Tả lỵ là gì

Kiết lỵ là căn bệnh thường gặp ở nhiều người do chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn shigella, E. coli, salmonella,… và một số vi khuẩn khác gây ra. Chúng xâm nhập vào trong cơ thể người bệnh bằng cách lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có trong phân; qua các loại thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc khi bạn bơi lội trong nước bẩn.

Đây là bệnh lý tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già. Tuy nhiên so với người trưởng thành thì kiết lỵ xảy ra nhiều ở trẻ em hơn, đặc biệt là ở độ tuổi từ 2 - 4 tuổi. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý chăm sóc cẩn thận cho con em mình để tránh trường hợp mắc bệnh.

Kiết lỵ là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau

Mùa hè là thời điểm bệnh phát triển nhiều hơn so với mùa đông. Bởi đây là thời điểm thay đổi khí hậu nhanh chóng, kèm theo đó là lối sống, sinh hoạt, ăn uống khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.

Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn, trong giai đoạn mang mầm bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào để phát hiện. Một số trường hợp chỉ là biểu hiện đi tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc nặng hơn là lỵ tối cấp. Khi bị áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng ngoài tim, màng phổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Như đã nói, nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ là do vi khuẩn gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh lây truyền qua phân, vì vậy trong trường hợp có một người thân trong gia đình bị bệnh này, khi đi vệ sinh không rửa tay và chạm vào đồ ăn của người khác sẽ khiến vi khuẩn lây lan.

Ngoài ra phân của chó, mèo hoặc thú cưng nuôi trong gia đình cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Khi chơi đùa, tiếp xúc với các con vật như sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi vô tình cầm thức ăn đưa tay lên miệng cũng khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hay trong nhà có ruồi cũng là nguyên nhân, khi ruồi bu vào phân người hoặc những nơi có vi khuẩn gây bệnh rồi đậu lên thức ăn khiến chúng ta ăn phải.

Bên cạnh đó những người không có thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

3. Triệu chứng của bệnh

Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn từ 1 đến 2 ngày sau bạn sẽ có các triệu chứng như bị tiêu chảy và kèm theo máu tươi, cơ thể bị sốt, bụng đau quặn. Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh có thể nghiêm trọng và có nhiều trường hợp nhập viện khẩn cấp. Có một số trường hợp người bị nhiễm khuẩn không hề có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

4. Các phương pháp điều trị bệnh kiết lỵ

Mục tiêu của việc điều trị là bổ sung lượng chất lỏng bị mất do tiêu chảy và điều trị nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng sức khỏe của bạn vẫn tốt và trường hợp bệnh của bạn nhẹ thì có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây:

Sử dụng kháng sinh

Đối với trường hợp bệnh nhân là trẻ sơ sinh, người già hay những người bị HIV việc sử dụng kháng sinh điều trị là cần thiết. Bởi vì đây là các đối tượng có nguy cơ lây lan bệnh cao hơn so với những người khác.

Bạn có thể đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khi điều trị bạn nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để đảm bảo nhanh chóng khỏi bệnh. Lưu ý không tự thay đổi đơn thuốc hoặc dùng thuốc không đúng liều lượng gây ra tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Sử dụng chất lỏng và muối thay thế

Đối với những người lớn khỏe mạnh có thể uống nhiều nước để bổ sung cho lượng chất lỏng cơ thể bị mất do tiêu chảy. Còn đối với những trường hợp nghiêm trọng không thể tự uống nước để bù chất lỏng cho cơ thể thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được truyền nước và các loại muối thông qua tĩnh mạch. So với tự uống việc truyền qua tĩnh mạch sẽ cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhanh hơn.

Truyền nước qua đường tĩnh mạch để bổ sung chất lỏng cho cơ thể

5. Các phòng tránh bệnh kiết lỵ

Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn khắc phục và phòng ngừa bệnh ngay tại nhà. Để tránh bị bệnh bạn nên thực hiện các thói quen sau:

  • Hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn. Đặc biệt là trước khi ăn uống hoặc cầm vào đồ ăn.

  • Đối với những người bị nhiễm vi khuẩn không nên cầm đồ ăn, thức uống cho người khác. Vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể tồn tại trong phân của bệnh nhân bị tiêu chảy từ 1 đến 2 tuần sau khi các triệu chứng đã kết thúc.

  • Nếu trẻ nhỏ nhà bạn đang trong giai đoạn sử dụng tã và bị nhiễm vi khuẩn thì bạn nên lau sạch khu vực xung quanh bằng chất khử trùng rồi bỏ tã vào thùng rác đóng kín. Sau khi vệ sinh cho trẻ xong hãy nhớ rửa tay thật sạch với nước ấm cùng xà phòng để diệt vi khuẩn.

Nên ăn và kiêng ăn gì?

Nên ăn:

  • Những món ăn không chứa dầu mỡ tốt cho tiêu hóa như rau củ quả luộc và các món nhạt.

  • Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn tốt như lá chè, tỏi, ngó sen,…

  • Uống Oresol để cung cấp nước cho cơ thể và tránh tình trạng mất nước.

  • Ăn nhiều các loại hoa quả tươi, sạch hoặc có thể ép thành nước uống.

Kiêng ăn:

  • Kiêng ăn các loại chế phẩm của sữa và sữa bò.

  • Không ăn các món ăn cay và có chứa nhiều dầu mỡ.

  • Không uống đồ uống có ga, cồn và ăn thực phẩm gây chướng bụng như các loại đậu bắp, súp lơ, bông cải xanh, các loại hạt,…

Kiêng ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ khi bị bệnh kiết lỵ

Với những thông tin cơ bản chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh kiết lỵ. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp hãy nhấc máy lên và liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tìm hiểu chung

Bệnh tả là bệnh do vi khuẩn tả gây ra, bệnh thường gây tiêu chảy nặng và mất nước, có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp không được điều trị sớm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tả là gì?

Hầu hết, mọi người sẽ không bị bệnh hay biết mình nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn tả. Tuy nhiên, vi khuẩn tả sẽ còn trong phân 7-14 ngày nên chúng vẫn có thể lây nhiễm sang người khác thông qua nước bẩn. Những trường hợp nhẹ và trung bình của bệnh tả đa số khó có thể phân biệt với các bệnh cũng gây tiêu chảy.

Chỉ có khoảng 1 trong số 10 người nhiễm vi khuẩn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dịch tả điển hình, thường là trong vòng một vài ngày sau nhiễm.

Các triệu chứng của nhiễm trùng bệnh tả bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Mất nước;
  • Mất cân bằng điện giải: đặc trưng là chuột rút, sốc. Nếu không được điều trị, sốc do mất nước nặng có thể gây tử vong đột ngột ;
  • Thay đổi tri giác;
  • Động kinh;
  • Hôn mê.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi bạn cần gặp bác sĩ?

Ở các nước phát triển, nguy cơ mắc bệnh tả không cao, ngay cả khi bạn đang nằm ở vùng dịch đi chăng nữa. Nếu bạn làm theo các khuyến nghị an toàn thực phẩm, khả năng nhiễm bệnh cũng sẽ rất thấp. Nếu bạn bị tiêu chảy nghiêm trọng sau khi đi tới khu vực đang có dịch tả bùng phát, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng hoặc bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với bệnh tả, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức vì tình trạng mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tả?

Vi khuẩn vibrio cholerae là nguyên nhân gây ra bệnh tả. Tuy nhiên, độc tố cholerae do vi khuẩn tả sản sinh trong ruột non chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh. Độc tố này liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua, làm cho cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và nhanh chóng mất một lượng lớn nước và điện giải.

Nguồn nước ô nhiễm là nguồn bệnh chính của bệnh tả, ngoài ra sò ốc sống, trái cây tươi sống, rau quả và các loại thực phẩm khác cũng có thể chứa vi khuẩn cholerae.

Vi khuẩn tả có hai chu kỳ sống riêng biệt bên trong và bên ngoài cơ thể người.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh tả ?

Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông đúc, chiến tranh và nạn đói. Dịch tả thường xuất hiện ở những vùng như châu Phi, Nam Á và Mỹ Latinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tả?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:

  • Điều kiện vệ sinh kém;
  • Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai;
  • Giảm hoặc không có axit dạ dày;
  • Có nhóm máu O;
  • Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài động vật có vỏ.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tả?

Cách duy nhất để bác sĩ chẩn đoán bệnh là xác định vi khuẩn trong mẫu phân. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh nếu bạn đang ở trong vùng dịch tả và có triệu chứng tiêu chảy nặng.

Bạn có thể dùng que kiểm tra vi khuẩn tả để có kết quả nhanh chóng và tiện lợi, giúp các bác sĩ ở vùng sâu vùng xa chẩn đoán sớm bệnh tả. Xác định được bệnh nhanh hơn sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ tử vong dịch tả bắt đầu và giúp cho bộ y tế can thiệp, ngăn chặn dịch kịp thời.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tả?

Bạn cần phải điều trị bệnh tả ngay lập tức vì bệnh có thể gây tử vong trong vòng vài giờ. Một số phương pháp trị bệnh bao gồm:

  • Bù nước: mục tiêu là để thay thế nước và các chất điện giải bằng các loại dịch qua đường uống. Các loại dung dịch này có thể ở dạng bột và sẽ được hòa tan với nước sôi hoặc nước đóng chai rồi uống. Nếu không bù đủ nước, khoảng một nửa số người bị bệnh tả sẽ tử vong. Nếu được điều trị, số người chết giảm xuống dưới 1% ;
  • Dịch truyền tĩnh mạch: trong bệnh tả, hầu hết triệu chứng sẽ giảm nếu được bù nước bằng đường uống, nhưng nếu bệnh nhân mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho truyền dịch tĩnh mạch ;
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh không cần thiết cho việc điều trị bệnh tả, nhưng một số loại thuốc có thể làm giảm cả số lượng và thời gian tiêu chảy. Một liều doxycycline [Monodox®, Oracea®, Vibramycin®] hoặc azithromycin [Zithromax®, Zmax®] có thể có hiệu quả ;
  • Bổ sung kẽm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ em mắc bệnh tả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh tả nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn. Thoa xà phòng ít nhất 15 giây trước khi xả nước. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, sử dụng chất khử trùng tay có cồn;
  • Chỉ uống nước đóng chai, nước đun sôi hoặc khử trùng. Bạn nên sử dụng nước đóng chai để đánh răng. Đa số đồ uống đóng chai khá an toàn, nhưng bạn nhớ rửa kỹ bên ngoài trước khi mở chúng;
  • Ăn thực phẩm còn nóng và được nấu chín hoàn toàn, nếu có thể hãy tránh những thực phẩm bán hàng rong. Nếu mua thức ăn từ bên ngoài, hãy quan sát xem thức ăn có nấu chính hoàn toàn không và ăn khi chúng còn nóng;
  • Tránh ăn sushi, cũng như các món có cá sống;
  • Gọt vỏ trái cây, rau quả trước khi ăn, chẳng hạn như chuối, cam và bơ. Tránh xa các món salad và trái cây mà không qua bóc vỏ, chẳng hạn như nho;
  • Cảnh giác với các thực phẩm từ sữa, bao gồm cả kem và sữa chưa tiệt trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y kho

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề