Review ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học

Cùng với xu hướng hội nhập phát triển hiện nay, ngành Kỹ thuật cơ điện tử đã và đang trở thành ngành mũi nhọn trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân.

Kỹ thuật cơ điện tử là ngành gì?

Kỹ thuật cơ điện tử hay còn gọi là Cơ điện tử hoặc công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử. Đây là ngành học có sự kết hợp giữa cơ khí và kỹ thuật máy tính.

Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng, các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn trong khi các kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng lại không có kiến thức về cơ khí, các kỹ sư điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu nhưng họ lại không thể kết nối trí thông minh nhân tạo vào thiết bị cơ khí để điều khiển. Chính yêu cầu này mà những kỹ sư Cơ điện tử ra đời đáp ứng toàn bộ những thiếu sót trên trên cơ sở phối hợp nền tảng của các ngành với nhau.

Người kỹ sư Cơ điện tử sẽ đưa hệ thống điều khiển linh hoạt bằng điện tử vào các sản phẩm cơ khí và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin – trí thông minh nhân tạo để ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Robot chính là một trong những sản phẩm của ngành Cơ điện tử.

Bạn sẽ là người phối hợp, nghiên cứu để tạo ra những con robot, các hệ thống tự động hóa giúp giảm thiểu sự phụ thuộc của con người, cũng như tăng độ chính xác của các công việc.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử học gì?

Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử được trang bị kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh, kiến thức về cảm biến, robot.

Một số môn học tiêu biểu như: Đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, các hệ thống cơ điện, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…

Ngoài ra, ở một vài trường đại học sinh viên được chú trọng đào tạo phát triển các kỹ năng như kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại.

Cơ hội việc làm và những vị trí việc làm tiêu biểu

Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp Nhà nước ta cũng như các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đều đã đưa vào sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành Kỹ thuật cơ điện tử ngày càng có chiều hướng gia tăng cùng cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử; tiếp cận và khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở sản phẩm đã có,…Sinh viên có đủ kiến thức và kĩ năng để ứng tuyển vào các vị trí như:

Kỹ sư thiết kế vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.

Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.

Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.

Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ở đâu?

Hiện nay, ngày càng có nhiều trường mở rộng đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử bởi nhu cầu lao động trong xã hội về ngành này đang có xu hướng tăng cao. Ta có thể dễ dàng tìm thấy ngành Kỹ thuật cơ điện tử ở gần như các trường kỹ thuật đều có đào tạo. Tuy nhiên, sinh viên học ngành này cần phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực liên quan và đòi hỏi khả năng tư duy tốt nên mới được triển khai đào tạo tại bậc đại học và những bậc cao hơn.

Các sĩ tử có thể tham khảo điểm chuẩn, tổ hợp xét tuyển của ngành Kỹ thuật cơ điện tử  tại các trường dưới đây:

Đại Học Bách Khoa Hà Nội: Xét tuyển tổ hợp A00, A01

Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM: Xét tuyển tổ hợp A00, A01

Đại Học Nha Trang: Xét tuyển tổ hợp A00, A01, D07, C01

Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp – Đại Học Thái Nguyên: Xét tuyển tổ hợp A00, A01, D01, D07

Đại học Công Nghệ TPHCM: Xét tuyển tổ hợp  A00, A01, D01, C01

Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng: Xét tuyển tổ hợp  A00, A01, D01, D90

Đại Học Giao Thông Vận Tải [Cơ sở Phía Bắc]: Xét tuyển tổ hợp A00, A01, D01, D07

Xem thêm điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử TẠI ĐÂY

Tuesday, 03/03/2020, 02:01

Ngành Kỹ thuật điện là gì? Với hai hướng chuyên môn sâu là Hệ thống điện và Thiết bị điện – điện tử, ngành Kỹ thuật điện tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu....

Ngành Kỹ thuật điện là gì?

Với hai hướng chuyên môn sâu là Hệ thống điện và Thiết bị điện – điện tử, ngành Kỹ thuật điện tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu....

Ảnh: Đây là một giảng viên cực hot ngành [EE1], Viện Điện, các bạn có biết đó là ai không?

Các kiến thức được trang bị trong quá trình học?

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật điện được trang bị những kiến thức: Lý thuyết mạch điện – điện tử; Thiết kế máy điện và khí cụ điện hiện đại; Các nguồn năng lượng tái tạo [năng lượng gió, mặt trời…]; Hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, nhà máy công nghiệp; Quy hoạch và thiết kế hệ thống điện; Phân tích và điều khiển hệ thống điện; Thiết kế, vận hành các Nhà máy điện và trạm biến áp; Tự động hóa hệ thống điện; Thị trường điện lực; Lưới điện thông minh [Smart Grid, Micro Grid].

Kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp?

Với các kiến thức được trang bị trong quá trình đào tạo, khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, sinh viên có khả năng thực hiện các công việc sau:

  • Tính toán, điều khiển hệ thống điện quốc gia, các miền, vận hành thị trường điện;
  • Tư vấn, thiết kế lưới điện, nhà máy điện và trạm biến áp; các hệ thống năng lượng tái tạo;
  • Quản lý, vận hành, bảo dưỡng lưới điện, nhà máy điện và trạm biến áp;
  • Thiết kế, quản lý, vận hành hệ thống điện trong các tòa nhà cao tầng, nhà máy công nghiệp;
  • Quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật;
  • Thi công, xây lắp các công trình điện lực;
  • Thiết kế, chế tạo máy điện, khí cụ điện hiện đại;
  • Thí nghiệm, kiểm định chất lượng thiết bị điện;
  • Nghiên cứu, phát triển các thiết bị tự động thông minh và hệ thống giám sát, điều khiển hiện đại.

Các vị trí việc làm tiêu biểu sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện?

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, sinh viên có khả năng làm việc tại các vị trí việc làm tiêu biểu như sau:

  • Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài [FDI] trong lĩnh vực Thiết bị điện - Hệ thống điện;
  • Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời; các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng;
  • Cán bộ tại các công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời; các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ Công thương, Bộ Xây dựng;
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu…

Cơ điện tử là một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì, ra trường làm gì.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì?

Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành này.

Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử như: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ – điện tử uy tín như Đại học Bách khoa Hà Nội [BKA,… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại. Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư cơ điện tử cần phải có.

>>[REVIEW] NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN [EE1] - VIỆN ĐIỆN

Các kiến thức được trang bị trong quá trình học?

Có kiến thức chuyên môn rộng và vững chắc, thích ứng tốt với những công việc phù hợp với ngành, chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi ngành Cơ điện tử kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, xây dựng và vận hành các hệ thống/quá trình/sản phẩm Cơ điện tử.

Kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp?

Thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống, dây chuyền sản xuất Cơ điện tử như: Rô bốt, máy bay, ô tô… hay các hệ thống máy móc trong sản xuất công nghiệp; Có kỹ năng làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế; Có thể tham gia triển khai và thử nghiệm hệ thống/quá trình/sản phẩm/ giải pháp công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử và năng lực vận hành/sử dụng/ khai thác hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực Cơ điện tử.

Các vị trí việc làm tiêu biểu sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện?

Hiện nay ở nước ta, đa phần các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các xí nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài đều đã đưa vào sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành kỹ thuật cơ – điện tử, ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Cơ điện – tử có thể đảm nhận tại các vị trí:

 – Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.

– Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.

– Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư cơ điện tử, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử uy tín đặc biệt chú trọng. Hầu hết các trường đại học đều có sự chuẩn bị, liên kết với các công ty uy tín trên khắp cả nước để phối hợp, tổ chức cho các sinh viên có định hướng học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi ra trường. Một số công ty lớn có thể kể đến như Công ty National Instruments, Công ty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, Công ty CP công nghệ Meetech, Công ty Samsung Việt Nam,…

>> Review Ngành Vật lý kĩ thuật - Đại học Bách Khoa Hà Nội

>> [REVIEW] NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA [EE2] - VIỆN ĐIỆN

>> Dự kiến điểm chuẩn của Đại học Bách Khoa Hà Nội và một số trường top trên

Video liên quan

Chủ Đề