Quy trình làm việc của kế toán kho năm 2024

Trong quá trình xuất và nhập hàng từ kho, kế toán kho sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động và ghi chép lại các số liệu, theo dõi hàng hóa, nhập xuất hàng hóa, chứng từ hàng hóa để giao nộp lại cho cấp trên.

2. Bảng mô tả công việc của kế toán kho

Công việc của kế toán kho không quá khó, không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn nhưng lại đề cao sự cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác. Muốn làm việc hiệu quả thì bạn cần hiểu rõ từng nhiệm vụ qua bảng mô tả công việc kế toán kho dưới đây.

2.1 Công việc hàng ngày

● Đối với hàng hóa: Theo dõi và thực hiện nhiệm vụ xuất nhập hàng hóa tại kho và cập nhật số liệu, phân loại mà các bộ phận khác yêu cầu. Dựa vào đó, kế toán kho sẽ có thể thống kê và đề xuất các phương án tích trữ hàng hóa nhằm tránh các tình trạng thiếu hụt. Những sổ sách và hóa đơn của hàng hóa sẽ được kiểm kê và nộp về phòng kế toán.

● Đối với chứng từ, số liệu: Là người chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi xuất hoặc nhập hàng hóa. Bên cạnh đó, kế toán kho sẽ là người nhập thông tin, số liệu hóa đơn, chứng từ vào hệ thống mỗi ngày để tránh tình trạng thất lạc giấy tờ. Trong trường hợp có công nợ, nhân viên cần lưu ý để kịp thời lập biên bản xác minh.

● Quản lý kho hàng: Là người quản lý toàn bộ kho hàng của công ty, cần phải tự thiết lập và sắp xếp công việc một cách hợp lý. Không những thế, họ còn là người chịu trách nhiệm toàn bộ về những chênh lệch trong sổ sách với tình hình thực tế.

Quy trình làm việc của kế toán kho năm 2024

Nhập thông tin, số liệu hóa đơn, chứng từ vào hệ thống mỗi ngày - Ảnh: Pexels.

2.1 Công việc hàng tháng, hàng quý

● Sau khi hoàn thành tất cả các công việc hàng ngày, kế toán kho sẽ tổng hợp lại tình hình công việc trong tháng và làm báo cáo vào những ngày cuối tháng.

● Lập báo cáo tổng kết tình hình xuất nhập hàng hóa và số lượng hàng hóa còn lại trong kho.

● Kiểm kê lại toàn bộ hàng hóa trong kho cùng thủ kho và nhân viên kho.

● Đối chiếu số lượng hàng hóa tồn kho thực tế so với sổ sách ghi chép và làm báo cáo cuối tháng theo quy định.

3. Yêu cầu công việc đối với vị trí kế toán kho

Đây là một vị trí thuộc phòng ban kế toán, đóng vai trò quan trọng đối với các công ty. Chính vì vậy, để làm tốt công việc của một kế toán kho đòi hỏi các ứng viên phải hiểu biết về những yêu cầu công việc sau đây.

3.1 Nắm vững kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn về kế toán

Để có thể trở thành một nhân viên kế toán kho, điều cần nhất đó là nắm vững kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn về kế toán. Bởi vì ở vị trí này, họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ giám sát hàng hóa tại kho mà còn phải ghi chép chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa, thu chi thường xuyên. Do đó, khi ứng tuyển ở vị trí này mà bạn chưa nắm vững các kiến thức sẽ rất khó để thích nghi và không đảm bảo hiệu quả cho công việc.

3.2 Sử dụng thành thạo kỹ năng tin học văn phòng

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng phổ biến trong tất cả các ngành nghề, giúp ích rất nhiều cho việc quản lý và tăng hiệu suất làm việc. Đối với ngành kế toán kho cũng vậy, việc kiểm tra và thống kê số liệu hàng hóa, chứng từ sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết nếu như thành thạo các thao tác trên máy tính. Do đó, các công ty khi tuyển dụng kế toán kho đều yêu cầu trình độ tin học văn phòng cơ bản.

Quy trình làm việc của kế toán kho năm 2024

Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc quản lý và tăng hiệu suất làm việc - Ảnh: Pexels.

3.3 Biết sử dụng các phần mềm kế toán

Để hoàn thành nhiệm vụ thống kê, lập báo cáo theo quy định cũng như thực hiện các công việc liên quan, phần mềm kế toán là một công cụ vô cùng hữu ích đối với vị trí này. Sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công việc giữa kế toán kho với công ty sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

3.4 Kỹ năng tổ chức, sắp xếp, quản lý hàng hóa tại kho

Đối với hàng hóa, chứng từ, khi thành thạo các kỹ năng sắp xếp và biết cách tổ chức hợp lý, khoa học thì khâu quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Không những thế, việc tổ chức, sắp xếp và quản lý công việc sẽ góp phần mang lại cho công việc hiệu quả cao, từ đó có thể "ghi điểm" trong mắt công ty và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

3.5 Kỹ năng quản lý thời gian hợp lý

Thông thường, kế toán kho sẽ thực hiện các công việc từ theo dõi đến đối chứng, báo cáo các con số, hàng hóa và chứng từ hàng ngày, hàng quý. Vì vậy, để quản lý hiệu quả công việc thì đòi hỏi phải đặt ra những yêu cầu đối với vị trí này đó là phải có khả năng quản lý thời gian một cách hợp lý. Tránh những trường hợp để công việc bị tồn, không xử lý kịp dẫn đến những thiệt hại không mong muốn xảy ra về hàng hóa và chứng từ.

3.6 Trung thực, cẩn trọng và tỉ mỉ

Quy trình làm việc của kế toán kho năm 2024

Tỉ mỉ, trung thực và cẩn trọng công việc - Ảnh: Pexels.

Đối với nhân viên kế toán nói chung và kế toán kho nói riêng, việc tiếp nhận cùng lúc nhiều số liệu, hàng hóa, chứng từ, giấy tờ,.... đòi hỏi phải có sự tập trung và tính chính xác cao. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi nhỏ trong khâu nhập liệu cũng có thể dẫn đến các sai sót trong những quá trình sau.

Trong bất cứ ngành nghề nào thì tính trung thực cũng là điều cần có, đặc biệt đối với kế toán kho càng cần phải trung thực, nghiêm túc trong công việc, có như vậy thì mới nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, cấp trên.

4. Mức lương kế toán kho hiện nay

Thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ người lao động nào, ứng viên ngành kế toán kho cũng không phải ngoại lệ. Mức lương của ngành nghề này sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức làm việc của mỗi người, tại mỗi vị trí công ty mà sẽ hưởng được mức lương khác nhau.

Hiện nay, nhân viên mới ra trường sẽ có thu nhập dao động từ 5 đến 8 triệu đồng/tháng đối với vị trí kế toán kho. Mức lương sẽ tăng dần tùy vào kinh nghiệm hoặc năng lực của nhân viên.

Quy trình làm việc của kế toán kho năm 2024

Tùy vào kinh nghiệm, kỹ năng sẽ có mức lương khác nhau - Ảnh: Pexels.

5. Tìm việc làm kế toán kho ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều việc làm kế toán kho được đăng tuyển trên các trang mạng xã hội, nhưng làm sao để ứng tuyển vào nơi uy tín? Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí này thì có thể tìm kiếm trên Careerbuilder.vn.

Đây là một trong những trang thông tin tuyển dụng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. CareerBuilder không chỉ cung cấp vô số cơ hội việc làm mà còn gợi ý nhiều ngành nghề, vị trí phù hợp dành cho bạn.

Không dừng lại ở đó, CareerBuilder còn có cả hệ thống mẫu CV hay, sáng tạo giúp bạn "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng.

Có thể nói, kế toán kho là một công việc tương đối hấp dẫn và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí này thì hãy tham khảo thêm thông tin mà CareerBuilder cung cấp hoặc liên hệ để được tư vấn chi tiết!

Kế toán khó làm những công việc gì?

Kế toán kho là vị trí kế toán thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động xuất nhập hàng hóa, kiểm soát số lượng hàng tồn kho, quản lý các loại chứng từ, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa.

Kế toán sản xuất làm những công việc gì?

Vậy, kế toán sản xuất là gì? Kế toán sản xuất sẽ thực hiện tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty. Từ đó tổng hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất để tạo thành sản phẩm. Mục đích chính là để tính ra giá thực tế của sản phẩm hoàn thành.

Kế toán bán hàng làm những công việc gì?

Kế toán bán hàng là vị trí đảm nhiệm các tác nghiệp liên quan đến quản lý hóa đơn, chứng từ bán hàng, bao gồm việc ghi nhận hóa đơn bán hàng, thuế VAT, ghi chép sổ doanh thu, lập báo cáo về hoạt động bán hàng và các báo cáo khác theo yêu cầu của cấp trên.

Thủ kho phải làm những việc gì?

Nhân viên thủ kho (tiếng Anh là warehouse keeper) là người làm việc ở bộ phận kho, chịu trách nhiệm về toàn bộ các khâu liên quan đến quản lý kho hàng cũng như phần hàng hóa hiện lưu trữ trong kho, từ khâu nhập kho, bảo quản, lưu trữ đến xuất kho sao cho đảm bảo tốt các yêu cầu về mặt số lượng và chất lượng hàng.