Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra theo hướng

VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I. Kiến thức trọng tâm

1..Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế -xã hội

- Thế mạnh:

+ Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế.

+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, biển,... [dẫn chứng]

+ Kinh tế - xã hội: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt,...

- Hạn chế: một số tài nguyên bị xuống cấp, thiên tai; số dân, mật độ dân số cao nhất cả nước, vấn đề việc làm còn nan giải; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm ...

- Vấn đề cần giải quyết: quỹ đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, sức ép việc làm.

2. Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

- Lí do phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

- Các định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và nội bộ từng ngành.

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Tại sao cần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?Gợi ý trả lời:

Phải chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành ở ĐBSH vì:- Đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta, trong vùng tập trung nhiều cơ sở kinh tế quan trọng- Cơ cấu kinh tế theo ngành có nhiều hạn chế, chuyển dịch chậm không phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng, công nghiệp tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn, dịch vụ chậm phát triển.- Số dân đông, mật độ cao, việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống -> chuyển dịch cơ cấu KT góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giải quyết việc làm....- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của vùng, đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH, xây dựng cơ cấu KT hợp lí, là hạt nhân để thúc đẩy cơ cấu KT của cả nước.

Câu 2: Phân tích những nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.
Gợi ý trả lời:

* Thế mạnh:a. Vị trí địa lí+Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và các vùng khác+ Giáp với TDMNBB, BTB, vịnh Bắc bộ ->Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.+ Gần các vùng giàu tài nguyên nhất là khoáng sản, thủy điện ...-> cơ sở phát triển cơ cấu CNb. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng:- Diện tích đất nông nghiệp lớn chiếm 51,2% DT vùng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh góp phần đa dạng cơ cấu sản phẩm- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế [đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch]- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.c. Điều kiện kinh tế xã hội:- Có nguồn lao động dồi dào; nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.- Thị trường tiêu thu rộng lớn- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.- Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh [giao thông, điện, nước…]- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống…với 2 trung tâm KTXH là Hà Nội và Hải Phòng.* Hạn chế:- Dân cư đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên, môi trường.- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.- Sự suy thoái tài nguyên, môi trường.- Cơ cấu KT chuyển dịch còn chậm

Câu 3: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng trong tương lai?
Gợi ý trả lời:

a. Sự chuyển dịch cơ cấu ...- Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực+ Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III.+ Trước 1990, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất [49,5%]. Năm 2005, khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất [45%]- Tốc độ chuyển dịch còn chậmb. Định hướng:- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết các vấn đề XH và môi trường.- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:+ Trong khu vực I:Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.Trong trồng trọt: giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả.+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến LT-TP, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử…

+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,…

Câu 4. Tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước. Hãy đề xuất các giải pháp chính để giải quyết vấn đề dân số ở ĐBSH hiện nay.

Gợi ý trả lời:

a/ Nơi tập trung đông dân cư, vì:

- ĐKTN thuận lợi: ĐBSH là đồng bằng lớn thứ 2 sau ĐBSCL, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp & cư trú.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Tập trung nhiều trung  tâm công nghiệp và mạng lưới đô thị dày đặc.

- Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao đòi hỏi nhiều lao động.

b/ Biện pháp giải quyết:

- Triển khai KHHDS nhằm làm giảm tỷ lệ tăng dân số.

- Phân bố lại dân cư & lao động trên phạm vi cả nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng [di dân đến Tây Nguyên, ĐNB…]

- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.


- Áp dụng KH-KT, thâm canh tăng năng suất & sản lượng LT-TP.

Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng – Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai.. Thực trạng: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng.

–  Thực trạng:

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I [nông – lâm – ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp và xây dựng] và khu vực III [dịch vụ]. Trong cơ cấu kinh tế theo ngành [năm 2005]: nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp – xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, nhất là ở khu vực II.

–  Các định hướng chính:

+ Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I [nông – lâm – ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp – xây dựng] và khu vực III [dịch vụ] trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

Quảng cáo

+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với yêu cầu phát triển nển nông nghiệp hàng hoá.

Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn liền với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử.

Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo… cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề