Sự khác biệt giữa Shopee và Lazada

Shopee và Lazada – mới và cũ

Nhắc đến sàn thương mại điện tử thì tên gọi Lazada đã trở nên nằm lòng với khách hàng mua sắm online. Danh tiếng của Lazada được tạo dựng qua những mốc thời gian rất dài. Nói về Lazada là nhắc đến trung tâm mua sắm trực tuyến hàng đầu, đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử. Những trải nghiệm mua hàng tại Lazada được đánh giá trong 2 chữ hiệu quả – hiệu quả với khách hàng và hiệu quả với các nhà bán lẻ.

Ngược lại, Shopee Việt Nam là một cái tên rất mới. Thế nhưng Shopee đã nhanh chóng thu hút được đông đảo người tiêu dùng nhờ phát triển hướng đi riêng thiên về hỗ trợ khách hàng trong khâu thanh toán và vận chuyển. Đây được đánh giá là hướng đi đúng đắn để mua hàng online trở nên dễ dàng, an toàn và thuận tiện hơn.

Như vậy, Shopee và Lazada đều đang là những trang thương mại được yêu thích hàng đầu hiện nay với những chính sách khuyến khích mua hàng hấp dẫn, mới mẻ.

Sự khác biệt giữa Shopee và Lazada
Shopee Việt Nam là một cái tên mới trên thị trường

Điểm khác biệt của Shopee và lazada– Phương tiện mua hàng

Hiện nay Shopee và Lazada đều hỗ trợ mua hàng online qua App và website. Tuy nhiên có thể do thói quen người tiêu dùng nên khi nói về cách mua hàng thì Lazada sẽ thao tác qua website còn Shopee thì khách hàng đã quen thuộc với App Shopee ngay từ khi mới ra đời.

Lazada có mặt tại Việt Nam ngay từ buổi sơ khai của sàn thương mại điện tử. Cũng từ thời điểm đó, Lazada đã bắt đầu phát triển trên nền tảng website mạnh mẽ và hướng khách hàng tới thói quen mua hàng bằng máy tính cá nhân. Ở thời điểm hiện tại, theo xu thế thị trường, Lazada giới thiệu tới khách hàng App Lazada tuy nhiên thói quen mua sắm trên Lazada qua App chưa thực sự nổi bật.

Shopee ngay từ buổi đầu ra mắt đã được giới thiệu là ứng dụng mua hàng online. Tức là khách hàng sẽ tải app Shopee về cài đặt trên smartphone và thực hiện thao tác mua sắm. Bên cạnh đó website Shopee cũng đi vào hoạt động nhưng thực tế cho thấy Shopee hoạt động hiệu quả hơn trên ứng dụng di động. Nếu bạn là tín đồ của điện thoại di động và thích mua sắm qua ứng dụng thì Shopee sẽ làm bạn hài lòng.

Sự khác biệt giữa Shopee và Lazada
Khác biệt giữa shopee và lazada

Điểm mạnh của Shopee và Lazada

Chúng ta đang ở thời kỳ phát triển cực thịnh của các thiết bị công nghệ. Các sàn thương mại điện tử hoạt động trên nền tảng công nghệ như Shopee và Lazada luôn biết cách làm mới để thu hút ngày càng đông hơn nữa khách hàng mua sắm.

Mua sắm trên điện thoại di động qua ứng dụng shopee khiến đa phần khách hàng đều hài lòng. Với phân khúc thu gọn, tính năng hoạt động thân thiện, linh hoạt ở Shopee là điểm mạnh mà khó có ứng dụng mua sắm nào khác có thể vượt qua. Ngoài ra với lượng hàng hóa khổng lổ, nền tảng công nghệ được phát triển không ngừng để người mua sắm chỉ cần những thao tác chạm rất đơn giản là đã mua hàng thành công.

Nhắc đến điểm mạnh nhất của Lazada đó là nhờ nền tảng uy tín được gây dựng trong nhiều năm, Lazada luôn tạo nên những cơn sốt lớn trên cộng đồng mua sắm online. Lazada có rất nhiều chương trình khuyến mại đặc sắc, các kênh liên kết rộng khắp. Đó chính là thế mạnh của sự phổ biến và sự phân phối thông tin mà Lazada đã thực hiện thành công. Sự phổ biến này vẫn luôn là mục tiêu của tất cả những trang thương mại điện tử khác để thành công.

Sự khác biệt giữa Shopee và Lazada
Ứng dụng bán hàng của shopee trên điện thoại

Mua hàng trên Lazada có tốt không?

Truớc khi tìm hiểu việc nên mua hàng trên Lazada hay Shopee thì chúng ta hãy hiểu sơ bộ về Lazada. Đây là trang thương mại điện tử ra đời vào năm 2012 do Maximilian Bittner của Đức sáng lập. Đến năm 2015 trang thương mại điện tử đã được tập đoàn lớn nhất nhì Trung Quốc là Alibaba mua lại.

Sự khác biệt giữa Shopee và Lazada

Chiến lược

Năm 2018, trong khi Lazada tích cực đầu tư theo chiến dịch, tập trung vào các dịp Tết Nguyên Đán, Sinh nhật Lazada, Sale 11.11, Black Friday, Cyber Monday, 12.12 Sale... thì Shopee khuyến mại tương tự nhưng nhường hẳn mặt trận truyền thông, quảng cáo cho đối thủ.

Về nền tảng, Lazada đi theo hướng mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment) với các chương trình livestream của nghệ sỹ, người nổi tiếng và các minigame. Tính năng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh được triển khai với tuyên bố có 500.000 khách hàng tại khu vực sử dụng hàng ngày. Sang năm 2019, Lazada công bố hoàn tất việc tích hợp cơ sở hạ tầng công nghệ từ Alibaba.

Trong khi đó, Shopee "câu kéo" người dùng bằng chiến lược phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước. "Đây là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường. Chiến lược này hiệu quả khi Shopee vẫn là một trong những tên tuổi trẻ nhất, nhanh chóng vươn lên kể từ khi thành lập năm 2015", Jacob Wolinsky - Nhà sáng lập kiêm CEO ValueWalk nhận định trong bài phân tích gần đây.

Cụ thể, ở Việt Nam Shopee tung tính năng giao hàng 4 giờ, mang dáng dấp từ dịch vụ giao hàng 2 giờ của Tiki. Shopee còn đều đặn tặng mã giảm giámã giao hàng miễn phí cho người dùng. Với một thị trường "mê" mã giảm giá và miễn phí giao hàng như Việt Nam, chiến lược đã phát huy hiệu quả.

Quảng cáo

Về quảng cáo thì lazada có vẻ yếu thế hơn khi các thước phim quảng cáo của hãng này khá đơn điệu, kém hấp dẫn hơn Shopee.

Riêng Shopee khá thông minh khi chọn các ngôi sao đang rất nổi tiếng làm đại diện hoặc quảng cáo cho trang của mình như Sơn Tùng, Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh...

Ứng dụng trên điện thoại

Với những tín đồ mua sắm đồ điện tử thì có thể nói Lazada được nhắc đến đầu tiên. Tuy nhiên, người dùng lại quenmặtlazada trên máy tính chứ trên app chỉ một bộ phận nhỏ.

Trong khi đó, shopee lại được nhắc đến về mặt hàng tiêu dùng như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm… nhưng lại hầu như đặt trên app điện thoại nhiều hơn. Shopee cũng có chiến lược riêng thiên về hỗ trợ khách hàng trong khâu thanh toán và vận chuyển.

Sự khác biệt giữa Shopee và Lazada

So sánh 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay Shopee, Lazada và Tiki

21/06/2021

Bán hàng online không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp cho mùa dịch. Hiện nay ở Việt Nam có không ít các sàn thương mại điện tử, nhưng nổi bật và được nhiều người sử dụng nhất là 3 sàn: Shopee, Lazada và Tiki. Vậy 3 sàn này có đặc điểm gì, giống hay khác nhau như thế nào?

Mục lục

  • 1 Sàn thương mại điện tử Shopee
    • 1.1 Ưu điểm:
    • 1.2 Nhược điểm
  • 2 Sàn thương mại điện tử Lazada
    • 2.1 Ưu điểm
    • 2.2 Nhược điểm
  • 3 Sàn thương mại điện tử Tiki
    • 3.1 Ưu điểm:
    • 3.2 Nhược điểm:

Thông tin khái quát về Lazada và Shopee

Lazada.vn là thành viên của Lazada Group – được đánh giá là trung tâm mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á, hiện đang có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đi tiên phong trong lĩnh vực Thương mại điện tử của khu vực, Lazada đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm hiệu quả và cung cấp cho các nhà bán lẻ một cách tiếp cận đơn giản, trực tiếp đến đông đảo khách hàng khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, Lazada đã trở thành công ty con của Alibaba với 90% vốn hoá cổ phần.

Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và Đài Loan. Được phát triển phù hợp với khu vực Á Đông, Shopee hỗ trợ người dùng mạnh mẽ trong cả thanh toán và vận chuyển, giúp việc mua bán trực tuyến trở nên dễ dàng, an toàn và thuận tiện. Mục tiêu của Shopee là tiếp tục phát triển và nâng cấp nền tảng thương mại điện tử của mình để trở thành sự lựa chọn tốt nhất trên toàn khu vực. Shopee hiện tại cung cấp một lượng lớn các sản phẩm chia thành các ngành hàng như Điện tử tiêu dùng, Sức khỏe và sắc đẹp, Đồ mẹ và bé, Thời trang, Thiết bị thể thao v.v. Bắt đầu phát triển từ tháng 11 năm 2015, Shopee hiện có hơn 3 triệu thương hiệu và gian hàng cung cấp hơn 40 triệu sản phẩm trên 7 quốc gia bao gồm Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam.

Lịch sử của Lazada

Maximilian Bittner thành lập Lazada vào năm 2012 cùng với Rocket Internet (công ty hỗ trợ Lazada). Từ năm 2012 đến năm 2013, họ đã gây quỹ với sự giúp đỡ của các nhà đầu tư nổi tiếng, JP Morgan là một trong số họ.

Vào năm 2014, nó đã có thể ra mắt thị trường đầu tiên tại Singapore. Cuối cùng, đây đã được chứng minh là một động thái tuyệt vời nhưng trong giai đoạn đầu của dự án, họ đã phải gánh chịu những khoản lỗ khổng lồ.

Tại thời điểm này, mọi người vẫn thích mua sắm từ các cửa hàng gạch và vữa. Cũng không có đủ người sở hữu thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. Do đó, họ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty như Amazon và Alibaba.

Năm 2016 trở thành bước ngoặt của Lazada. Đến lúc đó, Alibaba quyết định mua lại quyền kiểm soát. Sau này cũng hỗ trợ họ về mặt tài chính. Và trên hết, Lazada đã được phép tận dụng nền tảng Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Alibaba.

Hiện nay, Lazada có 155,000 người bán và 3,000 thương hiệu bán cho người tiêu dùng trên khắp các khu vực. Nó có sẵn 300 triệu SKU trên nền tảng của mình và được coi là dẫn đầu thị trường về nhiều loại sản phẩm.

Lịch sử của Shopee

Forrest Xiaodong Li lần đầu tiên thành lập Shopee vào năm 2015 dưới quyền tập đoàn SEA. Nó bắt đầu như một thị trường từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C). Cuối cùng, nó đã có thể chuyển sang mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Kể từ đó, nó đã mở rộng sang Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan, Indonesia và Philippines.

Shopee nhanh chóng mở rộng vào năm 2019. Vào ngày 23 tháng 244,000 cùng năm, Shopee chính thức khai trương trụ sở khu vực sáu tầng tại Công viên Khoa học Singapore. Nó rộng XNUMX feet vuông và lớn hơn gấp sáu lần so với văn phòng trước đây của họ.

Tòa nhà này trước đây đã được sử dụng bởi WeWork. Shopee đã sắp xếp các cuộc đàm phán cần thiết để trở thành người thuê mới của tòa nhà để đáp ứng việc mở rộng của họ, nơi sẽ có chỗ cho khoảng 3,000 nhân viên. Sự mở rộng này cũng là điều đã thúc đẩy công ty tiến xa hơn vào nền kinh tế kỹ thuật số.

Shopped cũng đi tiên phong trong việc sử dụng thanh toán ký quỹ trong các thị trường để cung cấp sự an toàn hơn cho cả người mua và người bán.