Sự khác biệt giữa tín hiệu ngôn ngữ với các tín hiệu phi ngôn ngữ

Mặc dù chìa khóa thành công trong cả mối quan hệ cá nhân và công việc nằm ở khả năng giao tiếp tốt của bạn, nhưng đó không chỉ là những từ ngữ bạn sử dụng mà còn là những tín hiệu phi ngôn ngữ- ngôn ngữ cơ thể.

Ngôn ngữ cơ thể là việc sử dụng các hành vi vật lý, biểu hiện, phong thái để giao tiếp phi ngôn ngữ, thường được thực hiện theo bản năng hơn là có ý thức.

Cho dù bạn có nhận ra hay không, khi bạn tương tác với người khác, bạn sẽ liên tục đưa ra và nhận lại các tín hiệu không lời. Tất cả các hành vi phi ngôn ngữ của bạn, các cử chỉ bạn thực hiện, tư thế, giọng nói, mức độ giao tiếp bằng mắt của bạn khiến cho các thông tin rõ ràng hơn. Chúng có thể khiến mọi người thoải mái tạo dựng niềm tin và thu hút sự chú ý của người khác về phía bạn. Chúng cũng có thể xúc phạm, gây nhầm lẫn và làm sai lệch đi những gì bạn đang cố gắng truyền đạt. Ngay cả khi bạn im lặng, bạn vẫn đang giao tiếp phi ngôn ngữ.

Trong một số trường hợp, những gì phát ra từ miệng bạn và những gì bạn giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể có thể không thực sự đồng nhất. Nếu bạn nói một điều, nhưng ngôn ngữ cơ thể của bạn lại nói điều khác, đối phương có thể cảm nhận được. Ví dụ, nếu bạn nói ” Vâng, anh đi đi” nhưng trong ánh mắt bạn lại như nũng nịu, sắp khóc và cái đầu hơi lắc. Khi phải đối mặt với tình huống như vậy, người nghe sẽ khó khăn để nhận thông tin và đáp trả thông tin lại. Tuy nhiên, bằng cách cải thiện cách hiểu và sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ, bạn có thể bày tỏ ý định thực sự của mình, kết nối với người khác và xây dựng mối quan hệ tốt hơn.

Tại sao giao tiếp phi ngôn ngữ lại quan trọng?

Nếu bạn muốn trở thành người giao tiếp tốt hơn, điều quan trọng là bạn cần nhạy bén hơn không chỉ với ngôn ngữ cơ thể và tín hiệu phi ngôn ngữ của người khác mà còn với chính bạn.

Giao tiếp phi ngôn ngữ có thể đóng 1 trong 5 vai trò dưới đây:

Lặp lại: Nó lặp lại và thường củng cố thông điệp bạn đang thực hiện bằng lời nói

Mâu thuẫn: Nó có thể mâu thuẫn với thông điệp bạn đang cố gắng truyền tải, khiến người nghe suy luận bạn đang nói không đúng sự thật

Thay thế: Nó có thể thay thế cho một thông điệp bằng lời nói. Ví dụ, biểu cảm khuôn mặt của bạn thường truyền tải một thông điệp nào đó sống động hơn nhiều so với các từ ngữ biểu đạt.

Bổ sung: Nó có thể thêm hoặc bổ sung cho lời nói của bạn. Là một ông chủ, nếu bạn vỗ vai một nhân viên, ngoài việc khen ngợi, nó có thể làm tăng tác động thông điệp bạn gửi gắm.

Dấu nhấn: Bạn có thể nhấn mạnh tầm quan trọng bằng việc nói to hơn, chậm hơn.

Các loại giao tiếp phi ngôn ngữ

Biểu cảm khuôn mặt: Khuôn mặt con người vô cùng biểu cảm, có thể truyền tải vô số cảm xúc mà không cần nói gì. Và không giống như một số hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ khác, biểu cảm trên khuôn mặt được cho là phổ quát. Các biểu hiện hạnh phúc, buồn, giận dữ, sợ hãi, … là giống nhau trên các nền văn hóa.

Chuyển động cơ thể và tư thế: Cách bạn di chuyển cũng truyền đạt thông tin đến người khác. Kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ này bao gồm tư thế, sức chịu đựng và các động tác tinh tế mà bạn thực hiện.

Cử chỉ: Cử chỉ được hình thành trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể vẫy tay, chỉ tay, vẫy gọi hoặc dùng tay khi tranh luận hoặc khi nói một cách sinh động. Tuy nhiên, ý nghĩa của một số cử chỉ có thể khác nhau giữa các nền văn hóa. Ví dụ, khi dấu hiệu ” OK ” được thực hiện bằng tay truyền tải thông điệp tích cực ở các quốc gia nói tiếng Anh, thì nó lại gây khó chịu ở các quốc gia khác như Đức, Nga, Brazil. Do vậy, bạn cần có sự tìm hiểu và cẩn thận hơn khi sử dụng cử chỉ để tránh hiểu lầm.

Giao tiếp bằng mắt: Vì cảm giác thị giác chiếm ưu thế đối với hầu hết mọi người, giao tiếp bằng mắt là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ đặc biệt quan trọng. Cách bạn nhìn vào ai đó cũng có thể giải thích được sự quan tâm, tình cảm, sự thù địch hay sự hấp dẫn,… Giao tiếp bằng mắt cũng rất quan trọng trong việc duy trì dòng chảy của cuộc trò chuyện và để đo lường sự quan tâm và phản ứng của người khác.

Chạm: Hãy thử suy nghĩ về những thông điệp khác nhau được đưa ra bởi một cái bắt tay yếu ớt/ một cái ôm ấm áp/ một cái vỗ nhẹ vào đầu,…

Không gian: Bạn đã bao giờ cảm thấy khó chịu trong một cuộc trò chuyện vì người kia đang đứng quá gần và xâm chiếm không gian của bạn? Tất cả chúng ta đều có nhu cầu về không gian vật lý, mặc dù nhu cầu đó khác nhau và tùy thuộc vào văn hóa, tình huống và sự gần gũi của mối quan hệ. Bạn có thể sử dụng không gian vật lý để giao tiếp nhiều thông điệp phi ngôn ngữ khác nhau, bao gồm các tín hiệu của sự thân mật, tình cảm, sự gây hấn hoặc sự thống trị.

Ngữ điệu: Không chỉ là những gì bạn nói, đó còn là cách bạn nói. Khi bạn nói, ngoài việc lắng nghe nội dung, đối phương còn chú ý tới tốc độ, âm lượng, giọng điệu, âm sắc, … mà bạn truyền đạt.

Làm thế nào để cải thiện giao tiếp phi ngôn ngữ?

Giao tiếp phi ngôn ngữ là một quá trình qua lại nhanh chóng đòi hỏi bạn phải tập trung hoàn toàn vào trải nghiệm từng khoảnh khắc. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho những gì bạn sẽ nói tiếp theo, khi bạn sử dụng điện thoại hoặc suy nghĩ về một điều khác, bạn chắc chắn sẽ bỏ lỡ các tín hiệu phi ngôn ngữ và không hiểu đầy đủ về sự tinh tế của những gì được truyền đạt. Bạn có thể cải thiện cách giao tiếp phi ngôn ngữ bằng cách quản lý căng thẳng và phát triển nhận thức cảm xúc của bạn.

Học quản lý căng thẳng

Căng thẳng làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bạn. Khi bạn căng thẳng, bạn có nhiều khả năng đọc sai ý của người khác, gửi các tín hiệu không lời hoặc gây nhầm lẫn và đưa đưa vào các kiểu hành vi không lành mạnh. Và nên nhớ rằng cảm xúc có tính lan truyền, nếu bạn buồn bã, nó rất có thể khiến cho người nghe của bạn buồn theo.

Nếu bạn cảm thấy quá tải vì căng thẳng, hãy dành thời gian ra ngoài. Dành một khoảng không để bình tĩnh trước khi trò chuyện.

Phát triển nhận thức cảm xúc của bạn

Để gửi tín hiệu phi ngôn ngữ chính xác, bạn cần nhận thức được cảm xúc của mình và cách chúng ảnh hưởng đến bạn. Bạn cũng cần có khả năng nhận ra cảm xúc của người khác và cảm xúc thật đằng sau những tín hiệu mà họ gửi.

Nhận thức về mặt cảm xúc cho phép bạn:

  • Đọc chính xác những thông tin mà họ gửi
  • Tạo niềm tin trong các mối quan hệ bằng cách gửi tín hiệu phi ngôn ngữ phù hợp với lời nói của bạn
  • Trả lời theo cách cho người khác thấy rằng bạn hiểu và quan tâm.

Giao tiếp phi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta truyền đạt ý nghĩa và thông tin cho người khác, cũng như cách chúng ta diễn giải hành động của những người xung quanh. Điều quan trọng cần nhớ khi nhìn vào những hành vi phi ngôn ngữ như vậy là xem xét các hành động trong nhóm. Những gì một người thực sự nói cùng với biểu cảm, ngoại hình và giọng nói của người đó có thể cho bạn biết rất nhiều về những gì người đó đang thực sự muốn nói.

• Bản chất tín hiệu của hệ thống ngôn ngữ • Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một cơ thể sống v.v… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:

  1. Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
  2. Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.
  3. Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.
  4. Giá trị khu biệt của tín hiệu. Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu.

Những đặc điểm của ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu vừa trình bày ở trên có thể tìm thấy ở cả những hệ thống tín hiệu khác như hệ thống tín hiệu đèn giao thông, trống hoặc kẻng báo hiệu, biển chỉ đường, v.v… Trong hệ thống đèn giao thông có ba yếu tố: màu đỏ chỉ sự cấm đi, màu vàng – chuẩn bị, màu xanh – có thể đi. Thực ra, màu đó, màu vàng, màu xanh tự nó không có nghĩa gì cả. Sở dĩ mỗi màu mang một nội dung như vậy hoàn toàn là do sự quy ước. Nói cách khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện [màu sắc] và cái được biểu hiện ở đây cũng có tính võ đoán. Và tất nhiên, chỉ đặc trọng hệ thống đèn giao thông các màu mới có những ý nghĩa như thế. Người ta có thể dùng các sắc độ khác nhau của màu đỏ để chỉ

"sự cấm đi", các sắc độ khác nhau của màu vàng để chỉ "sự chuẩn bị", các sắc độ khác nhau của màu xanh để chỉ "có thể đi", miễn sao ba màu đó phải giữ được sự phân biệt lẫn nhau. Như vậy, ở đây nét khu biệt của các thuộc tính vật lí của các màu cũng là quan trọng.

Video liên quan

Chủ Đề