Quy định về giám sát đánh giá đầu tư năm 2024

Thông báo hướng dẫn các nhà đầu tư /Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thực hiện việc báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến các nhà đầu tư/Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thực hiện việc báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư được quy định như sau:

“Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự đầu tư các loại báo cáo sau:

  1. Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
  1. Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
  1. Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có)”.

Đề nghị đầu tư/Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thực hiện báo cáo theo đúng quy định nêu trên, đồng thời trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, khó khăn, đề nghị quý Công ty liên hệ Anh Bạch Quang Minh, số điện thoại: 09388469910, địa chỉ email: [email protected] để được hướng dẫn./.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thông tư quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật. Không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi đối tượng, thời gian và nội dung kiểm tra; phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh. Công khai, minh bạch, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang trong quá trình giám sát, đánh giá.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; Giám sát và đánh giá tổng thể dự án có vốn đầu tư nước ngoài; Kiểm tra các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội; dự án có quy mô lớn, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; và các dự án khác theo chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chủ trì giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành được ủy quyền cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương chủ trì giám sát, đánh giá chuyên sâu về lĩnh vực quản lý ngành có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát, đánh giá dự án đầu tư trên địa bàn về các bộ quản lý chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư trên địa bàn.

Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành sẽ chịu sự giám sát, đánh giá của các cơ quan này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm gửi báo cáo thực hiện giám sát, đánh giá cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo định kỳ hàng năm vào thời điểm trước ngày 01/3 của năm sau năm báo cáo; Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giám sát và đánh giá tổng thể về hoạt động đầu tư nước ngoài trong phạm vi quản lý của địa phương; Trực tiếp hoặc giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và các cấp, đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tự thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại Điều 70, điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 74, khoản 2 Điều 96 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2022 và thay thế Thông tư số 09/2016/TT-BKHĐT ngày 30/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam./.

Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư thực hiện khi nào?

Báo cáo giám sát đầu tư là hình thức báo cáo định kỳ bắt buộc của Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc nộp báo cáo phải được thực hiện định kỳ hàng quý, hàng năm.

Ban giám sát đầu tư cộng đồng gồm những ai?

“Điều 41. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có ít nhất là 05 thành viên, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.

Giám sát đầu tư là gì?

Theo đó thì giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư. Như vậy có thể hiểu thì giám sát dự án đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư của dự án đối với các hoạt động có liên quan.

Đánh giá đầu tư là gì?

“Đánh giá tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch nhằm phân tích, đánh giá kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn; phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao ...