Phí nộp tiền vào tài khoản vietcombank 2023

Lệ phí APS sẽ không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào sau khi Sinh viên đã nộp tiền vào tài khoản của Đại sứ quán Đức. Lệ phí phải được trả trước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] và hóa đơn trả lệ phí phải được nộp cùng hồ sơ. Sau khi thẩm tra thành công, Sinh viên sẽ nhận được 10 Giấy chứng nhận.
Nếu 10 Giấy chứng nhận vẫn chưa đủ, Sinh viên có thể nộp vào tài khoản của Đại sứ quán Đức 20 USD và gởi hóa đơn kèm một phong bì trắng khổ A4 ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận đến APS xin cấp thêm 10 Giấy chứng nhận nữa.

Tài khoản: Embassy of Germany
29 Tran Phu, Hanoi
Số tài khoản: 0011371844717
Vietcombank

Khi trả tiền tại Ngân hàng, đề nghị ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày sinh của Sinh viên và cụm từ “APS“.

Sau nhiều lời phản ánh đã gặp khó khăn khi muốn nộp lệ phí APS tại Vietcombank [VCB], chúng tôi có liên hệ với Đại sứ quán Đức Hà Nội và Đại sứ quán Đức đã cung cấp cho chúng tôi thư trả lời của Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc này.

Chúng tôi muốn chuyển thư đó [màu, có dấu đỏ] [PDF 178,08 KB] đến tất cả những ai gặp khó khăn khi nộp lệ phí APS tại Vietcombank, thư đó có thể in ra và đưa cho Phòng Giao dịch Vietcombank xem.

Mấy ngày qua, câu chuyện ngân hàng thu phí dịch vụ tin nhắn SMS Banking cao vọt đã thu hút sự chú ý của dư luận.

Riêng khoản phí SMS Banking này mỗi tháng khách hàng đã phải trả từ 8.000 đồng tới 77.000 đồng. Ngoài ra, không phải ai cũng nắm rõ mình phải trả những khoản phí nào và trả bao nhiêu khi sở hữu tài khoản và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Đa số khách hàng đều không nắm rõ các loại phí dịch vụ ngân hàng điện tử. Ảnh minh hoạ

Đơn cử như một khách hàng cá nhân hạng thường mở tài khoản tại một ngân hàng có chính sách miễn giảm nhiều loại phí nhất trên thị trường hiện nay sẽ phải trả một số khoản phí [áp dụng từ 2022] như sau.

Đầu tiên, khi mở tài khoản khách hàng không phải trả phí mở tài khoản nhưng ngân hàng lại yêu cầu phải có số dư tối thiểu duy trì tài khoản là 50.000 đồng.

Tiếp đó, ngân hàng thu phí quản lý tài khoản 9.900 đồng [nếu số dư trong tài khoản thanh toán từ 2 triệu đồng trở lên sẽ được miễn phí, nếu tài khoản không hoạt động trên 6 tháng sẽ bị thu 50.000 đồng/tháng].

Ngoài ra ngân hàng còn thu 10.000 đồng/tháng với dịch vụ sao kê tài khoản 1 lần/tháng; Thu phí xác nhận số dư tài khoản thanh toán 50.000 đồng/lần đầu và 10.000 đồng/lần tiếp theo.

Ngoài ra, có một số khoản phí khách hàng có thể không ngờ tới như nếu khách hàng nộp tiền vào tài khoản của ngân hàng trong cùng tỉnh, thành loại tiền mệnh giá nhỏ dưới 10.000 đồng, khách hàng sẽ bị thu phí 0,03%/giá trị giao dịch với tối thiểu là 20.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng.

Hoặc khi khách hàng muốn rút tiền mặt từ tài khoản khác tỉnh, thành cũng bị thu 0,03% giá trị giao dịch, tối thiếu là 20.000 đồng và tối đa là 1.000.000 đồng. Nếu rút tiền mặt trong vòng 2 ngày sau khi nộp thì phí bị nâng lên là 0,05%.

Liên quan tới một loại phí rất phổ biến và gây thu hút dư luận mấy ngày qua là phí dịch vụ tin nhắn SMS Banking, Vietcombank, BIDV, Techcombank chia theo các mốc: Dưới 20 tin nhắn/tháng phí là 9.000-13.200 đồng; 16-30 tin nhắn/tháng phí 19.800 đồng/tháng; 20-50 tin nhắn/tháng phí 27.000-40.000 đồng/tháng; Từ 50-100 tin nhắn/tháng là 55.000-60.000 đồng/tháng; Trên 100 tin nhắn/tháng 75.000-77.000 đồng/tháng.

Có một số loại phí khác như: Phí soạn tin nhắn do mạng viễn thông quy định 500 đồng/tin; Rút tiền bằng giấy tờ tuỳ thân tại quầy là 5.000 đồng/giao dịch…

Tại các ngân hàng khác, một số loại phí tương đương với mức phí kể trên như: Phí duy trì tài khoản, phí quản lý tài khoản, phí rút tiền mặt…; Hoặc một số loại phí có thể thấp hơn như: Phí SMS Banking [Maritime bank 8.000 đồng/tháng; SeABank 8.800 đồng/tháng; SHB 9.900 đồng/tháng; Sacombank 10.000 đồng/tháng…].

Nếu khách hàng là người mới mở tài khoản ngân hàng, tải ứng dụng ngân hàng điện tử và sử dụng đa số các dịch vụ cơ bản 1 lần trong tháng như sao kê, chuyển khoản, nộp tiền, rút tiền, xác nhận tài khoản, SMS Banking.. ở trên thì tháng đầu tiên khách hàng sẽ phải trả ở mức trung bình khoảng 200 nghìn đồng; Sang các tháng tiếp theo trung bình khoảng 100-150 nghìn đồng.

Xét trong các khoản phí kể trên [không tính các phí lần đầu] thì phí SMS Banking chiếm tỷ lệ khá lớn 30%-50% tổng các chi phí dịch vụ ngân hàng.

Đối với khoản phí này, các ngân hàng đã khuyến nghị khách hàng có thể ngừng sử dụng dịch vụ SMS Banking bởi các ứng dụng ngân hàng điện tử hiện nay đều đã tích hợp chức năng thông báo về biến động tài khoản. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí và tránh được tình trạng bị lừa đảo qua tin nhắn giả mạo.

Chủ Đề