Rms nghĩa là gì

RMS được viết tắt từ tiếng Anh Root Mean Square được gọi là Giá Trị Hiệu Dụng

Giá trị hiệu dụng là 1 khái niệm trong kĩ thuật điện và kĩ thuật đo lường dùng để chỉ giá trị trung bình bình phương. Các công thức tính toán trong điện 1 chiều có thể áp dụng được trong điện xoay chiều với giá trị hiệu dụng khi có hệ số chuyển đổi cho các hàm thông thường.

Hay Giá trị hiệu dụng RMS hiểu đơn giản là căn số bậc 2 của trung bình bình phương dòng điện xoay chiều, giá trị này tương đương với giá trị dòng điện 1 chiều sản sinh cùng 1 nhiệt lượng khi đi qua cùng 1 điện trở cố định.

Cách đo RMS

Tín hiệu sine có 2 loại :

Tín hiệu sine chuẩn: chuẩn , không biến dạng , với các chuyển động đối xứng giữa các đỉnh và bụng sóng.

Tín hiệu không sine: dạng sóng bị biến dạng, méo mó.

Đối với dòng điện / điện áp xoay chiều thông thường có dạng sóng hình sin chuẩn thì giá trị hiệu dụng RMS được tính bằng 0.707 lần giá trị cực đại hay giá trị cực đại bằng √2 = 1.414 nhân với giá trị hiệu dụng.

Nhưng đối với tín hiệu sine không chuẩn thì chúng ta phải làm như thế để đo nó, bây giờ chúng ta sẽ đến với một thông số khác và xem ứng dụng của nó vào những lĩnh vực nào nhé !

Tính toán RMS đối với dạng sóng

Giá trị True Rms được tính toán theo Vp, Vpp, Vavg như sau :

                          Vrms = Vp/sqrt[2] = 0.707 x Vp                           Vrms = Vpp/[2sqrt[2] = 0.353 x Vpp

                          Vrms = 3.14Vavg/[2sqrt[2] = 1.111 x Vavg

Trị số rms và avg được tính như sau :

                                 Vrms =  V x p
                                 Vavg = V x p

Trị số rms và avg được tính như sau :

                              Vrms =  Vp/sqrt[3] = 0.557 X Vp
                              Vavg = 0.5 X Vp

Ta có độ rộng xung D = t/T, Với t là thời gian của sườn lên, T là chu kỳ.

Trị số rms và avg được tính như sau :

                       Vrms =  Vp X sqrt[D]
                       Vavg = Vp x D Người đăng: hoy Time: 2020-10-15 14:17:11

Trang chủ Tin tổng hợp Công suất RMS của loa là gì? Đặc điểm, cách đo, cách áp dụng RMS

Trong bất kỳ dòng loa nào kể cả từ loa âm trần, loa array đều có một thông số kỹ thuật rất quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý và lưu tâm đó chính là công suất RMS. Vậy công suất RMS của loa là gì? Mối liên quan giữa công suất RMS và chất lượng âm thanh như nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Lạc Việt Audio.

Công suất loa rms là gì?

Công suất RMS là tên viết tắt của từ trong tiếng anh là Root Mean Squared có nghĩa là công suất thực sự hoặc công suất hiệu dụng của thiết bị. Đây chính là con số mà bạn cần quan tâm, và thường được nhà sản xuất ghi rõ trên các sản phẩm của mình.

Công suất RMS được ghi trên loa

Công suất RMS không chỉ có trên loa mà trên các thiết bị có công suất khác đều được sử dụng, nhưng mà nó có được nhà sản xuất ghi ra rõ ràng hay không mà thôi. amply, cục đẩy công suất, đầu karaoke đều có công suất RMS hết.

Công suất hiệu dụng được tính theo công thức:  P = I2.R hoặc P = U2/R, cái này là kiến thức vật lý phổ thông chắc các bạn cũng nắm rõ rồi. Nếu bạn cần biết cụ thể về cách tính RMS cụ thể thì tham khảo bài viết này nhé!

Công suất RMS được ghi trên Amply

Công suất rms của loa đại diện cho cái gì?

Khi loa hoặc thiết bị âm thanh sử dụng đúng mức công suất này thì nó sẽ cho phép thiết bị làm việc hoạt động lâu dài bền bỉ trong điều kiện bình thường. Do đó khi phối ghép giữa loa với amply hoặc ghép loa với cục đẩy công suất RMS được chú trọng và quan tâm nhiều nhất.

Đơn vị RMS là gì? 

RMS là đại lượng đặc trưng cho công suất hiệu dụng của thiết bị. Nên đơn vị của RMS sẽ là W [Watt]

Vì sao bạn cần quan tâm đến công suất RMS?

Việc biết định nghĩa của công suất RMS là gì sẽ tác động rất lớn đến việc phối ghép các thiết bị âm thanh của bạn lại với nhau để hạn chế tình trạng loa bị cháy hoặc amply bị cháy. Nguyên tắc chung bạn cần hiểu và nắm được là như sau:

  • Nếu ghép với amply thì amply phải có công suất lớn gấp từ 1,5 đến 2 lần công suất của loa hoặc ít nhất cả hai công suất phải bằng nhau. Ví dụ, công suất RMS của loa là 200W thì công suất của amply phải từ 300W đến 400W.
  • Với cục đẩy công suất thì công suất phải gấp 2 lần hoặc ít nhất là bằng công suất thực của loa.  Nếu bạn đã chọn cục đẩy 400W thì bắt buộc bạn phải chọn loa 200W.
  • Lưu ý quan trọng: Không được để thiết bị khuếch đại [amply, cục đẩy] có công suất RMS nhỏ hơn loa nếu không amply sẽ không tải được và sẽ sảy ra tình trạng chập và cháy.
  • Lưu ý quan trọng: Khi phối ghép hệ thống chú ý đến RMS thì bạn phải chú ý đến việc chúng ta đang cùng đo ở một mức trở kháng nhất định nhé. Không được tính RMS của amply ở 8Ohms mà tính RMS của loa ở 4Ohms.

Ví dụ cụ thể về phối ghép công suất RMS giữa loa và amply

Loa chúng ta mua có RMS là: 450W làm việc trong trở kháng 8 ohm thì nên chọn cục đẩy hoặc amply phải có RMS từ 450W – 900W trong cùng điều kiện trở kháng 8 ohm. Thông thường hiện nay các nhà sản xuất thiết bị khuếch đại công suất có trở kháng từ 4 ohm – 8 ohm. Rất ít dòng có trở khảng 2Ohms.

Công suất liên tục và công suất RMS của loa [Continuous Power and RMS Power Ratings]

Về cơ bản, trong kiến thức về âm thanh cũng như điện dân dụng thì công suất RMS và công suất Continous là một. Và khi bạn chọn loa và amply phối ghép thì chỉ cần tập trung và 2 thông số này chứ không cần tập trung về thông số PMPO.

Thiết bị để do công suất RMS là gì?

Để do được RMS của một thiết bị âm thanh, thì bạn cần phải có một thiết bị điện tử gọi là đồng hồ vạn năng.

Công suất RMS có trên những thiết bị nào?

Tất cả các thiết bị sử dụng điện năng để hoạt động đều có RMS, vấn đề là nhà sản xuất có ghi ra và nó có cần thiết phải ghi không? [Nếu cần ghép với thiết bị khác mới ghi, còn nó hoạt động 1 mình thì thôi không cần].

Ngoài RMS, trong âm thanh khi kết nối giữa các thiết bị, ta còn một vài định nghĩa nữa các bạn cần nắm chắc đó là PMPO, chúng ta cùng hiểu ở bài sau nhé!

Nếu bạn từng quan sát các thiết bị như amply, loa nghe nhạc, ampe kìm,….thì chắc hẳn đã từng thấy kí hiệu RMS. Bạn có thắc mắc RMS là gì không? Nếu vẫn chưa hiểu hết về RMS, các bạn hãy theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chuẩn xác nhất nhé.

RMS là gì?

RMS là gì?

RMS [Root Mean Square] là giá trị của căn bậc 2 bình phương dòng điện xoay chiều, tương đương với giá trị dòng điện một chiều sinh ra khi đi qua một điện trở cố định sản sinh một nhiệt lượng.

Giá trị hiệu dụng RMS là khái niệm được sử dụng trong kỹ thuật điện và kỹ thuật đo lường để chỉ giá trị trung bình của bình phương các giá trị đo tức thời trong một khoảng thời gian nhất định và nó dùng để mô tả năng lực sóng bình quân.

Cách tính giá trị hiệu dụng RMS

- RMS được sử dụng để tính toán giá trị dòng điện một chiều [DC] tương đương của dạng sóng AC và được tính là căn bậc 2 của trung bình bình phương dòng điện, điện áp xoay chiều.

- Đối với dòng điện có hình sin thuần, RMS có độ lớn gấp 0.707 lần giá trị cực đại hay giá trị cực đại bằng √2 = 1.414 x giá trị hiệu dụng.

Giá trị RMS với dòng điện có hình sóng hình sin thuần

+ Nếu RMS =  1A, dạng sóng là hình sin hoàn toàn. Do đó, sóng là tinh khiết, không bị biến dạng và các giá trị đối xứng nhau qua trục toạ độ.

  • Giá trị cực đại = 1.414 A
  • Giá trị trung bình = 0.9 A
  • Hệ số dạng sóng [Form factor] = Giá trị RMS / Giá trị trung bình = 1.11

+ Nếu RMS = 1A, dạng sóng không hình sin. Đây là sóng có dạng méo, các đỉnh sóng không đều, mạch xung, có thể là hình vuông, tam giác, răng cưa hoặc bất kỳ dạng sóng nham nhở hay góc nhọn nào đó.

  • Giá trị cực đại = 2.6 A
  • Giá trị trung bình = 0.55 A
  • Hệ số dạng sóng [Form factor] = Giá trị RMS / Giá trị trung bình = 1.82

- Giá trị RMS của sóng sin là khoảng 0.7 lần so với biên độ đỉnh của sóng đó. Với sóng sin thuần khiết, RMS và giá trị đỉnh luôn luôn còn với sóng không hình sin thì 2 giá trị này khác xa nhau. Do đó, khi định giá trị mức độ tín hiệu âm thanh phải sử dụng giá trị RMS. Công suất đỉnh RMS chỉ đề cập đến đỉnh tạm thời.

True RMS là gì? Thiết bị nào sử dụng True RMS

- True RMS [True Root Mean Square] là thuật ngữ dùng để diễn tả thuật đo chính xác giá trị điện trong thực tế.

- Sự khác biệt khi dạng sóng không còn là hình sin 

Phương pháp đo

Dạng sóng sin

Dạng sóng vuông

Chỉnh lưu 1 pha

Chỉnh lưu 3 pha diode

Giá trị trung bình

Đúng

Lớn hơn 10 %

Dưới 40 %

Thấp hơn 5 – 30%

Giá trị True RMS

Đúng

Đúng

Đúng

Đúng

- Thiết bị có True RMS là thiết bị có thể đo dòng điện hoặc điện áp xoay chiều [AC], ví dụ như:

+ Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số True RMS hoặc ampe kìm True RMS [1].

+ Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số  hoặc ampe kìm có chức năng tính trung bình [2].

+ Máy đo dao động.

Trong đó, [1] và [2] là 2 công cụ được sử dụng phổ biến và có thể đo chính xác các dạng sóng hình sin chuẩn [AC thuần].

Hiện nay, các loại máy đo có True RMS được ưa thích và sử dụng rộng rãi vì nó có thể đo chính xác cả dạng sóng AC hình sin và không hình sin.

Cách lựa chọn công suất RMS cho amply và loa

Lựa chọn công suất RMS phù hợp giữa loa với amply

Lựa chọn công suất RMS cho amply, loa,….phải tương thích với nhau để đạt chất lượng tốt nhất và tránh bị quá tải, cháy nổ hoặc tiếng bị méo. Công suất lý tưởng nhất là công suất của amply bằng 1.5 đến 2 lần công suất của loa ở cùng mức trở kháng hoặc công suất tối thiểu của amply phải bằng công suất loa.

Ví dụ, công suất thực sự của loa là 300W thì một chiếc amply nên có công suất từ 450W - 600W là phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin về RMS là gì mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua đó các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề