So sánh quân sự iran và israel

Các chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng không thể loại trừ khả năng Israel tấn công quân sự vào Iran.Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều lý do để khẳng định rằng cả Israel lẫn Mỹ và phương Tây phải rất thận trọng với ý định tấn công quân sự Iran. Chúng ta hãy cùng so sánh tương quan lực lượng giữa Iran và Israel để xem tiềm lực của quốc gia nào mạnh hơn và quân đội nào sẽ chiến thắng trong trường hợp tồi tệ, không mong muốn nhất đó là khi chiến sự xảy ra?

Iran

Lực lượng Vũ trang Iran gồm Quân đội Iran, Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo và Cảnh sát Iran. Theo một thống kê mới nhất vào tháng 7 năm 2011, có khoảng 545.000 người đang phục vụ chính thức trong Quân đội và Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo của Iran. Cả hai lực lượng này đều đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng và Vũ trang Iran.

Xe tăng T-72, "Quả đấm thép" của bộ binh Iran

Quân đội Iran gồm Lục quân, Hải quân, Không quân. Lực lượng chính quy có khoảng 420.000 người: Lục quân có 350.000 người; Hải quân có 18.000 người; Không quân có 52.000 người.

Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo có khoảng 125.000 người chia làm 5 nhánh: Hải quân [của Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo], Không quân, Lục quân; Lực lượng Quds [Lực lượng đặc nhiệm], và Basij [Lực lượng dân quân tự vệ].

Vũ khí trang bị cho Lục quân có khoảng 1.700 xe tăng [trong đó có 420 chiếc T-72 của Nga và khoảng 100 chiếc Zolfagar do chính Iran sản xuất], 610 xe chiến đấu bộ binh, 640 xe bọc thép, 8200 khẩu pháo và khoảng 200 máy bay trực thăng [gồm Cobra, Chinook, Mi-17, Mi-8].

Trang bị chính cho Hải quân Iran gồm ba tàu ngầm Палтус của Nga thuộc dự án 877EKM được xây dựng trong những năm 1990. Iran cũng có 7 tàu ngầm lớp Ghadir, và 3 tàu ngầm mini. Bờ biển Iran được bảo vệ bởi 4 tàu khu trục Alvand, 3 tàu hộ tống Bayandor.

Hải quân của Iran có thể tiến hành các hoạt động quân sự khá hiệu quả khi nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các dàn phóng tên lửa HY-2 Sikworm, YJ-2 [còn gọi là S-802] được bố trí dọc bờ biển. Iran và Israel tuy không chung đường biên giới hàng hải, nhưng trong tháng 9 năm 2011, Tehran đã gửi đến Biển Đỏ một số tàu khu trục và tàu ngầm.

Ngoài ra còn nhiều loại vũ khí, tên lửa mà nước này mới chế tạo và chưa công khai tên hiệu.


Không quân có khoảng 300 máy bay gồm 130 máy bay chiến đấu [bao gồm F-1, F-5, F-7, F-14 của Mỹ, MiG-29 của Nga] và 170 máy bay tấn công mặt đất [Su-25, Su-24, F-4]. Cuối cùng, Iran đã có một loạt tên lửa đạn đạo Shahab-1, Shahab-1,  Shahab-3, Shahab-4, Shahab-5, Shahab-6.

Nếu như Shihab-1 có tầm 300km thì Shihab-2 đạt mục tiêu cách 700km với độ chính xác cao. Shihab-3 và các phiên bản cải tiến “khủng” hơn với tầm bắn lên tới trên 1500 km.

Tên lửa Shahab-2 của Iran

Israel

Lực lượng Quốc phòng Israel có khoảng 176.500 người, trong đó 133. 000 trong Lục quân, 9.500 người trong Hải quân và 34.000 người trong Không quân. Trong trường hợp có chiến tranh, Israel có thể huy động thêm một đội quân khoảng 560.000 người là lực lượng dự bị thường trực.

Tầu ngầm Dolphin của Israel

Bộ binh Israel được trang bị 3.500 xe tăng Merkava do chính nước này sản xuất, 100 xe tăng Magach-7, 700 chiếc M-60 của Mỹ, 200 chiếc Centurion của Anh. Israel hiện có tới 600 cỗ pháo tự hành M109 155mm. Đây là mẫu pháo tự hành do Mỹ thiết kế và chế tạo.

Hải quân Israel có 3 tàu ngầm Dolphin, 3 tàu hộ tống Eilat, và khoảng 60 tàu thuyền khác. Không quân Israel được coi là mạnh nhất trong khu vực, bao gồm 170 máy bay chiến đấu [US F-15 và F-16], 270 máy bay tấn công mặt đất [A-4, F-4, F-16D, F-16I của Mỹ và Kfir của chính nước này] và 80 máy bay trực thăng [Cobra, Apache].

Máy bay F-15E Strike Eagle và xe tăng Magach của Israel

Tựu trung lại, Iran có lực lượng quân sự mạnh, có khả năng tham chiến và đối đầu với bất cứ quốc gia nào tại Trung Đông và vùng Vịnh. Nhưng Israel với kho vũ khí phong phú với nhiều loại xe tăng, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, tên lửa và súng ống hiện đại cùng sự hậu thuẫn của Mỹ là minh chứng hùng hồn cho những tuyên bố mới đây của Israel về một cuộc tấn công quân sự vào Iran.

Nhưng như chúng ta đã biết trong chiến tranh sự thắng bại còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác trong đó tinh thần, trình độ chiến đấu của binh sỹ giữ vai trò không hề nhỏ.

Trịnh Xuân Tuân [Theo Defence]

Iran được GlobalFirepower xếp hạng cao hơn Israel về sức mạnh quân sự. [Nguồn: National Interest]

Bảng xếp hạng GlobalFirepower sử dụng hơn 50 yếu tố riêng lẻ để xác định điểm số Power Index [Pwr Index] của một quốc gia theo các tiêu chí từ sức mạnh quân sự và tài chính đến khả năng hậu cần và địa lý. Song khi tiêu chí của GlobalFirepower không rõ ràng, nhiều khả năng trang web sử dụng các yếu tố truyền thống để tính điểm.

Công thức độc đáo cho phép các quốc gia nhỏ hơn, tiến bộ hơn về công nghệ cạnh tranh với các quốc gia lớn hơn, mặc dù kém phát triển hơn. Công cụ sửa đổi bổ sung [dưới dạng điểm cộng/lợi thế và điểm trừ] được áp dụng để tinh chỉnh danh sách. Điểm Pwr Index hoàn hảo là 0,0000, thực tế không thể đạt được trong phạm vi cân nhắc của GlobalFirepower.

Các lực lượng vũ trang Iran xếp thứ 14 [0,2191 điểm] trong tổng số 138 nước trên thế giới, theo bảng xếp hạng GlobalFirepower.com 2020 trong khi Israel xếp thứ 18 [0,3111 điểm]. Các quốc gia xếp hạng "tốp" là Mỹ [0,0606] xếp thứ nhất, tiếp theo là Nga [0,0681], Trung Quốc [0,0691], Ấn Độ [0,0953], Nhật [0,1501], Hàn quốc [0,1509] và Pháp [0,1702]… Đáng nói là Ai Cập [0,1872] đứng ở vị trí thứ 9, trước cả Iran và Israel.

Trang web giải thích rằng điểm số được điều chỉnh bởi một loạt sửa đổi. Ví dụ, việc xếp hạng không chỉ dựa vào tổng số vũ khí hiện có của bất kỳ quốc gia nào mà tập trung vào sự đa dạng của vũ khí. Các quốc gia NATO được một ít lợi thế nhờ sự chia sẻ trên lý thuyết các tài nguyên tiến hành chiến tranh [vũ khí, trang bị…].

Những sửa đổi khác bao gồm yếu tố địa lý, công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và sức mạnh tài chính. Sự lãnh đạo chính trị và quân sự hiện tại không được tính đến. Nhưng quan trọng nhất là yếu tố mà trên lý thuyết sẽ mang lại cho Israel một lợi thế quyết định so với Iran, hoặc ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Các kho dự trữ hạt nhân không được tính đến nhưng các cường quốc hạt nhân được công nhận hoặc nghi ngờ sẽ được nhận được lợi điểm, theo Global GlobalFirepower. Israel được cho là có vũ khí hạt nhân, trong khi Iran đã từng cố gắng phát triển loại vũ khí này.

Với cách tính còn khá mập mờ, trang GlobalFirepower.com có khả năng đang sử dụng nhiều yếu tố truyền thống để tính điểm. Ví dụ, dân số Iran được tính ở mức 82 triệu, với nhân lực quân sự tiềm năng là 47 triệu, trong khi Israel có dân số 8,3 triệu, trong đó 3,6 triệu có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự. Iran có diện tích lãnh thổ gấp gần 100 lần Israel và có nhiều dầu mỏ hơn nhiều. Iran được liệt kê có hơn 900.000 nhân viên quân sự thường trực và đang hoạt động so với Israel có 615.000, mặc dù Iran có ít hơn số lượng xe tăng và máy bay.

Tất cả những con số này chứng minh điều gì? Đầu tiên, vì bất cứ ai truy cập vào các trang web quốc phòng đều sớm biết, bảng xếp hạng sức mạnh quân sự thường quá độc đoán đến mức trở nên vô dụng ở mức tốt nhất và lố bịch ở mức tồi tệ nhất. Nhưng quan trọng hơn là bản chất độc đoán của các chỉ số này, có xu hướng bỏ qua các yếu tố chi phối sức mạnh quân sự.

Ví dụ, trong khi Iran có quân đội lớn hơn, dân số đông hơn và số quân thường trực nhiều hơn, điều đó sẽ không giúp ích nhiều trong cuộc xung đột với Israel, vốn không có chung biên giới với Iran. Điều đó có nghĩa là quân đội Iran lớn không để làm gì trong khi những yếu tố này rất quan trọng trong Chiến tranh Iran - Iraq [1980-1988], khi hai quốc gia nằm liền kề nhau.

Vụ Soleimani: Sức mạnh quân sự của Iran đáng sợ tới mức nào?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Năng lực tên lửa của Iran đóng vai trò then chốt trong sức mạnh quân sự của nước này

Iran tuyên bố sẽ trả đũa sau khi tư lệnh đầy quyền lực của nước này bị thiết bị drone Mỹ giết chết trong cuộc tấn công vào sân bay Baghdad.

"Cuộc báo thù tàn khốc đang chờ những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công" [giết chết] tướng Qasem Soleimani, Lãnh tụ tối cao của Iran Ali Khamenei nói.

Bàn Tròn BBC: về căng thẳng, bạo lực leo thang trong quan hệ Mỹ - Iran

Ngoại trưởng Anh hiểu vì sao Mỹ giết ông Soleimani

Quảng cáo

Reaper MQ-9: Drone sát thủ của Mỹ

Mỹ 'sẽ nhắm vào' 52 khu vực của Iran nếu Tehran tấn công

Iran sẽ báo thù cho 'tướng tử đạo' Soleimani bị Mỹ giết

Vậy chúng ta đã biết những gì về năng lực quân sự của Iran?

Quân đội Iran lớn mạnh tới mức nào?

Hiện ước tính có khoảng 523.000 người đảm nhận các vai trò khác nhau trong quân đội, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Anh.

Trong số này có 350.000 quân chính quy và ít nhất 150.000 người thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo [IRGC].

Có thêm 20.000 người nữa phục vụ trong lực lượng hải quân của IRGC. Nhóm này nắm các tàu tuần tra có vũ trang trên Eo biển Hormuz, nơi trong 2019 đã xảy ra những cuộc đối đấu với các tàu dầu mang cờ nước ngoài.

IRGC cũng kiểm soát đơn vị Basij, lực lượng tình nguyện giúp đàn áp sự phán kháng trong nước. Đơn vị này có thể huy động tới hàng trăm ngàn người.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

IRGC có lực lượng hải quân và không quân riêng, đồng thời kiểm soát các vũ khí chiến lược của Iran

IRGC được thành lập từ 40 năm trước để bảo vệ hệ thống Hồi giáo tại Iran, và đã trở thành một thế lực quân sự, chính trị và kinh tế lớn mạnh.

Mỹ nói 'bắn hạ' máy bay drone của Iran

Vũ khí chết người từ thiết bị bay siêu nhỏ

IS dùng 'máy bay đồ chơi' làm không quân

Tuy có ít lính hơn so với quân chính quy, nhưng lực lượng này được coi là có quyền lực quân sự mạnh nhất Iran.

Các hoạt động ở nước ngoài

Lực lượng Quds, do Tướng Soleimani dẫn dắt, tiến hành cac hoạt động bí mật ở nước ngoài cho IRGC, và báo cáo trực tiếp lên Lãnh đạo Tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei. Người ta tin rằng lực lượng này có chừng 5.000 người.

Đơn vị này đã được triển khai tới Syria, nơi họ tư vấn cho các thành phần quân sự trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và dân quân Shia có vũ trang.

Tại Iraq, đơn vị này ủng hộ cho lực lượng bán quân sự do người Shia nắm, vốn đã đóng vai trò dẫn tới sự thất bại của nhóm Nhà nước Hồi giáo [IS].

Tuy nhiên, Hoa Kỳ nói rằng lực lượng Quds đóng vai trò to lớn hơn qua việc tài trợ, huấn luyện, cấp vũ khí và thiết bị cho các nhóm bị Washington coi là khủng bố ở Trung Đông.

Trong số này có phong trào Hezbollah ở Lebanon và nhóm Islamic Jihad của Palestine.

Tất cả các nhóm này đều thân Iran và ủng hộ một liên minh đạo Hồi Shia chống lại các quốc gia cũng theo đạo Hồi nhưng thuộc hệ phái Sunni trong vùng.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

IRGC của Iran đã bắt giữ tàu dầu mang cờ Anh, Stena Impero, ở Eo biển Hormuz trong năm 2019

Các vấn đề kinh tế và lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng tới việc Iran nhập khẩu vũ khí, vốn chỉ ở mức khá nhỏ so với sức mạnh khí tài của các nước khác trong khu vực.

Giá trị nhập khẩu quốc phòng của Iran từ 2009 đến 2018 chỉ bằng 3,5% lượng nhập khẩu của Ả-rập Saudi trong cùng kỳ, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.

Hầu hết hàng nhập khẩu Iran là đến từ Nga, còn lại là từ Trung Quốc.

Iran có tên lửa không?

Có - năng lực tên lửa là một phần then chốt tạo nên sự can đảm quân sự của nước này, nếu xét tới việc nước này thiếu sức mạnh không quân so với các đối thủ như Israel và Ả-rập Saudi.

Một bản phúc trình của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mô tả sức mạnh tên lửa của Iran là lớn nhất ở Trung Đông, chủ yếu bao gồm tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Bản phúc trình cũng nói Iran đang thử công nghệ không gian theo đó cho phép nước này phát triển tên lửa xuyên lục địa có thể đi được xa hơn nhiều.

Chụp lại hình ảnh,

Hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không Patriot

Tuy nhiên, chương trình tên lửa tầm xa đã bị Iran tạm ngưng, theo nội dung một phần trong thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký với các nước khác trong năm 2015, theo tổ chức nghiên cứu Royal United Services Institute [Rusi]. Tuy nhiên, viện nghiên cứu này nói thêm rằng chương trình này có thể đã được nối lại.

Trong bất kỳ trường hợp nào thì nhiều mục tiêu tại Ả-rập Saudi và Vùng Vịnh cũng sẽ nằm trong tầm hoạt động của các tên lửa tầm ngắn và tầm trung hiện nay của Iran, và có thể cả các mục tiêu tại Israel nữa.

Hồi tháng Năm năm ngoái, Hoa Kỳ đã triển khai hệ thống phòng chống tên lửa tại Trung Đông, khi căng thẳng với Iran gia tăng. Hệ thống này nhằm đối phó với các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa tuần du và phi cơ tân tiến của đối phương.

Iran có vũ khí hạt nhân không?

Iran hiện không có chương trình vũ khí hạt nhân, và trước đó nói rằng họ không muốn có.

Tuy nhiên, nước này có nhiều các nguyên liệu cũng như kiến thức cần thiết để có thể sản xuất hạt nhân phục vụ mục đích quân sự.

Năm 2015, chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Obama ước tính Iran chỉ cần từ hai đến ba tháng là có thể chế tạo đủ nhiên liệu cần thiết để làm ra một vũ khí hạt nhân.

Thỏa thuận hạt nhân năm đó giữa Tehran và sáu cường quốc thế giới - là thỏa thuận mà Tổng thống Trump đã rút khỏi vào năm 2018 - đưa ra những giới hạn và việc thanh sát quốc tế đối với các hoạt động hạt nhân của Iran.

Thỏa thuận này nhằm gây khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn trong việc phát triển nguyên liệu dùng để sản xuất vũ khí.

Sau vụ các lực lượng Hoa Kỳ giết Tướng Soleimani, Iran nói sẽ không chịu sự ràng buộc của các hạn chế này nữa. Nhưng Iran cũng nói họ sẽ tiếp tục hợp tác với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hoa Kỳ cáo buộc Iran là đã cung cấp cho các phiến quân Houthi phương tiện không người lái hoạt động trên không

Tuy bị trừng phạt trong nhiều năm, nhưng Iran vẫn đã phát triển được năng lực drone.

Tại Iraq, drone của Iran đã được sử dụng từ 2016 trong cuộc chiến chống lại IS.

Iran cũng đã vào không phận Israel bằng các drone có vũ trang và được điều khiển từ các căn cứ đặt tại Syria, theo Viện Rusi.

Tháng 6/2019, Iran bắn hạ một drone do thám của Mỹ, nói rằng thiết bị này vi phạm không phận Iran ở trên Eo biển Hormuz.

Một vấn đề nữa trong chương trình drone của Iran là nước này sẵn sàng đem bán hoặc chuyển giao công nghệ drone cho các nước đồng minh trong khu vực, phóng viên BBC Jonathan Marcus chuyên về quốc phòng và ngoại giao nói.

Năm 2019, các vụ tấn công bằng drone và tên lửa đã làm hư hại hai cơ sở dầu lửa quan trọng của Ả-rập Saudi.

Cả Hoa Kỳ và Ả-rập Saudi đều cho là Iran có liên hệ tới các vụ tấn công này, tuy nhiên Tehran bác bỏ việc có bất kỳ dính dáng nào và nói các việc đó do các phiến quân tại Yemen thực hiện.

Iran có năng lực tấn công trong không gian mạng không?

Sau vụ tấn công mạng đình đám hồi 2010 nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, Tehran đã tăng cường năng lực trên không gian mạng của mình.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo [IRGC] được cho là có lực lượng trên mạng riêng, hoạt động trong lĩnh vực gián điệp thương mại và quân sự.

Video liên quan

Chủ Đề