Quy trình xử lý dụng cụ nhiễm HIV

Xử lý đồ vải tại bệnh viện những quy trình cần biết

Đồ vải sử dụng trong y tế là nguồn chứa vi khuẩn gây bệnh nên quy trình quản lý đồ vải và giặt cũng phải đảm bảo diệt sạch vi khuẩn. Dưới đây là một quy trình quản lý đồ vải tại Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội.

Quy trình xử lý dụng cụ nhiễm HIV

Quy trình xử lý đồ vải tại khoa-phòng
Đối với đồ vải dơ thấm máu và dịch tiết

Bỏ ngay vào bao nylon màu vàng, cột chặt trong khi chờ vận chuyển đến nhà giặt.
Đồ vải thấm máu nhiều phải bỏ trong hai lớp bao
Không được để trên giường bệnh hoặc băng ca. Không để hở bao.
Không giũ đồ vải tại khoa phòng.
Mang găng, áo choàng, khẩu trang khi cần phải phân loại, tiếp xúc với đồ vải thấm máu

Đối với đồ vải dơ không dính máu và dịch tiết

Bỏ ngay vào xe đựng đồ vải
Không bỏ trên băng ca
Không để trên giường bệnh

Chú ý:Tất cả đồ vải bị thấm máu và dịch tiết đều phải được xử lý như nhau, bất kể đó là của bệnh nhân có nhiễm HIV/AIDS hay không

Quy trình xử lý dụng cụ nhiễm HIV

Quy trình xử lý xử lý đồ vải tại khoa phòng đối với các bệnh nhân nhiễm bệnh lây nhiễm như: Covid, Sars, Cúm H5N1

Tất cả đồ vải cho dù có dính máu và dịch tiết hay không đều xử lý chung như đồ vải nhiễm: Bỏ riêng vào bao nylon vàng, cột chặt, có ghi chú phía ngoài. Tuyệt đối không giũ đồ vải tại khoa phòng. Mang đủ các dụng cụ phòng hộ khi xử lý đồ vải.

Quy trình khử khuẩn đồ vải tại nhà giặt.

3.1. Phương tiện

Thùng đựng hóa chất khử khuẩn .
Máy giặt
Máy sấy khô
Hóa chất khử khuẩn : Javel 10 % hoặc Hydrogen Peroxide
Xà phòng

3.2. Quy trình giặt

Bước 1: Phân loại đồ vải

Phân loại để giặt riêng:

Đồ vải công nhân viên
Áo quần bệnh nhân (đựng trong bao vải)
Đồ vải nhiễm, thấm máu dịch tiết (đựng trong bao vàng)
Đồ vải phòng mổ
Phân loại theo chất liệu vải.

Bước 2: Cho đồ vải, hóa chất, xà phòng vào máy và giặt theo chương trình:

Chương trình giặt được chỉnh khác nhau theo mức độ nhiễm, chất liệu vải. Đối với máy giặt thông thường, có thể chỉnh chế độ giặt như sau:

Đồ vải thường – Chỉnh chương trình có chế độ ngâm 15 phút, nhiệt độ 70oC
Đồ vải có máu và dịch tiết – Chỉnh chương trình có chế độ ngâm 30 phút, nhiệt độ 70oC

Bước 3: Sau khi kết thúc chu trình giặt, cho vào máy sấy khô đồ vải

Bước 4: Ủi thẳng hoặc gấp gọn, đóng gói

Bước 5: Cấp phát và sử dụng lại.

MỌI THÔNG TIN THẮC MẮC XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ SMC ENGINEERING

Số 47-49 Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 – 777 08 777 | Tổng đài tư vấn: 1900 22 23

Sales Manager:  0988 037 399 | Hotline: 0942 122 482

Sales 1 – Mr. Kiên: 098 98 414 25  | Sales 2 – Mr. Tuấn LA: 0969 906 765

Sales 3 – Mr. Nam: 0979 386 755 | Sales 4- Mr. Thiện: 0986 981 694

Email: ; Website: www.maygiatcongnghiep.org

Qui trình giám sát NKBV                                                                                                                    QT.6.KSNK

I. MỤC ĐÍCH

Quy định thng nhất quy trình tổ chc giám sát nhim khuẩn bệnh viện nhm xác định tlệ nhim khuẩn bệnh viện, các yếu tố liên quan và đưa ra biện pháp can thiệp cần thiết.

Xử lý đúng cách và dự phòng hiệu quả các trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp

II. PHẠM VI ÁP DNG

Áp dụng đối với các khoa lâm sàng của bệnh viện.

Cán bộ, công chức, viên chức, người có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đang làm việc trong bệnh viện.

III. TÀI LIU THAM KHẢO:

1. Bệnh vin Bạch Mai, (Quy định kim soát nhim khuẩn bnh viện), năm 2000.

2. Bộ Y tế, (ớng dẫn tổ chc thc hiện công tác kiểm soát nhim khuẩn trong các s khám, cha bệnh), năm 2009.

3. CDC, Tiêu chuẩn chẩn đoán nhim khuẩn bệnh viện năm 1998.

IV. THUẬT NGỮ T VIẾT TẮT

4.1 Giải thích thuật ngữ:

- Phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

- Các dạng phơi nhiễm:

+ Do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò…

+ Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác.

+ Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào

+ Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

+ Khác: bị người khác dùng kim tiêm có máu đâm vào hoặc trong khi làm nhiệm vụ đuổi bắt tội phạm…

4.2 Từ viết tắt:

- NKBV: Nhim khun bệnh viện

 - KSNK: Kim soát nhim khuẩn

V. NỘI DUNG QUY TRÌNH

1. Quy trình xử trí tai nạn khi rủi ro nghề nghiệp.

a. Xử trí ban đầu tại thời điểm bị kim tiêm xuyên qua da, dao mổ cắt vào tay

- Lập tức xối ngay vết thương dưới vòi nước chảy

- Để vết thương tự cầm máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương

- Rửa sạch vị trí bị đâm bằng xà phòng và nước sạch. Nếu không có nước thì dùng các chất sát khuẩn da như cồn

- Dùng băng không thấm nước để băng kín nơi tổn thương

b.Xử trí ban đầu khi bị máu dịch cơ thể người bệnh bắn toé lên mặt, mũi,  mắt, miệng                

- Nhỏ nhiều nước lên bề mặt da, niêm mạc bị bắn toé.

- Nếu bị bắn vào mắt, mở mắt và rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý

- Nếu bị bắn vào miệng, khạc ra sau đó rửa và súc  miệng bằng nước nhiều lần. Không đánh răng ngay lập tức vì có thể làm máu bẩn xâm nhập vào lợi của bạn.

- Nếu quần áo bị nhiễm bẩn, tháo bỏ, cho vào túi và giặt sạch.

c. Báo cáo phơi nhiễm và lập biên bản theo mẫu quy định

- Xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

- Xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm.

d. Đánh giá  nguy cơ phơi nhiễm:

- Nguy cơ cao: Tổn  thương qua da sâu, chảy máu nhiều, do kim nòng rỗng cỡ to gây ra, nhìn thấy máu của người bệnh hoặc kim tiêm đã được sử dụng cho người bệnh. Hoặc tổn thương qua da sâu do dao mổ gây ra hoặc các ống nghiệm chứa máu đâm phải. Hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét từ trước.

- Nguy cơ thấp: Tổn thương qua da xây sát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít, máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét và tiếp xúc trong thời gian ngắn.

- Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương, viêm loét.

e. Tư vấn cho nhân viên bị phơi nhiễm

- Về  nguy cơ phơi nhiễm HIV, viêm gan B,C…

- Các triệu chứng gợi ý bị tác dụng phụ của thuốc ARV và nhiễm khuẩn tiên phát: Sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch.

- Phòng lây nhiễm cho người khác, người bị phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV có thể làm lây nhiễm cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính ( thời kỳ cửa sổ ). Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

2. Quy trình xử trí sau phơi nhiễm:

 Bước một: Xử lí vết thương tại chỗ:

- Đối với tổn thương da chảy máu thì phải xối ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn. Rửa kỹ bằng xà bông và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (dakin, javel hoặc cồn 70 độ) trong thời gian ít nhất 5 phút.

 Phơi nhiễm qua niêm mạc mắtRửa mắt bằng nuớc cất hoặc nước muối NaCl 0,9%liên tục trong 5 phút.

Phơi nhiễm qua mũi, miệng: Rửa, nhỏ mũi, miệng  bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%, súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9%.

 Bước hai: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản

- Nói rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm.

- Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm

- Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm

- Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:

Nguy cơ cao nếu:

• Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều do kim nòng rỗng cỡ to.

• Tổn thương qua da sâu, rộng, chảy máu nhiều do dao mổ hoặc các ống  nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.

• Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương, viêm loét rộng từ trước.

Nguy cơ thấp nếu:

•  Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít.

• Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.

Không có nguy cơ khi máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

 Bước ba: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm:

Người bị phơi nhiễm có

• Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, C

• Các triệu chứng bị tác dụng phụ của thuốc và nhiễm trùng tiên phát : sốt, phát ban, buồn nôn (ói), thiếu máu, nổi hạch v.v…:

• Phòng lây nhiễm cho người khác: người bị lây nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (trong thời kỳ cửa sổ) vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

 Bước bốn: Điều trị dự phòng phơi nhiễm

Chỉ định

- Phơi nhiễm không có nguy cơ: không điều trị

- Phơi nhiễm nguy cơ thấp: chỉ tiến hành điều trị khi nguồn lây phơi nhiễm có HIV (+) và người phơi nhiễm có HIV (-)

- Phơi nhiễm có nguy cơ cao:

• Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm và xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm. Ngừng điều trị nếu  nguồn  gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV âm tính.

• Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2  đến 6 giờ sau khi phơi nhiễm, không nên điều trị muộn sau 72 giờ.

 - Phác đồ điều trị:

• Phơi nhiễm nguy cơ cao: ZDV + 3TC hoặc D4T + 3TC cộng với EFV

• Phơi nhiễm nguy cơ thấp: ZDV+ 3TC hoặc D4T + 3TC

•Thời gian điều trị 4 tuần, theo dõi, xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng. Xét nghiệm theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV: công thức máu, men gan, lúc bắt đầu điều trị và sau 2 tuần.

 - Liều lượng dùng:

•  ZDV: 300mg uống    2 lần /ngày

•  3TC: 150mg uống   2 lần / ngày

•  D4T: 30mg uống    2 lần / ngày

•  EFV: 600mg uống  2 lần / ngày

(Ghi chú: ZDV: zidovudine; 3TC: lamivudine; D4T: stavudine; EFV: efavirenz)

VI.HỒ SƠ :

 Ghi chép đầy đủ các thông tin vào các biểu mẫu liên quan dưới đây:

STT

Tên hồ sơ lưu

Nơi lưu

Thời gian lưu

1

Phụ lục 1: Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Hành chính khoa – phòng KHNV

Khoa Chống nhiễm khuẩn

Hồ sơ nhân viên

Trong suốt quá trình làm việc

2

Phụ lục 2: Báo cáo tai nạn rủi ro nghề nghiệp tháng…

Hành chính khoa – phòng KHNV

Khoa Chống nhiễm khuẩn

Trong suốt quá trình làm việc