Phương án kiến trúc là gì

Xã hội phát triển nhanh chóng, đời sống con người ngày càng nâng cao dẫn đến những nhu cầu về ăn ở được người dân trú trọng. Trong quá trình thực hiện các công trình xây dựng, việc thiết kế kiến trúc có những vai trò quan trọng nhằm mục đích bố trí, sắp đặt không gian. Một công trình có đẹp và đảm bảo an toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế kiến trúc. Chính bởi những vai trò đó mà việc thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng cần phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu các quy định về thi tuyển phương án kiến trúc trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Quy định của pháp luật về thi tuyển phương án kiến trúc:

Theo Điều 17 Luật kiến trúc 2019 quy định về thi tuyển phương án kiến trúc có nội dung như sau:

– Theo quy định của pháp luật, ta nhận thấy thi tuyển phương án kiến trúc được định nghĩa là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, hiệu quả kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

– Công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm các công trình sau đây:

+ Thứ nhất: Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I.

+ Thứ hai: Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

– Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức thi tuyển phương án kiến trúc, quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.

Xem thêm: Có hình xăm trên người có đi nghĩa vụ quân sự được không?

– Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

– Trên cơ sở phương án kiến trúc trúng tuyển, tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển được thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu.

– Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được chủ đầu tư thông báo một cách công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Chính phủ quy định chi tiết  Điều 17 Luật kiến trúc 2019.

2. Hình thức thi tuyển phương án kiến trúc:

Nghị định 85/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc, có hai hình thức thi tuyển, bao gồm:

– Thi tuyển rộng rãi.

Ta có thể hiểu, thi tuyển rộng rãi là một hình thức tổ chức cuộc thi mà không hạn chế số lượng tổ chức, cá nhân là người trong nước, nước ngoài [nếu cần thiết] tham gia thi tuyển.

– Thi tuyển hạn chế.

Xem thêm: Thẩm quyền, quy trình cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất trái phép

Thi tuyển hạn chế được hiểu là hình thức tổ chức cuộc thi được áp dụng trong trường hợp chỉ có một số tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển [nhưng không dưới ba tổ chức, cá nhân] đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc tính đặc thù của công trình thi tuyển phương án kiến trúc.

3. Yêu cầu đối với tổ chức thi tuyển:

Theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc, Tổ chức thi tuyển phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

– Tổ chức thi tuyển có nhiệm vụ thiết kế phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

– Tổ chức thi tuyển thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.

– Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi tuyển thực hiện việc thành lập Tổ kỹ thuật để giúp việc Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.

– Cần lưu ý rằng, trong thời gian tối thiểu 30 ngày, những thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được đơn vị tổ chức cuộc thi đăng tải công khai trên một hoặc nhiều phương tiện thông tin đại chúng hoặc cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước về kiến trúc ở trung ương và địa phương nơi tổ chức thi tuyển.

4. Tổ chức thi tuyển:

Theo Điều 18 Nghị định 85/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc các nội dung về tổ chức thi tuyển như sau:

– Thứ nhất: Công tác chuẩn bị:

Xem thêm: Phân loại và phân cấp công trình xây dựng theo quy định mới nhất

+ Cần phải hoàn tất thủ tục và thu thập các số liệu, tài liệu pháp lý, thông tin về kiến trúc, quy hoạch liên quan khu đất xây dựng công trình.

+ Thực hiện việc lập và phê duyệt kế hoạch, kinh phí tổ chức thi tuyển, quy chế thi tuyển và nhiệm vụ thiết kế.

+ Thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và Tổ kỹ thuật.

– Thứ hai: Nhiệm vụ thiết kế phải cung cấp đầy đủ các thông tin pháp lý bao gồm các nội dung sau đây:

+ Thông tin pháp lý của dự án địa điểm xây dựng, bản vẽ hiện trạng, chỉ tiêu quy hoạch, các thông tin về điều kiện khu đất, mục đích, tính chất, quy mô công trình.

+ Thông tin pháp lý của dự kiến tổng mức đầu tư; các yêu cầu về kiến trúc, công năng sử dụng, yêu cầu kỹ thuật, việc gắn kết cảnh quan chung khu vực và các yêu cầu liên quan khác.

– Thứ ba: Quy chế thi tuyển gồm những nội dung cơ bản sau đây:

+ Hình thức, quy mô, tính chất, mục đích, yêu cầu của cuộc thi.

Xem thêm: Chỉ huy trưởng công trình là gì? Điều kiện làm chỉ huy trưởng công trình xây dựng?

+ Quy định về điều kiện dự thi; tiêu chí, nội dung, trình tự tổ chức; thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi; hồ sơ dự thi; tính hợp lệ của hồ sơ dự thi.

+ Thành phần Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc và thông tin cơ bản về chuyên môn, kinh nghiệm của các thành viên Hội đồng.

+ Chi phí tổ chức cuộc thi, cơ sở tính thiết kế phí cho công trình.

+ Cơ cấu và giá trị giải thưởng.

+ Quyền, trách nhiệm của các bên liên quan, bản quyền tác giả.

+ Mẫu phiếu đăng ký tham dự cuộc thi.

+ Các nội dung khác theo yêu cầu của mỗi cuộc thi ví dụ như: thể loại thi tuyển [thi ý tưởng kiến trúc hoặc thi phương án kiến trúc; quy định về vòng thi; trường hợp kết thúc vòng thi không có phương án tối ưu; nguyên tắc tính thiết kế phí đối với dự án.

– Thứ tư: Hồ sơ dự thi bao gồm các nội dung sau:

Xem thêm: Quy định về yêu cầu và thời hạn bảo hành công trình xây dựng mới nhất

+ Thuyết minh, các bản vẽ kiến trúc, giải pháp kỹ thuật và phim, ảnh, mô hình, đề xuất tài chính.

+ Hồ sơ phải được quy định thống nhất về ngôn ngữ, đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ và quy tắc ẩn danh, không đưa tên, biểu tượng của đơn vị tư vấn hay tác giả lên bản vẽ, thuyết minh.

5. Hội đồng thi tuyển:

– Theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc, thành phần hội đồng thi tuyển bao gồm các đối tượng như sau:

+ Hội đồng thi tuyển có số lượng thành viên là số lẻ, tối thiểu 09 người.

+ Thành phần hội đồng thi tuyển sẽ có 01 Chủ tịch và thành viên.

+ Hội đồng có tối thiểu 2/3 số thành viên là kiến trúc sư có kiến thức, kinh nghiệm về thể loại công trình thi tuyển. Có 01 đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc và 01 đại diện của tổ chức xã hội, nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc.

+ Chủ tịch Hội đồng phải là chuyên gia có kinh nghiệm đã thiết kế kiến trúc nhiều công trình đã xây dựng, có uy tín nghề nghiệp trong lĩnh vực kiến trúc. Chủ tịch Hội đồng do Hội đồng bầu ra hoặc chủ đầu tư mời.

+ Cần lưu ý rằng, các thành viên Hội đồng là những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và các lĩnh vực liên quan; khách quan, công tâm. Đơn vị tổ chức cuộc thi có thể mời chuyên gia nước ngoài tham gia [nếu cần thiết].

Xem thêm: Phân loại và phân cấp công trình xây dựng mới nhất 2022

– Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thi tuyển: 

Nghị định 85/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc quy định hội đồng thi tuyển cần phải đáp ứng các nguyên tắc sau đây:

+ Thứ nhất: Hội đồng thi tuyển làm việc theo Quy chế do Hội đồng quy định.

+ Thứ hai: Hội đồng thi tuyển chỉ tiến hành đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi khi có tối thiểu 3/4 số thành viên có mặt.

+ Thứ ba: Chủ tịch Hội đồng và các thành viên, thư ký không được công bố, cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác ngoài Hội đồng thi tuyển các thông tin về nội dung thảo luận, ý kiến kết luận của Hội đồng thi tuyển trong thời gian đánh giá, xếp hạng các phương án dự thi.

+ Thứ tư: Chậm nhất là trong thời hạn 03 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng thi tuyển phải gửi kết quả chấm thi tới chủ đầu tư.

– Trách nhiệm của Hội đồng thi tuyển:

+ Chủ tịch Hội đồng:

Xem thêm: Định mức chi phí bảo hiểm công trình xây dựng năm 2022

Chỉ đạo xây dựng Quy chế Hội đồng.

Chủ trì Hội đồng làm việc.

+ Các thành viên Hội đồng tuân thủ nguyên tắc làm việc của Hội đồng thi tuyển.

6. Đánh giá, xếp hạng phương án dự thi và công bố kết quả:

Theo Điều 20 Nghị định 85/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kiến trúc quy định về việc đánh giá, xếp hạng phương án dự thi và công bố kết quả có nội dung cụ thể như sau:

– Đối với việc đánh giá, xếp hạng phương án dự thi được thực hiện theo đúng phương pháp, tiêu chí quy định trong Quy chế Hội đồng và theo nguyên tắc bỏ phiếu kín để chọn ra phương án theo thứ tự từ một đến ba. Phương án xếp thứ hạng cao nhất là phương án kiến trúc trúng tuyển.

– Báo cáo kết quả đánh giá, xếp hạng cần phải được tất cả các thành viên Hội đồng tham gia ký xác nhận và gửi đơn vị tổ chức cuộc thi để tổng hợp, báo cáo người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt.

– Đối với trường hợp không có phương án đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu quy định trong Quy chế thi tuyển thì tổ chức thi tuyển lại.

– Các đơn vị tổ chức cuộc thi công bố, công khai kết quả và tổ chức trao giải thưởng sau khi kết thúc cuộc thi và gửi kết quả cuộc thi đến cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Xem thêm: Thủ tục, hồ sơ hoàn công công trình xây dựng mới nhất

Video liên quan

Chủ Đề