội dung của di chúc cũng không được nằm trong danh sách các điều cấm của luật, không đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật thì đó được xem là một di chúc hợp pháp.

    8. Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế của Nam Việt Luật 

    Tài sản thừa kế là gì

    Dịch vụ tư vấn luật thừa kế hàng đầu Việt Nam

    Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý về luật thừa kế, đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm tại Nam Việt Luật đã trực tiếp chứng kiến được hầu hết các tình huống phổ biến có thể xảy ra trong việc tranh chấp di sản thừa kế. 

    Do đó:

    • Chúng tôi giúp bạn sở hữu được di sản thừa kế một cách nhanh chóng nhất mà tuân thủ đúng luật pháp hiện hành.
    • Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho cả gia đình bạn và các bên thừa kế liên quan.

    Tận tâm và khéo léo

    • Tại Nam Việt Luật, chúng tôi luôn tôn trọng đạo đức, đề cao tình yêu thương và đoàn kết trong gia đình bởi đó là truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam.
    • Trong những tình huống có thể hòa giải hay thỏa thuận, chúng tôi ưu tiên các biện pháp ôn hòa, tuyệt đối không vì chút lợi nhuận mà tư vấn, chèo kéo bạn và người thân phải tranh chấp, kiện cáo hay phân chia di sản.

    Đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề phát sinh 

    • Tại Nam Việt luật, chúng tôi không chỉ  tư vấn cho bạn về quyền lợi thừa kế hợp pháp của bạn, mà còn tư vấn luôn cho bạn cách phân chia di sản hợp pháp, cũng như trình tự và thủ tục kê khai hoặc phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế. 
    • Mọi người ai cũng đều muốn điều tốt nhất cho gia đình mình. Nhưng nếu ý chí của người đã mất hay chính ý chí tranh chấp của những người còn sống đang mâu thuẫn với pháp luật thì sao? 
    • Do đó, dịch vụ tư vấn pháp lý về quyền thừa kế tại Nam Việt Luật ra đời với sứ mệnh giúp bạn thoát khỏi những rắc rối không đáng có khi khai nhận hoặc phân chia di sản mà người thân để lại một cách hợp pháp. Hiệu quả - uy tín và chuyên nghiệp, đó cũng là 3 tiêu chí hàng đầu của dịch vụ tư vấn pháp lý tại công ty chúng tôi.

    Vậy nên nếu bạn đang tìm hiểu về luật thừa kế, hay gia đình bạn đang có các rắc rối về luật thừa kế thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Nam Việt Luật ngay thông qua số điện thoại ngay bên dưới chân website nhé. Chúng tôi luôn ở đây, sẵn sàng đồng hành cùng bạn và gia đình vượt qua mọi thủ tục pháp lý khó khăn trong việc thừa kế di sản của người thân một cách nhanh chóng nhất! Xin cảm ơn.