Pipet bầu và pipet vạch cái nào chính xác hơn năm 2024

cũng là một trong những loại pipettes được sử dụng phổ biến trong các thí nghiệm, cho độ chính xác cao trong phân phối dung dịch. Cùng VietChem hiểu rõ hơn dụng cụ này qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

Pipet bầu là gì?

Pipet bầu là một trong hai loại pipettes chia vạch chủ yếu, có cấu tạo một ống thủy tinh rỗng ruột với bầu tròn ở phần giữa của dụng cụ. Trên bầu tròn có ghi dung tích của sản phẩm.

Loại ống nhỏ giọt này thường có loại pipet bầu 2 vạch hoặc loại một vạch, tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

Pipet bầu và pipet vạch cái nào chính xác hơn năm 2024

Pipe bầu là gì

Tìm hiểu về một số loại pipet bầu thông dụng

1. Pipet bầu 5ml

- Loại thủy tinh 5ml, AS, Duran – Đức

  • Sản xuất thủy tinh soda-lime
  • Có dung tích là 5ml
  • Độ chính xác: 0.015ml
  • Chiều dài: 410mm
  • Màu vạch chia: trắng
  • Thời gian chày là 5 giây

- Loại thủy tinh 5ml Borosil

  • Xuất xứ: Borosil - Ấn Độ
  • Sản xuất theo tiêu chuẩn ISO/DIN 648
  • Dung tích: 5ml
  • Độ chính xác: ±0.015ml

- Loại class AS 5ml DINLAB- Đức

  • Được làm từ loại thủy tinh có khả năng chịu nhiệt và có thể kháng hóa chất
  • Gồm 1 vạch đo duy nhất

2. Pipet bầu 20ml

- Loại class AS 20ml, DINLAB-Đức

  • Được sản xuất từ loại thủy tinh có khả năng kháng được hóa chất và chịu nhiệt cao
  • Gồm có 1 vạch đo duy nhất.

- Loại thủy tinh 20ml Borosil

  • Hiệu chuẩn ở 20 độ C, cho độ chính xác cao
  • Sản xuất theo tiêu chuẩn ISO/ DIN 648
  • Dung tích sản phẩm là 20ml
  • Độ chính xác: ±0.030ml

3. Pipet bầu 25ml

- Loại 25ml AS, Duran

  • Được làm từ loại thủy tinh soda-lime
  • Có dung tích: 25ml
  • Độ chính xác là 0.03ml
  • Chiều dài: 530mm
  • Có vạch chia màu xanh da trời

- Loại class AS 25ml DINLAB- Đức

  • Được làm bằng loại thủy tinh tinh có khả năng kháng hóa chất và chịu nhiệt cao
  • Gồm 1 vạch đo duy nhất
  • Loại thủy tinh 15ml, Borosil
  • Sản xuất theo tiêu chuẩn ISO/DIN 648
  • Có dung tích: 25ml
  • Độ chính xác là ±0.030ml

- Pipet bầu 100ml

  • Loại 100ml, AS, Duran- Đức
  • Được làm từ loại thủy tinh soda-lime
  • Có dung tích là 100ml
  • Độ chính xác bảo đảm: 0.08ml
  • Chiều dài: 600mm
  • Vạch chia màu vàng

Ngoài ra còn rất nhiều loại pipet bầu khác nữa, bạn đọc có thể truy cập website vietchem.com.vn để tìm hiểu thêm thông tin hay biết được giá pipet bầu 1ml, 2ml hay pipet bầu 50ml giá bao nhiêu,…

Pipet bầu và pipet vạch cái nào chính xác hơn năm 2024

Pipet bầu có rất nhiều dung tích và xuất xứ khác nhau

Hướng dẫn cách sử dụng pipet ai cũng thực hiện được

1. Đối với loại pipet thủy tinh không chia vạch (Pasteur)

  • Chỉ cần tiến hành bóp một lực nhỏ tại phần đầu cao su hoặc đầu nhựa, sau đó nhúng vào trong dung dịch cần hút và thả tay ra để dung dịch được hút lên.
  • Tiếp theo để có thể nhỏ dung dịch ra, thực hiện bóp từng lực nhỏ để tạo thành những giọt nhỏ xuống
  • Sau khi dùng xong có thể khử trùng chúng rồi bỏ hoặc tái sử dụng bằng cách làm sạch rồi kéo lại đầu hút và làm kín bằng nhiệt.
  • Lưu ý:
  • Thả hết bọt ra trước nếu xuất hiện bọt
  • Bóp nhẹ nhàng cho từng giọt một nhỏ xuống
  • Trong suốt quá trình thực hiện cần phải giữ cho pipet ở tư thế thẳng đứng

2. Đối với loại pipet chia vạch

2.1. Loại bằng thủy tinh (có thể tái sử dụng sau khi đã làm sạch và khử trùng)

  • Dùng tay thuận để cầm pipet bằng ngón cái cùng ngón giữa, dùng ngón trỏ bịt lại đầu dụng cụ
  • Sử dụng quả bóp hoặc vật trợ ống nhỏ giọt để thực hiện hút dung dịch vào trong pipettes cho tới vạch cần lấy
  • Sau đó bỏ quả bóp cao su ra và bịt lại phần trên bằng ngón trỏ
  • Giữ dụng cụ ở tư thế thẳng đứng rồi mở nhẹ nhàng ngón trỏ để thực hiện điều chỉnh về vạch 0 hay vạch xác định
  • Thả dung dịch vào trong bình hay ống nghiệm tới vạch xác định
  • Tùy theo loại pipet mà có thể thả hết toàn bộ hoặc thả đến vạch dưới hay thổi sau khi thả.
  • Lưu ý:
  • Cần chọn sản phẩm phù hợp với dung tích dung dịch cần hút, không dùng loại có đầu bị sứt, mẻ
  • Cắm sâu đầu dưới của dụng cụ này vào dung dịch. Dung dịch cần hút trong vật chứ có dung tích lớn cần được chuyển sang vật chứa khác có lượng dung dịch nhỏ hơn, phần còn lại sau khi đã sử dụng ống nhỏ giọt để lấy không được đổ lại vào chai gốc.
  • Nên thực hiện tráng pipet ít nhất hai lần bằng loại dung dịch cần hút trước khi sử dụng
  • Giữa pipettes ở tư thế thẳng đứng khi cho dung dịch chảy từ dụng cụ này vào vật chứa, đầu dưới của nó chạm vào thành bình hứng để ở tư thế nghiêng.
  • Để dung dịch chảy tự do xuống bình, không dùng quả bóp cao su hoặc vật trợ để đẩy hết giọt cuối cùng còn đọng ở đầu dụng cụ để tránh tạo ra khí dung
  • Rửa sạch chúng sau khi dùng xong và thực hiện các quy trình cần thiết để tái sử dụng
  • Đối với các sản phẩm sau khi dùng cần được tiến hành sấy khử trùng và dùng kẹp nhỏ để lấy bông đầu tiên ra ngâm vào trong dung dịch tẩy rửa đồ thủy tinh, rồi rửa sạch, sấy khô và đóng gói cẩn thận chờ sử dụng vào lần sau.
    Pipet bầu và pipet vạch cái nào chính xác hơn năm 2024

Cần lưu ý chọn loại pipet không bị nứt vỡ để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi thí nghiệm

2.2. Với loại chia vạch nhựa đã vô trùng (được dùng 1 lần)

  • Cách sử dụng tương tự như pipet chia vạch bằng thủy tinh nhưng sau khi dùng xong cần rửa sạch, sấy và hủy.

3. Pipet bán tự động (Micropipet)

3.1. Với loại dung dịch có độ nhớt thấp

  • Thực hiện cài đặt thể tích cần lấy
  • Cắm típ vào trong đầu pipet
  • Cầm nó dọc theo chiều hút vào của chất lỏng. Lưu ý, trong suốt quá trình sử dụng cần giữ tư thế thẳng đứng.
  • Ấn từ từ piton xuống nắc 1 và thả ra từ từ cho chất lỏng được hút vào
  • Sau khi đã ấn xuống nấc 1 thì thực hiện ấn tiếp xuống nấc 2 để chất lỏng được đẩy ra. Lưu ý để cho đầu của tip chạm với thành bình và giữ cho dụng cụ luôn ở vị trí thẳng đứng.

3.2. Với loại dung dịch có độ nhớt cao

  • Tiến hành cài đặt thể tích cần lấy
  • Cắm tip vào đầu của pipettes rồi ấn piton xuống nắp 2
  • Cắm đầu tip xuống bề mặt của chất lỏng và thả piton từ từ để cho chất lỏng vào trong tip
  • Nhắc dụng cụ ra khỏi bình chứa, chạm tip lên thành bình để loại bỏ các dung dịch thừa
  • Ấn piton từ từ xuống nấc 1 để thả dung dịch xuống bình nhận (để pipettes theo chiều thẳng đứng với bình nhận)

3.3. Lưu ý

  • Không dùng để hút lượng dung dịch vượt quá khoảng giá trị được pháp của loại pipet đó
  • Nên thực hiện hút một lần đủ lượng dung dịch cần lấy
  • Với loại ống nhỏ giọt càng lớn thì tỷ lệ sai số càng cao.
  • Độ sâu khi nhúng của dụng cụ chỉ nên trong khoảng 1-3 mm tính từ đầu tip tới bề mặt của chất lỏng cần chuyển.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hút chính xác của pipet

  • Đầu côn (tip): khi tip không đảm bảo chất lượng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hút chính xác của ống nhỏ giọt. Do vậy, chúng cần phải sạch, mặt trong của tip cần trơn nhẵn, đông nhất và thẳng cạnh, không thấm nước.
  • Độ nhớt của chất lỏng: loại pipet dùng trong hút các chất lỏng với độ nhớt cao như máu, huyết tương, huyết thanh phải là loại khác với các sản phẩm dùng cho hút nước.
  • Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thể tích của chất lỏng được phân phối bởi tính giãn nở vì nhiệt của các chất. Các pipet sản xuất thường được áp dụng ở nhiệt độ phòng XN (20 – 25 độ C)
  • Áp suất khí quyển: càng lên cao áp suất của khí quyển càng giảm, tuy nhiên điều này chỉ ảnh hưởng nhỏ đến sự thay đổi tỷ trọng chất lỏng nên việc sai số do khí áp là không đáng kể và thường được bỏ qua.
  • Độ ẩm: độ ẩm thích hợp cho việc sử dụng ống nhỏ giọt trong khoảng từ 45 – 75%. Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến khả năng hút chính xác của pipet bởi khi độ ẩm thấp (dưới 30%) thì tốc độ bay hơi sẽ tăng, ngược lại nếu độ ẩm quá cao thì khả năng ngưng tụ chất lỏng cũng tăng.

4. Pipet tự động hoàn toàn

  • Thực hiện cài đặt lượng dung dịch cần hút
  • Lắp đặt một hay nhiều đầu tip vào các vị trí
  • Tiếp theo cắm vào dung dịch cần phải hút và nhấn nút hút
  • Đặt vào bình nhận rồi nhấn nút, dung dịch sẽ được thả ra

Lưu ý:

  • Cài đặt lượng dung dịch cần hút tại khoảng cho phép và cần thiết
  • Cần tiến hành kiểm tra lượng pin trước khi dùng, tránh dụng cụ dừng hoạt động khi đang thực hiện quá trình
  • Gắn chặn các đầu tip để tránh hút sai thể tích
  • Thực hiện hiệu chuẩn pipet định kỳ
    Pipet bầu và pipet vạch cái nào chính xác hơn năm 2024

Cách sử dụng pipet tự động đơn giản

Các ký hiệu trên pipet thủy tinh có ý nghĩa gì?

Trên những pipet thủy tinh chuẩn luôn có các ký hiệu cho người dùng biết những thông tin cần biết. Tham khảo ý nghĩa của một số ký hiệu cơ bản trong bảng sau:

Ký hiệu

Ý nghĩa

A

Pipettes loại A, có độ chính xác cao

AS

Loại có độ chính xác cao nhưng có thời gian chờ và thường sẽ từ 5 - 15 giây. Tương đương với việc sau khi thả hết cần chờ thêm 5 giây hoặc 15 giây để dung dịch có thể chảy ra hết khỏi pipet theo định mức quy định

B

Thuộc loại B với độ chính xác thấp

20 oC

Nhiệt độ chuẩn để có thể có thể tích đúng

Ex

Thể hiện việc pipet đã được điều chỉnh để có thể xả ra thể tích mà nó biểu thị

Ex + … S

Thời gian chờ để kéo đủ được lượng dung dịch ra khỏi pipet. Thường có ở dạng pipet loại AS

Pipet bầu và pipet vạch cái nào chính xác hơn năm 2024

Các ký hiệu trên pipet thủy tinh có ý nghĩa ra sao

Chia sẻ cách làm sạch pipet hiệu quả

Để có thể làm sạch pipet, cần rót dung dịch nước cất vào dụng cụ này và nghiêng dung dịch cho các bề mặt trong sản phẩm đều được làm sạch. Thực hiện bước này ít nhất hai lần, sau đó dùng nước cất để tráng toàn bộ ống nhỏ giọt.

Pipet bầu giá bao nhiêu? Nên mua pipet bầu ở đâu giá tốt, chất lượng nhất hiện nay?

Pipet bầu có đa dạng các loại khác nhau do vậy giá thành mỗi loại cũng không giống nhau, bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào số lượng mua,… Vì vậy, để yên tâm khi chọn lựa sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa có giá thành tốt thì việc lựa chọn một đơn vị cung cấp uy tín là rất cần thiết. Với hơn 20 năm hoạt động trong cung ứng hóa chất cùng các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm, VietChem sẽ là đơn vị uy tín hàng đầu cho khách hàng tìm đến. Tại đây đang có sẵn nhiều loại pipet chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Duran, DINLAB – Đức hay Scilabware – Anh, Phoenix instrument – Đức,…