Dđa dạng hóa về các công ty thu mua thab năm 2024

Hiện nay, tổng công ty có 23 đơn vị thành viên, sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, có doanh thu cao nhất so với các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm của tỉnh. Tổng giám đốc Nguyễn Nhật cho rằng, đó là những lợi thế trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước. Vì vậy, phương án sản xuất, kinh doanh trong những năm tới là tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao sản lượng, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, tham gia các dự án lớn về sản xuất điện, chế tạo thép, khai thác mỏ với các công ty trong nước và nước ngoài. Mở rộng các ngành nghề, nhất là thương mại, du lịch, dịch vụ. Trong đó chú trọng đầu tư vào lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu các loại quặng. Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, quý giá, như in-mê-ni-te, ti-tan, di-côn, ru-tin, man-gan, sắt, than đá với trữ lượng hàng trăm triệu tấn. Phần lớn các mỏ phân bố tập trung ở vùng ven biển, cách cảng biển nước sâu Vũng Áng trong bán kính 70 km nằm bên cạnh các trục giao thông chính.

Những năm trước đây, bằng nguồn vốn tự có tích lũy, tổng công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua sắm, trang bị đồng bộ nhiều máy móc, thiết bị hiện đại của nước ngoài, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác mỏ, chế biến khoáng sản. Các nhà máy chế biến di-côn siêu mịn, in-mê-ni-te, man-gan có công suất lớn, sản phẩm đạt chất lượng cao, được các công ty nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đánh giá cao và ký hợp đồng mua với số lượng lớn. Sản lượng khai thác, chế biến của tổng công ty ngày mới thành lập chỉ có 40 nghìn tấn, đến 2005 đã tăng lên 140 nghìn tấn và theo kế hoạch năm nay 150 nghìn tấn. Ðể tăng được sản lượng tổng công ty đang tổ chức mở rộng thêm nhiều điểm khai thác mỏ tại các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, tận thu quặng ở các mỏ trước đây khai thác thủ công, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật đưa các nhà máy chế biến hoạt động đạt công suất thiết kế.

Mặt khác, tổng công ty kêu gọi các công ty trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến Pi-gmên, Fe-rô man-gan. Những năm gần đây, Công ty cổ phần Man-gan đã đưa sản lượng khai thác hằng năm lên 30 nghìn tấn, mở rộng khai thác ở cả hai mỏ là Ðức Dũng và Phú Lộc. Trong đề án sản xuất đến năm 2010 sẽ đưa sản lượng lên gấp hai lần hiện nay man-gan sản xuất không kịp cho khách hàng.

Theo phương hướng mở rộng đa dạng hóa ngành nghề, tổng công ty đầu tư hoàn thành dự án nuôi lợn siêu nạc theo công nghệ Thái-lan, đẩy mạnh các hoạt động thương mại, du lịch, lữ hành quốc tế, kinh doanh xăng dầu, chế biến thức ăn gia súc. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các công ty xí nghiệp thành viên. Ðến nay đã có 12 đơn vị được cổ phần hóa, sản xuất, kinh doanh ổn định, có lãi, thu nhập của công nhân lao động tăng nhiều so với trước. Theo lộ trình đến cuối năm 2007, tất cả các đơn vị đều cổ phần hóa xong. Theo kế hoạch, công ty khai thác, chế biến thạch cao tại Lào được đầu tư nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm để xuất khẩu và chế biến các mặt hàng phục vụ ngành xây dựng.

Trong điều kiện là doanh nghiệp ở một tỉnh nhỏ, hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, để hội nhập thành công, tổng công ty có kế hoạch nâng cao năng lực quản lý điều hành và trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, công nhân. Hiện tổng công ty có gần 3.000 cán bộ, công nhân, trong đó công nhân chưa qua đào tạo cơ bản còn chiếm tỷ lệ khá cao, khó đáp ứng yêu cầu công việc khi ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, năng suất lao động còn thấp. Hai phương thức nâng cao tay nghề cho công nhân đang được tổng công ty thực hiện là bồi dưỡng tại chỗ và đưa đi học các trường chuyên nghiệp. Bắt đầu từ năm 2007, một số công nhân trẻ có trình độ trung học phổ thông sẽ được đưa đi đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh và trung ương. Ðối với đội ngũ hơn 100 cán bộ quản lý, kỹ thuật là những kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, sẽ lựa chọn và đào tạo lại theo các chuyên ngành và bố trí vào những vị trí then chốt tại các công ty. Tổng công ty tiến hành giảm bộ máy gián tiếp, tiết kiệm chi phí hành chính, chi phí sản xuất. Vấn đề nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khoáng sản là một khó khăn đang đặt ra mà tổng công ty phải khắc phục. Trữ lượng các loại quặng ở các mỏ còn khá lớn, nhưng lại ở vùng bị ngập mặn và trong khu dân cư, muốn tăng sản lượng khai thác cần nguồn đầu tư lớn và sự ủng hộ tích cực của chính quyền và nhân dân. Tổng công ty đang lập ra các phương án, trước mắt lập quy hoạch khai thác ở những điểm đã tìm kiếm, thăm dò, tận thu quặng, giảm tới mức thấp nhất lượng quặng trong cát thải. Vùng bắc trung bộ có nhiều mỏ In-mê-ni-te, khi xây dựng cơ sở chế biến Pi-gmên có công suất lớn cần hợp tác với các tỉnh trong vùng cung ứng thêm nguyên liệu. Một phương thức đang được nghiên cứu là tham gia khai thác cùng các công ty của các tỉnh lân cận, hoặc mua nguyên liệu thô ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài và trong nước. Hiện tổng công ty xuất khẩu sản phẩm ra gần 20 nước, khách hàng lớn nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và một số nước thuộc châu Âu. Tổng công ty đang tiến hành tiếp thị giới thiệu sản phẩm cho hàng chục công ty nước ngoài, tổ chức cho đại diện các công ty trực tiếp xem xét đánh giá năng lực sản xuất tại các nhà máy chế biến, các mỏ để từ đó củng cố lòng tin của khách hàng.

Với sản phẩm có chất lượng cao, thương hiệu có uy tín, nhiều khách hàng nước ngoài đã ký hợp đồng mua sản phẩm của tổng công ty với số lượng lớn. Ðây là điều kiện thuận lợi để tổng công ty phát triển công nghiệp chế biến quặng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Trước mắt, dù còn nhiều khó khăn, nhưng Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đang sẵn sàng tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy những yếu tố thuận lợi, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và ngoài nước để sản xuất, kinh doanh có bước tăng trưởng nhanh.