So sánh Tết Việt Nam và Tết Nhật Bản bằng tiếng Nhật

Là công dân Việt Nam nhưng lựa chọn Nhật Bản là nơi để làm việc, học tập và lập nghiệp thì chắc chắn các bạn thực tập sinh sẽ được trải nghiệm văn hóa độc đáo của cả hai quốc gia. Thiêng liêng và khác biệt là Tết truyền thống Nhật - Việt. Với mỗi quốc gia mang những nét độc đáo riêng như: thời gian diễn ra tết truyền thống, phong tục trong cúng viếng, văn hóa chào hỏi, món ăn truyền thống,....

Một trong những điều khác biệt giữa tết truyền thống Việt Nam và Nhật Bản là thời điểm đón tết của cả hai quốc gia. Người Việt Nam ăn Tết truyền thống theo Âm lịch [hay còn gọi là Tết Nguyên Đán], còn người Nhật ăn tết truyền thống theo Dương lịch [hay còn gọi là Tết Tây].

Trước đây Nhật Bản vẫn đón tết Âm lịch nhưng đã chuyển sang đón tết Dương lịch kể từ năm 1873. Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó vẫn thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây. Do đó, người Nhật sẽ đón Tết vào các ngày cuối tháng 12 của năm cũ và những ngày đầu tháng 1 của năm mới.

Còn tại Việt Nam tết truyền thống được tính theo lịch âm như một số quốc gia khác [giống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Triều Tiên và Mông Cổ]. Tết Nguyên Đán ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày đưa ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tình hình dưới thế sau 1 năm.

** Sinh hoạt ngày tết tại Nhật Bản và Việt Nam

Cả Nhật Bản lẫn Việt Nam đều có tục đi Chùa hái lộc đầu năm để cầu xin may mắn hay rút quẻ để nghe thầy phán trong năm công việc làm ăn, sức khỏe, gia đạo như thế nào.

Người Việt Nam và Nhật Bản đều có truyền thống bữa ăn tất niên vào ngày cuối năm. Bữa cơm này mang ý nghĩa kết thúc những gì đã qua trong một năm. Ngày cuối cùng của năm cũ người Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên với đông đủ các thành viên trong gia đình. Bữa ăn được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo với những món ăn truyền thống làm từ ngũ cốc, cá và hải sản. 

  • Ở Nhật Bản đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng 00h00 sẽ là đêm giao thừa và khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ.
  • Ở Việt Nam, đêm giao thừa diễn ra vào ngày cuối tháng Chạp [âm lịch] của năm cũ và đầu tháng Giêng [âm lịch] của năm mới. Lễ giao thừa là thời điểm quan trọng của tết Nguyên đán là đêm giao thừa. Trong đêm này, người ta tường bày hương án trên sân thượng hoặc ở ngoài trời. Gia chủ trong gia cùng các thành viên lần lượt cúng, váy lạy trời đất, tổ tiên. Khi các nghi lễ kết thúc thì mọi người quay quần ăn uống chúc tụng nhau.

** Trang trí ngày tết tại Nhật Bản và Việt Nam

Đối với người Nhật mọi nhà đều trang trí cây tùng trước cửa vào ngày 13/12 . Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Người Nhật quan niệm Tùng tượng trưng cho sự trẻ mãi không già. Đặc biệt, trên khung cửa của một vài ngôi nhà trên đất Nhật còn trang trí thêm các vật dụng như đồ đan bằng lá có màu trắng, quả quýt và dải giấy trắng, dây thừng tết bằng cỏ ẩm…. Những màu sắc này đều có ý nghĩa nhất định và chứa đựng ý nguyện ngày tết như màu cam tượng trưng cho sự thịnh vượng, an khang, màu trắng gợi lên sự trong sáng tinh khiết, hàm ý tẩy sạch bụi bẩn, xua đuổi tà ma, xui xẻo. Màu xanh đậm của cỏ ẩm dâng lên thần linh cầu tài cầu lộc, giàu sang sung túc.

Đối với Tết Nguyên Đán của người Việt, cây Nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp với mục đích trừ tà. Ngoài còn có hoa mai, hoa đào hay cây quất đều là những biểu trưng thể hiện sự sung túc, tốt lành được người dân Việt Nam trang trí trong phòng khách mỗi dịp xuân về. 

** Món ăn ngày tết tại Nhật Bản và Việt Nam

Món ăn truyền thống vào sáng mùng tết của người Nhật Bản có tên là osechi hay Oshougatsu ryouri. Món ăn này không những được trang trí đẹp mắt mà còn mang rất nhiều ý nghĩa.

  • Đầu tiên là món kuromame – đậu đen nhật: có ý nghĩa là bùa trừ tà ma, sức khỏe tốt không bị bệnh tật và là món ăn cầu nguyện cho sức khỏe.
  • Đến món kazunoko - trứng cá nhật là loại trứng cá trích thái bình dương món ăn này mang ý nghĩa rằng con đàn cháu đống.
  • Đến món tazukuri là cá mòi cơm Châu Âu nhỏ được sấy khô, nó có ý nghĩa là vụ mùa sẽ tươi tốt và bội thu

Cứ đến những ngày cận tết là người Nhật lại tất bật chuẩn bị các món ăn Osechi để cùng thưởng thức với gia đình trong dịp Tết.

Giống như Nhật Bản, tết truyền thống ở Việt Nam cũng khá phong phú và đầy đủ các món ăn từ đủ đầy dinh dưỡng đến được trang trí độc đáo, đẹp mắt; từ truyền thống cha ông để lại đến các sự tích ly kỳ của các vua Hùng - tổ tiên của người Việt Nam truyền tay nhau qua bao thế hệ như bánh chưng, bánh giầy hay bánh tét và hàng nghìn món truyền thống khác.

Mâm cỗ ngày Tết của người Việt thường được tổ chức lớn, với các món ăn truyền thống mà đầy đủ dinh dưỡng trong nhiều gia đình như: thịt kho trứng, măng khô với giò heo [miền Nam], canh khổ qua hầm[ miền Trung], canh bóng [miền Bắc], còn có các loại xôi gấc, xôi đậu, giò lụa, các loại đồ nguội và dưa hành, dưa kiệu,...

Mứt Tết và các loại bánh kẹo là những món ăn vặt không thể thiếu của các gia đình Việt Nam. Các loại mứt được chế biến từ các loại trái cây, hoa quả dùng để cúng ông bà tổ tiên, sau đó dọn ra để đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me,... tất cả đều rất đa dạng và đẹp mắt.

Dù là Tết Tây hay Tết Ta, Tết tại quê nhà Việt Nam hay Nhật Bản thì đều có những nét đặc trưng vừa chung vừa riêng mang đậm phong cách truyền thống của từng quốc gia, của người phương Đông. Thế nên, đón Tết ở đâu đi chăng nữa thì Dũng Giang Nozomi vẫn luôn chúc các bạn thực tập sinh sẽ đón được cái tết đầm ấm, vui vẻ, đủ đầy với một năm mới trọn vẹn và nhiều sức khỏe.

Xem thêm: Người Nhật có đón Tết Nguyên Đán không?

Xem thêm: Đơn hàng mới nhất 2021 - Làm việc tại Nhật

Công ty TNHH Dũng Giang [Dũng Giang Nozomi] cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng  với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản

  • Trung tâm đào tạo: 406/61 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline : 1900 8628
  • Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 6862

Theo dõi chúng tôi qua:

Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:

  • Mail: 
  • Hotline : 1900 8628
  • Tư vấn viên: 093 260 6862 _ 098 264 6862_096 690 686

Tết là một nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc mà ai trong chúng ta cũng đều có lý do để tự hào khi nói về. Đặc biệt, với đại đa số những người học Nhật ngữ, hẳn đã không ít lần các bạn có mong muốn được giới thiệu nét văn hóa đăc trưng này của đất nước mình bằng tiếng Nhật đến với bạn bè quốc tế phải không? Nhân dịp lại một mùa Tết sắp đến, Tự học online xin phép gửi tới các bạn những hướng dẫn cơ bản khi viết sakubun về Tết Việt Nam bằng tiếng Nhật để các bạn tiện tham khảo khi cần nhé!

Bài viết Sakubun về Tết Việt Nam

Bài viết Sakubun dưới đây có số lượng trên 500 chữ. Tuy không quá chi tiết nhưng các bạn có thể dựa vào bài mẫu này để tham khảo và phát triển thêm ý để bài văn chi tiết và phù hợp với mỗi người nhé!

Mở bài

一年の中で一番好きな時期はお正月です。 Ichinen no naka de ichiban suki na jiki wa oshougatsu desu.

Khoảng thời gian yêu thích nhất trong năm của tôi là năm mới.

日本と違って、私の国、ベトナムでは旧暦で新年をお祝いします。 Nihon to chigatte, watashi no kuni, Betonamu de wa kyuureki de shin’nen wo oiwai shimasu.

Khác với Nhật Bản, ở đất nước tôi, Việt nam đón năm mới theo âm lịch.

旧正月はベトナム語でテトといいます。 Kyuushougatsu wa Betonamu-go de teto to iimasu.

Năm mới theo lịch âm được gọi là Tết trong tiếng Việt.

毎年の旧正月、私は実家に帰って、家族と過ごしていて、とても楽しいです。 Maitoshi no kyuu shougatsu, watashi wa jikka ni kaette, kazoku to sugoshite ite, totemo tanoshii desu.

Tết âm lịch hàng năm tôi đều trở về nhà và sum vầy bên gia đình, thật là vui.

Thân bài

私はテトで楽しみなことが三つがあります。 Watashi wa teto de tanoshimi na koto ga mitsu ga arimasu.

Có ba điều tôi rất háo hức khi đến tết.

一つは美味しい料理です。 Hitotsu wa oishii ryouri desu.

Thứ nhất là đồ ăn ngon.

テト料理はたくさんありますが、一番好きなのはバインチュンです。 Teto ryouri wa takusan arimasu ga, ichiban sukina no wa bainchun desu.

Có rất nhiều món ăn vào ngày Tết, nhưng tôi thích nhất là bánh chưng.

日本のおせち料理と同じようにバインチュンもベトナムのテトに欠かせない伝説的な料理です。 Nihon no osechiryouri to onajiyouni bainchun mo betonamu no teto ni kakasenai densetsuteki na ryouri desu.

Tương tự như các món ăn ngày Tết của Nhật Bản, bánh chưng cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của Việt Nam.

バインチュンを食べる習慣は昔からあります。 Bainchun wo taberu shuukan wa mukashikara arimasu.

Tục lệ ăn bánh chưng đã có từ rất lâu đời.

バインチュンとは簡単といえば、ベトナム風ちまきです。 Bainchun to wa kantan to ieba, Betonamu-fuu chimaki desu.

Nói một cách đơn giản, bánh chưng chính là chimaki theo phong cách Việt.

もち米の中に青豆、豚肉で入っていて、ゾンの葉でしっかり巻いてあります。 Mochigome no naka ni aomame, butaniku de haitte ite zon no ha de shikkari maite arimasu.

Đậu xanh và thịt lợn được đặt vào giữa gạo nếp rồi gói chặt lại bằng lá dong.

そのままでも食べられますが、焼いたほうがおいしいだと思います。 Sonomama demo taberaremasu ga, yaita hou ga oishii da to omoimasu.

Có thể ăn luôn, nhưng tôi nghĩ rán lên sẽ ngon hơn.

二つ目はお年玉です。 Futatsu-me wa otoshidama desu.

Điều thứ hai là tiền lì xì.

ベトナムでも日本と同じようにお年玉をあげる習慣があります。 Betonamu demo Nihon to onajiyou ni otoshidama wo ageru shuukan ga arimasu.

Việt Nam cũng có tục lệ mừng lì xì giống như Nhật Bản,

赤い封筒にお金を入れてお年寄りや子供に贈ります。 Akai fuutou ni okane wo irete o toshiyori ya kodomo ni okurimasu.

Tiền được bỏ vào trong phong bao màu đỏ và đem mừng những người lớn tuổi hoặc trẻ em.

自分が貰っていた時期は嬉しかったです。 Jibun ga moratte ita jiki wa ureshikatta desu.

Thời kì tôi được nhận tiền mừng tuổi tôi đã rất vui.

貰う側からあげる側になって初めて厳しいと感じましたが、すごく素敵な習慣だと思います。 Morau gawa kara ageru gawa ni natte hajimete kibishii to kanjimashita ga, sugoku sutekina shuukan da to omoimasu.

Khi từ phía được nhận sang phía đem mừng, lần đầu tiên tôi đã cảm nhận được sự khó khăn, nhưng tôi cho rằng đây là một phong tục hết sức tuyệt vời.

三つ目は帰省です。 Mitsume wa kisei desu.

Điều thứ ba là về quê.

テトに家族そろって、家で新年を迎え、のんびり過ごすことが一番好きです。 Teto ni kazoku sorotte, ie de shin’nen wo mukae, nonbiri sugosu koto ga ichiban suki desu.

Tôi rất thích khi cả gia đình cùng sum vầy, cùng đón năm mới và thư giãn bên nhau trong ngày tết.

Kết bài

私にとってテトはとても大切な期間です。 Watashi ni totte teto wa totemo taisetsuna kikan desu.

Tết đối với tôi là một khoảng thời gian vô cùng quan trọng.

Chú ý khi viết Sakubun về chủ đề Tết Việt Nam

Khi viết Sakubun về chủ đề Tết Việt Nam các bạn cần chú ý một số điều cơ bản ở từng phần của bài văn như sau:

Phần mở: Có nhiều cách để xây dựng một bài văn chủ đề ngày Tết. Có thể dựa trên mẫu bài “sở thích của bản thân” để miêu tả những điều mình thích ở ngày Tết Việt Nam. Hoặc cũng có thể miêu tả trực tiếp về phong tục ăn Tết của người Việt Nam nói chung. CÓ thể sử dụng mẫu câu ベトナム人にとってお正月は… [Betonamu jin ni totte oshougatsu wa… – Đối với người Việt Nam, Tết là…]

Phần thân: Tương tự, với mỗi kiểu bài khác nhau sẽ có cách phân tích khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là đều cần làm nổi bật được những nét đặc trưng của ngày Tết Việt Nam như: đồ ăn, trang phục, thời gian, phong tục tập quán v…v… Ví dụ: ở kiểu bài viết theo hướng “Sở thích của bản thân” các bạn có thể liệt kê chi tiết những điểm mà bạn thấy thích thú trong ngày Tết. Có thể so sánh với phong tục của Nhật Bản để bài viết thêm phong phú.

Phần kết: Kết lại vấn đề. Nêu cảm nghĩ của bản thân nói riêng và của người Việt Nam nói chung về ngày Tết Việt Nam.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây để có thêm nguồn từ vựng giúp cách diễn đạt được thêm phần chi tiết: Từ vựng tiếng Nhật về ngày Tết Việt Nam

Hoặc có thể tham khảo thêm tài liệu tiếng Nhật về ngày Tết trên wiki.

Như vậy, trên đây toàn bộ nội dung bài mẫu và một số điều cần lưu ý khi viết viết bài văn về Tết Việt Nam bằng tiếng Nhật. Hi vọng những hướng dẫn trên sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn cải thiện và nâng cao kỹ năng viết Sakubun! Chúc các bạn học tiếng Nhật hiệu quả!

Tham khảo thêm các bài sakubun mẫu khác trong chuyên mục : sakubun tiếng Nhật

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Video liên quan

Chủ Đề