Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Quy luật giá trị và vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nama, Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin về quy luật giá trị:• Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị:Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ởđâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng củaquy luật giá trị.Yêu cầu chung của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phảidựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết hao phí lao động cá biệtcủa mình, nhưng giá trị của hàng hoa không phải được quyết định bởi hao phí laođộng cá biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cầnthiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sảnxuất phải điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp vớimức chi phí mà xã hội chấp nhận được.Trong lưu thông, hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí laođộng xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa.Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nêntrước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽcao và ngược lại. Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhântố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhântố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoayquay cột giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trụcgiá trị của nó là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động củagiá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.• Tác động của quy luật giá trịTrong sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luât giá trị lưu thông qua sựbiến động của giá cả trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Nếu ởngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóabán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào hàng hóa ấy. Do đó, tư liệu sảnxuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cungở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy vàcó thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lạihoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao.Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cung thông qua giá cả trên thị trường.Sự biến động của giá cả trên thị trường cũng có tác dụng thi hút nguồn hàng từ nơigiá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.Như vậy, sự biến động của giá cả thị trường không những chỉ rõ sự biến độngvề kinh tế, mà còn tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa.Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất laođộng, thúc đẩy lực lượng sản xuất hàng hóa phát triển.Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinhtế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điềukiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau,người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội củahàng hóa ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao hơn. Người sản xuất nào có hao phí laođộng cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Đểgiành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp haophí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động cần thiết. Muốn vậy,họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệmchặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trìnhnày diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hộiđược thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóathành người giàu, người nghèo.Qúa trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những ngườicó điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nêncó hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó pháttài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinhdoanh. Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặcgặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lýluận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chon tựnhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác,phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.b, Vận dụng quy luật giá trị ở Việt NamKhông một nền kinh tế nào có thể coi là hoàn thiện, là phát triển tốt tuyệt đốicho dù đó có là nền kinh tế của một quốc gia phát triển nhất thế giới đi nữa. Lúc nàonó cũng chứa những mặt trái, những mặt còn chưa tốt, những hạn chế cần được tiếptục khắc phục. Việc áp dụng các quy luật kinh tế vào việc vận hành và quản lý nềnkinh tế của một quốc gia luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế do vậndụng không đúng cách, không đúng yêu cầu thực tế. Đó vẫn là một trong những vấnđề nan giải của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả nước Việt Nam củachúng ta. Vậy hiện nay, chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triểnnền kinh tế yếu kém, lạc hậu đi lên một nền kinh tế mới phát triển hơn, hoàn chỉnhhơn. Trước khi xét điều đó ta sẽ đi phân tích nền kinh tế nước ta trong những nămgần đây để thấy được thực trạng nền kinh tế của đất nước. Nền kinh tế của một quốcgia luôn biến động cùng với nền kinh tế thế giới. Để phát triển kinh tế thì ta phảibiết những vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam để vạch khắc phục.Thứ nhất, để phát triển kinh tế thì chúng ta cần phải có vốn, đó là vấn đềđáng quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay. Trên thực tế những năm gần đâynước ta luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn vì tổng thu ngân sách luôn nhỏhơn tổng chi ngân sách.Thứ hai, là cơ sở vật chất của đất nước. Điều không thể không thừa nhận lànước ta là cơ sở vật chất kém phát triển, chậm phát triển. Các khu công nghiệp ít, hệthống máy nước trang thiết bị lạc hậu. Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ cho việcthu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Hệ thống giao thông không thuận lợi, kém pháttriển, lại thêm sự ảnh hưởng của thiên nhiên và môi trường càng làm cho hệ thốngcơ sở vật chất của nước ta ngày càng bị sa sút nghiêm trọng. Chính sách đầu tư chophát triển cơ sở hạ tầng còn chưa được quan tâm thích đáng. Các nguồn tài nguyênthiên nhiên bị lãng phí hoặc bị bỏ quên còn nhiều. Những điều đó đã gây ảnh hưởngkhông nhỏ tới nền kinh tế quốc dân.Thứ ba, là con người. Trình độ văn hoá của con người thấp kém, khả năng ứngdụng máy nước, trang thiết bị hiện đại trong phát triển sản xuất không đạt yêu cầuthực tế. Hơn nữa những người có tay nghề, kỹ thuật cao chiếm số ít trong lực lượnglao động của đất nước. Thái độ lao động của nhiều người còn không nghiêm túc.Những người có trình độ, có tri thức vận dụng tài năng của minh để tham ô tài sảnnhà nước. Tất cả các yếu tố trên đã góp một phần không nhỏ vào việc kìm hãm sựphát triển của nền kinh tế đất nước.Thứ tư, là vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Trình độ khoa học kỹ thuật và côngnghệ còn yếu. Không có thành tựu nào là đáng kể trong nghiên cứu khoa học mà chỉthừa hưởng những công nghệ đã lạc hậu ở nước tiên tiến trên thế giới chuyển giaolạ. Điều đáng nói là ngay cả việc giám định các công nghệ chuyển giao cũng khôngcó. Nó đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước rất nhiều vì chúng ta phải nhận nhữngmáy móc, công nghệ đã qua sử dụng với giá cả ngang bằng giá của máy móc, côngnghệ mới. Nguyên nhân cơ bản là do Nhà nước không có chính sách đầu tư thíchđáng cho nghiên cứu, ứng dụng triển khai các thành tựu khoa học kỹ thuật mới.Thứ năm, là cơ cấu kinh tế. Tuy nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơchế thị trường nhưng cơ cấu kinh tế của nước ta vẫn chưa chặt chẽ, hợp lý, vẫn cònnhiều kẽ hở lớn, cơ cấu ngành nghề còn nhiều điều bất cập. Các vùng kinh tế chưađược chú ý phát triển đồng đều về các mặt. Do đó sự phát triển của nền kinh tế quốcdân vẫn bị kìm hãm.Thứ sáu là mức tăng dân số quá nhanh.Tuy những năm gần đây tỷ lệ tăng dânsố có giảm hơn trước nhưng vẫn còn cao. Nó đồng nghĩa với việc số lao động ngàycàng gia tăng trong khi việc làm thì ngày càng ít do sự phát triển của khoa học côngnghệ. Chính những người thất nghiệp này là nguy cơ dẫn đến sự gia tăng của tệ nạnxã hội, an ninh không được đảm bảo.Cuối cùng là thể chế chính trị và quản lý của Nhà nước. Đây cũng là nhân tốquan trọng nhất có vai trò quyết định trong phát triển kinh tế của đất nước. Tuy rằngnước ta có một thể chế chính trị ổn định và tiến bộ nhưng khả năng định hướng chosự phát triển kinh tế còn nhiều khuyết điểm, mà lý do chính là sự điều tiết hướngphát triển của nền kinh tế còn chưa phù hợp, gây ô nhiễm môi trường, làm phân hóagiàu nghèo, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng.Thời kỳ trước năm 1986 nền kinh tế nước ta vẫn còn là cơ chế kế hoạch hoátập trung. Mọi kế hoạch sản xuất của cả nền kinh tế đều được cơ quan chính phủvạch định ra sẵn từ: sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu? rồi từ đó phân bổ chỉ tiêucho các đơn vị sản xuất. Còn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thì cứ như chỉtiêu của nhà nước đã giao cho mà làm, còn ngoài ra các doanh nghiệp không phải lođầu ra đầu vào tất cả đều đã có sự sắp xếp của nhà nước. Nếu doanh nghiệp sản xuấtcó mà hàng không bán được thì nhà nước sẽ bù lỗ cho doanh nghiệp vì đó có thể coinhư “Lỗi của nhà nước”. Nói chung các doanh nghiệp dù là “tồn tại” hay là “sống”cũng gần như nhau cả, vì đã là doanh nghiệp của nhà nước thì chắc chắn sẽ khôngbị “đói”. Điều đó đã không làm phát huy được sự năng động sáng tạo của mỗidoanh nghiệp cũng như mỗi cá nhân trong doanh nghiệp như bị thui chột đi cáinăng động trong mỗi người công nhân. Chính vì vậy ta thấy giai đoạn này quy luậtgiá trị thực sự không được vận dụng và phát huy được vai trò của nó đối với nềnkinh tế. Hơn nữa giai đoạn này thì thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tếngoài quốc doanh khác không được khuyến khích nên việc vận dụng quy luật giá trịở thời kỳ này dường như không được chú ý.Sau khi nhà nước ta quyết tâm cải cách sau đại hội Đảng lần thứ VI thì đã cóthay đổi trong nền kinh tế của cả nước trong cách quản lý hay đối với từng doanhnghiệp. Từ bước ngoặt đó thì các doanh nghiệp nhà nước đã phải tự hạch toán kinhtế, hơn nữa từ 1986 thì các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh cũng được khuyến khích phát triển. Mỗi doanh nghiệp bây giờ là một chủ thểđộc lập, họ phải tự tìm hướng đi cho mỗi doanh nghiệp của mình . Đối với cácdoanh nghiệp nhà nước thì nhà nước tách quyền sử dụng và quyền sở hữu riêng,quyền sở hữu vẫn thuộc về nhà nước nhưng quyền sử dụng thì nhà nước giao chodoanh nghiệp. Doanh nghiệp tự mình tổ chức hoạt động kinh doanh, tự nghiên cứuthị trường xác định mặt hàng sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất cho đến khâucuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước chỉ thể hiện quyền sở hữu của mình thôngqua thuế và doanh nghiệp nộp lợi nhuận. Nhà nước không còn can thiệp vào cáchoạt động của công ty và bây giờ nhà nước chỉ can thiệp vào bằng các biện pháp vĩmô để ổn định thị trường. Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp là ngườisản xuất hàng hoá, để đứng vững được trên thị trường thì họ phải tính đến hiệu quảsản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí…vàphải thường xuyên đối chiếu đầu vào và đầu ra. Đối với các vận dụng quy luật giátrị để biết được lợi thế và sửa chữa những khuyết điểm và cạnh tranh cùng với cácloại hàng hoá khác trên thị trường khẳng định vị thế của hàng hoá của Việt Namtrên thị trường quốc tế thì lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu để phấn đấu, để đạt đượcmục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải tự tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằngcách hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động, … Đểlàm được điều đó thì doanh nghiệp phải lắm vững và vận dụng tốt quy luật giá trị.Thời gian qua ta đã thấy được đã có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,điều đó cho thấy các doanh nghiệp đã vận dụng khá tốt quy luật giá trị và các chínhsách của nhà nước thực sự đã có tác động vào nền kinh tế. Nhà nước ta đã quyếtđịnh cổ phần hoá phần lớn các doanh nghiệp nhà nước, và nhà nước chỉ giữ lại mộtsố ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thànhcác công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đông sẽ vì lợi ích của chínhmình để đầu tư vào sản xuất và cố gắng sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Bởivậy việc việc vận dụng quy luật giá trị của mỗi công ty cổ phần thời kỳ này là mộtviệc hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi công ty cổ phần. Vận dụng quy luậtgiá trị để tính toán, đưa ra những phương pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả kinhdoanh. Hơn nữa trong quá trình quốc tế hội nhập như hiện nay và việc chúng tachuẩn bị ra nhập WTO thì các doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc vận dụng quyluật giá trị để biết được lợi thế và sửa chữa những khuyết điểm và cạnh tranh cùngvới các loại hàng hoá khác trên thị trường. Khẳng định vị thế của hàng hoá của ViệtNam trên thị trường quốc tế.Sau đại hội Đảng lần VI (1986), triển khai nghị quyết TW3 về đổi mới quản lýkinh tế thì chính phủ đã ra quyết định 217, quy định mọi người lao động trong cácdoanh nghiệp nhà nước được thu nhập theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vànăng suất, hiệu quả lao động của mỗi người. Nhưng do nhà nước chưa có hướngdẫn thi hành kịp thời nên mỗi đơn vị hiểu và làm theo cách riêng của mình. Doanhnghiệp nào lương thấp quá thì tìm mọi biện pháp để nâng lương nên và gây ra sự rốiloạn chế độ tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy năm 1989 nhà nướcđã chỉnh lại chế độ quản lý tiền lương theo đơn giá sản phẩm được tính trên cơ sởbảng lương và trượt giá, nhưng do tình hình lạm phát quá cao nên chính sách nàycũng không phù hợp. Tới năm 1995 nhà nước lại ban hành chế độ tiền lương tốithiểu là 120.000(đồng/tháng) .Nhưng mức lương này thực tế vẫn chưa đảm bảo sinhhoạt cho công nhân với giá cả hàng hoá thực tế. Tới đầu năm 2000 tăng tiền lươngtối thiểu lên 180.000(đồng/tháng), năm 2001 là 210.000 (đồng/tháng), năm 2003 là290.000(đồng/tháng) và theo dự kiến sẽ là 400.000(đồng/tháng). Ta thấy theo sựtăng lên của giá cả thì nhà nước cũng tăng mức tiền lương tối thiểu đảm bảo cuộcsống cho cán bộ công nhân viên. Qua đó ta thấy nhà nước đã có sự vận dụng nhạybén quy luật giá trị vào trong cơ chế tiền lương. Tuy tiền lương ở nước ta đã đượchoàn thiện nhiều lần nhưng thực sự vẫn còn rất nhiều bất cập. Mức lương vẫn cònthấp, không đủ để tái sản xuất giản đơn sức lao động, tiền lương thực tế bị hạthấp.Tiền lương tối thiểu tuy đã tăng nên rất nhiều nhưng thực sự vẫn chưa đảm bảođược ổn định mức sống của người lao động. Điều đó cho ta thấy rằng mặc dù đã cốgắng nhưng cơ chế tiền lương vẫn chưa thực sự thay đổi phù hợp với quy luật giátrị.Chính vì vậy mà trong thực tế tiền lương vẫn chưa thể trở thành đòn bẩy kinh tếkhuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ,nâng cao năng suất laođộng, chất lượng sản phẩn. Chính điều đó cũng hạn chế đi sự tăng trưởng kinh tế.Bởi tiền lương và quan hệ kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nền kinh tế cótăng trưởng thì tiền lương mới tăng và thu nhập tăng kích thích người lao động làmviệc và tăng mức tiêu dùng của người lao động là cơ sở để tiêu thụ sản phẩm.Như ta đã biết thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thì tất cả giá cả củacác loại hàng hoá đều do Chính phủ kiểm soát. Bởi ở trong giai đoạn này nền kinhtế nước ta vẫn còn yếu kém và nếu để thị trường tự điều tiết sẽ có những bất ổnkhông kiểm soát được về giá. Quả thật đúng như vậy năm 1986 đã cải cách và đểcho một số hàng hoá được thị trường tự điều tiết của giá cả cùng với sự yếu kémcủa nền kinh tế đã đẩy nạn lạm phát nên tới 747.7%. Nhà nước đã rời bỏ quyền canthiệp trực tiếp, định giá hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ mang tính độc quyền vàtrả lại cho thị trường quyền quyết định của các hàng hoá dịch vụ còn lại. Nhà nướccũng đã xác định từ thời kỳ này nước ta thực hiện cơ chế một giá đó là giá kinhdoanh thương nghiệp, chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp các quy luật, trongđó quy luật giá trị có tác động trực tiếp. Giá cả phải phù hợp với giá trị của đồngtiền và trong sự tác động với quy luật cung cầu, không thể giữ giá theo ý muốn chủquan cứng nhắc bất chấp các quan hệ cung cầu, bất chấp sức mua của đồng tiền vàcác yếu tố hình thành giá cả khác. Qua đây cho ta thấy ngay trong nhà nước cũng đãnhận ra được vai trò quan trọng của quy luật giá trị trong việc hình thành giá cảtrong nền kinh tế thị trường. Lúc này quy luật giá trị thực sự đã phát huy tác dụngvề mặt tác động vào giá cả cũng như cũng như hướng tác động vào cơ chế tiềnlương của nước ta.Nhận thức và vận dụng quy luật giá trị thể hiện chủ yếu trong việc hình thànhgiá cả. Gía cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả phải lấy giá trị làm cơ sở thìmới có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật, cơ sở hạ tầng.Nhà nước phải chủ động vận dụng cơ chế hoạt động của quy luật giá trị nghĩa là khảnăng giá cả tách rời giá trị, và xu hướng đưa giá cả trở về giá trị. Thông qua chínhsách giá cả, Nhà nước vận dụng quy luật giá trị nhằm:Thứ nhất, kích thích sản xuất phát triển. Đối với các xí nghiệp chủ yếu là xâydựng một hệ thống giá cả bán buôn để đưa chế độ hạch toán kinh tế đi vào nề nếpvà vững chắc.Thứ hai, điều hòa lưu thông hàng tiêu dùng. Trong chế độ kinh tế thị trường,tổng khối lượng và cơ cấu hàng tiêu dùng do kế hoach lưu chuyển hàng hóa quyếtđịnh căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức tăng thu nhập quốcdân, và thu nhập bằng tiền của nhân dân, nhu cầu về hàng tiêu dùng trong điều kiệnsức mua không đổi, nếu giá cả một loại hàng nào đó giảm xuống thì lượng tiêu thụsẽ tăng lên và ngược lại. Nhà nước có thể quy định giá cả cao hay thấp để ảnhhưởng đến khối lượng tiêu thụ một số loại hàng nào đó nhằm làm cho nhu cầu vàmức tăng của sản xuất về một số hàng tiêu dung ăn khớp với kế hoạch lư chuyểnhàng hóa của nhà nước.Thứ ba là phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân thông qua chính sáchgiá cả, việc quy định hợp lý các tỷ giá, nhà nước phân phối và phân phối lại thunhập quốc dân giữa các ngành nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao đời sống củanhân dân lao động.Cuối cùng, nhận thức và vận dụng quy luật giá trị nói rộng ra là biết sử dụngcác đòn bẩy của kinh tế hàng hóa như kinh tế hàng hóa như tiền lương, giá cả, lợinhuận… dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để tổ chức và thực hiệnchế độ hạch toán kinh tế.Tóm lại đó là một quá trình phát huy tích cực của quy luật giá trị, là một quátrình vận dụng quy luật giá trị và quan hệ thị trường như là một cung cụ để xâydựng các mặt kinh tế, kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, làm chogiá trị hàng hóa ngày càng hạ, đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu đời sống, đồng thờităng thêm khối lượng tích lũy.Đi đôi với việc phát huy tác dụng tích cực của quy luật giá trị đồng thời ngănchặn những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với việc quản lý kinh tế.Quy luật giá trị tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế. Nhờ nắm vữngtác dụng của các quy luật kinh tế, sử dụng tác dụng tích cực và hạn chế các tác dụngtiêu cực của quy luật giá trị. Nhà nước đã nâng cao dần trình độ công tác, kế hoạchhóa kinh tế. Trung ương Đảng nhấn mạnh: Về cơ bản chúng ta đã nắm được nộidung, tính chất và tác dụng của quy luật giá trị đối với các thành phần kinh tế khácnhau trong hai lĩnh vực sản xuất và phân phối khác nhau về tư liệu sản xuất và tưliệu tiêu dùng và đã vận dụng nó phục vụ các nhiệm vụ chính trị và kinh tế củaĐảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, công tác kế hoạch hóa giá cả cũng có tiến bộ,phạm vi ngày càng mở rộng, trình độ nghiệp vụ cũng được nâng lên một bước.