Thông tư 02 2023 byt

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

*Dienbientv.vn [5/10]: Điện Biên: Sản lượng mắc ca đạt gần 55 tấn

  Hiện nay diện tích trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đạt 4.600ha, trong đó: Trồng chuyên canh đạt gần 4.000 ha, trồng xen với cây trồng khác là trên 600 ha; các diện tích đã trồng tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ.

Tính riêng 9 tháng đầu năm 2022, diện tích mắc ca trồng mới toàn tỉnh được gần 1.000ha, đạt 13% kế hoạch năm; diện tích cho thu hoạch quả là 300 ha với sản lượng thu hoạch ước đạt gần 55 tấn quả tươi. Với giá bán quả mắc ca tươi từ 80.000 - 100.000 đồng/kg; quả khô từ 250.000 - 280.000 đồng/kg.

Để đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia trồng mắc ca, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam hỗ trợ tỉnh Điện Biên tổ chức các lớp tập huấn cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh trong việc nhận biết các dòng mắc ca để xác định đúng các dòng, giống Mắc ca đã trồng, cùng với đó, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các cán bộ quản lý và người dân biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến mắc ca./.

* Giaoduc.net.vn [5/10]: Ngân sách khó thất thoát nếu địa phương chỉ tiếp nhận SGK đưa vào thư viện

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ đang đề xuất Chính phủ phương án trích 3.500 tỷ đồng ngân sách mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn.

Khi đó, sách mượn sẽ đáp ứng 70% nhu cầu của học sinh. Các năm tiếp theo sẽ bổ sung 20% mỗi năm.

Đây là chủ trương được dư luận đánh giá cao, có nhiều ý kiến ủng hộ. Tuy nhiên, triển khai như thế nào để tránh lãng phí ngân sách, học sinh được thụ hưởng một cách thực chất là câu hỏi mà dư luận đặt ra.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đoạt – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cho biết, tại địa phương hiện có nhiều đối tượng học sinh được thụ hưởng chính sách của nhà nước.

Theo đó, tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ban hành ngày 2/10/2015 đã quy định: Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn với mức 100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác trong thời gian không quá 9 tháng/năm học.

Hiện nay, tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất với Chính phủ tăng mức hỗ trợ từ 100.000 đồng/học sinh/tháng lên 150.000 đồng/học sinh/tháng để hỗ trợ các em mua sách, vở và các đồ dùng học tập.

Các em có thể dùng tiền hỗ trợ để mua sách giáo khoa hoặc thông qua nhà trường để được hỗ trợ mua sách giáo khoa.

Mặc dù học sinh trong diện chính sách được hỗ trợ về kinh phí, nhưng thực tế là nhu cầu hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh ở địa phương vẫn còn rất lớn. Nhiều năm qua, địa phương vẫn phải vận động các nguồn xã hội hóa từ các nhà hảo tâm để bổ sung nguồn sách giáo khoa cho các em.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên: "Điện Biên có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là tại các huyện biên giới như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa... Cùng với đó là số lượng học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có nhu cầu hỗ trợ sách cũng tương đối lớn.

Theo rà soát của toàn ngành trên địa bàn tỉnh, năm học 2022 – 2023, Điện Biên có gần 103.000 học sinh cần hỗ trợ sách giáo khoa.

Như vậy, việc đưa sách giáo khoa vào thư viện cho học sinh mượn là phương án tối ưu. Sẽ giúp cho các em học sinh không có điều kiện mua sách có thể bớt khó khăn khi tiếp cận với sách giáo khoa.

Sách trong thư viện sẽ dùng cho nhiều năm, cho nhiều thế hệ học sinh. Việc này sẽ tiết kiệm cho ngân sách và cũng tiết kiệm cho xã hội”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Đoạt cũng cho rằng, việc xây dựng thư viện trường cần phải đảm bảo sao cho tất cả các học sinh có nhu cầu có thể mượn sách giáo khoa.

Để tránh thất thoát ngân sách, đảm bảo cho học sinh vùng cao, vùng khó khăn đều được thụ hưởng chính sách này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên cho rằng, việc triển khai thực hiện sẽ rất quan trọng.

Nếu các cấp có liên quan ở Trung ương đặt hàng rồi cấp sách cho các địa phương tiếp nhận và có sự giám sát ngay tại Trung ương, địa phương chỉ nhận sách giáo khoa thì ngân sách sẽ không thất thoát đi đâu được.

Tại huyện Nậm Pồ [tỉnh Điện Biên], ông Ngô Xuân Chiến, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện này cho biết, năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 3, lớp 7 học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên 100% các em phải mua bộ sách mới. Ở các khối lớp còn lại, hơn 80% mua sách theo hình thức đăng ký với nhà trường. Vì là địa bàn khó khăn về giao thông, thường xuyên xảy ra sạt lở, ách tắc nên Phòng đã chủ động phân phối sách giáo khoa cho học sinh từ sớm.

Khi được hỏi về việc đưa sách giáo khoa vào thư viện trường để học sinh mượn, ông Ngô Xuân Chiến cho rằng, đây là chủ trương rất tốt, nhất là đối với những em dù gia đình có khó khăn nhưng không thuộc đối tượng hỗ trợ của các chính sách khác.

Nếu có sách giáo khoa trong thư viện cho mượn, học sinh những vùng mới được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, không thuộc chính sách hỗ trợ vùng điều kiện đặc biệt khó khăn nữa vẫn có thể dễ dàng để tiếp cận với sách giáo khoa hơn.

Tuy nhiên, do chưa đồng bộ, việc vận động còn gặp những khó khăn nhất định nên chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu thực tế của các em học sinh với sách giáo khoa", Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ cho biết.

*Dienbientv.vn [5/10]: Đuối nước - SOS

Công tác bảo vệ, phòng, chống tai nạn đuối nước đã được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Điện Biên quan tâm thực hiện. Nhưng trên thực tế, năm nào cũng vậy, trên địa bàn tỉnh lại ghi nhận thêm những vụ đuối nước thương tâm. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm đã có gần 30 trẻ bị đuối nước, trong đó 18 trẻ tử vong, để lại những nỗi đau “quặn thắt” cho các gia đình nạn nhân. Một lần nữa hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ lại được gióng lên.

*Baodienbienphu.info.vn [4/10]: Ngành Y tế Điện Biên tiếp nhận 2 xe cứu thương từ Viettinbank

Ngày 4/10, ngành Y tế Điện Biên tiếp nhận 2 xe cứu thương do Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam [Viettinbank] trao tặng. 2 xe cứu thương do Viettinbank tài trợ được bàn giao cho Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo và huyện Mường Ảng.

Vận chuyển cấp cứu bệnh nhân là một trong những khâu quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh, giảm thiểu các biến chứng và tử vong cho người bệnh, đồng thời phục vụ nhiệm vụ đột xuất của tỉnh và ngành Y tế. Xe cứu thương hỗ trợ đắc lực công tác phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo y tế cho các hoạt động chính trị, văn hóa - xã hội diễn ra trên địa bàn. Đồng hành, hỗ trợ ngành Y tế tỉnh trong việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển cấp cứu bệnh nhân, lãnh đạo Viettinbank đã bàn giao 2 xe cứu thương cho Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo và Trung tâm Y tế huyện Mường Ảng. Đây là 2 xe cứu thương chất lượng cao có trị giá gần 1,1 tỷ đồng/xe.

* Dienbientv.vn [3/10]: Điện Biên đón gần 520 nghìn lượt khách du lịch

Gần 520 nghìn lượt du khách đã đến tham quan và du lịch tại Điện Biên, đây là con số thống kê trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2021.

Để phục hồi và phát triển ngành du lịch việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch như Lễ hội Hoa Ban năm 2022, kết hợp với việc đưa vào khai thác sử dụng một số công trình văn hóa, tâm linh, bức tranh Panorama, Đền thờ liệt sĩ tại chiến trường Điện Biên Phủ, cùng với đó là xây dựng, phát triển những sản phẩm du lịch mới đã tạo dấu ấn mạnh mẽ và thu hút khách du lịch đến với Điện Biên.

Tính đến hết tháng 9, tỉnh Điện Biên đã đón gần 520 nghìn lượt khách, đạt trên 66% kế hoạch năm. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 825 tỷ đồng, đạt 61% so với kế hoạch.

Với những dấu hiệu phục hồi tích cực, ngành du lịch tỉnh phấn đấu trong năm 2022, đón trên 780 nghìn lượt khách du lịch, với doanh thu đạt trên 1.350 tỷ đồng./.

*Baodienbienphu.info.vn [3/10]: Khó nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn

Những năm qua, các cơ quan chuyên môn đã triển khai các mô hình thí điểm trồng rau an toàn [RAT] tại nhiều địa bàn. Các mô hình giúp người trồng rau tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, dù có nhiều điểm ưu việt song thực tế việc sản xuất theo mô hình RAT lại khó nhân rộng.

3 năm gần đây, gia đình ông Nguyễn Văn Quân, thôn 1, xã Pom Lót [huyện Điện Biên] sản xuất rau theo hướng an toàn. Các loại rau, củ, quả được ông Quân lựa chọn là: Su hào, bắp cải và cà chua.

Ông Quân cho biết: Sản xuất RAT đòi hỏi quy trình kỹ thuật chặt chẽ, tỉ mỉ và các công đoạn phải được ghi chép đầy đủ, rõ ràng. Đơn cử như việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi rau nhiễm sâu bệnh, theo quy trình 10 ngày phun thuốc một lần, có những loại thuốc có thời gian cách ly tận 7 ngày nên nếu không ghi chép thì rất khó để nhớ và thực hiện đúng, đủ theo quy trình sản xuất RAT. Tôi cho rằng, sự tỉ mỉ và quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt là một trong những lý do khiến các hộ trồng rau ít lựa chọn giải pháp trồng rau theo quy trình đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, nếu trồng theo quy trình VietGap thì các hộ trồng rau phải thay thế thuốc bảo vệ thực vật bằng các chế phẩm sinh học, sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ để bón rau nên mẫu các sản phẩm RAT không đẹp, kén khách, nhiều khi giá bán còn thấp hơn so với sản phẩm sản xuất truyền thống.

Để các hộ trồng rau tiếp cận, nắm vững kỹ thuật và triển khai trồng rau theo hướng an toàn, những năm qua các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp đã tích cực triển khai các mô hình điểm tại các địa phương có thế mạnh về trồng rau. Từ năm 2016 - 2021, Chi cục Bảo vệ thực vật [Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn] đã triển khai 11 mô hình về sản xuất an toàn tại các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Các mô hình đã giúp người trồng rau làm quen các hoạt động sản xuất theo quy trình GAP cơ bản, kiểm soát các yếu tố đầu vào, tạo ra sản phẩm an toàn; giảm chi phí về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón [20 - 30%] so với hình thức sản xuất truyền thống. Các sản phẩm đều được kiểm định chất lượng, kiểm tra an toàn. Nhờ đó, người trồng rau thu lợi nhuận cao hơn sản xuất truyền thống từ 15 - 20%. Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình RAT gặp rất nhiều khó khăn.

Chị Đào Thị Khuyên, Trưởng phòng Kỹ thuật [Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh] cho biết: Có nhiều nguyên nhân khiến các mô hình sản xuất RAT khó nhân rộng. Đơn cử như, sản phẩm chưa có tem nhãn nên người tiêu dùng chưa thể phân biệt được giữa RAT và rau sản xuất truyền thống. Do đó, người trồng rau khó bán giá cao hơn so với các sản phẩm rau khác. Bên cạnh đó, việc liên kết sản xuất chưa thực sự được quan tâm, số lượng đơn vị bao tiêu sản phẩm ít, khối lượng sản phẩm được thu mua hạn chế, không thường xuyên. Đặc biệt là phần lớn người dân vẫn duy trì tư duy và phương thức sản xuất cũ khiến các mô hình RAT khó được nhân rộng.

*Baodienbienphu.info.vn [2/10]: Khắc phục tình trạng xuống cấp tại các công viên

Hiện nay một số công viên, khu vui chơi công cộng trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ như: Công viên Nam Thanh cầu A1 - C4, Công viên Noong Bua, Công viên Hoa Ban… có nhiều hạng mục đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho hoạt động vui chơi, thể dục thể thao của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Công viên Nam Thanh dù mới đưa vào sử dụng nhưng một số hạng mục công trình đã hư hỏng, xuống cấp, thậm chí không còn sử dụng được, như: Hệ thống chơi bập bênh, xích đu, thú nhún lò xo cho trẻ em đã hư hỏng, không còn nguyên vẹn; một số dụng cụ tập thể dục, thể thao cho người lớn cũng hư hỏng, xuống cấp không còn sử dụng được. Bên cạnh đó, tình trạng người dân bán hàng, xả rác bừa bãi ra công viên, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Được biết đây là điểm vui chơi, giải trí công cộng duy nhất của người dân phường Nam Thanh. Từ khi công viên được đưa vào sử dụng, ngày nào tôi cũng đi bộ, tập thể dục, nhưng đến nay nhiều hạng mục xuống cấp, hư hỏng, cùng với đó rác thải xả khắp nơi làm xấu cảnh quan môi trường. Rất mong cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sớm có phương án quản lý, bảo trì, thay thế những dụng cụ, trò chơi đã hư hỏng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.

Tình trạng xuống cấp không chỉ xảy ra ở công viên Nam Thanh, mà tại các công viên khác trên địa bàn thành phố. Ngoài nguyên nhân công viên đưa vào hoạt động từ lâu nên theo thời gian, quá trình sử dụng bị xuống cấp, thì tại một số công viên công tác quản lý, bảo vệ chưa thường xuyên, liên tục. Trong khi người dân vẫn còn thiếu các địa điểm vui chơi công cộng. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và kịp thời khắc phục tình trạng xuống cấp, các hạng mục công trình hư hỏng là rất cần thiết, để bảo đảm an toàn cho người dân, trẻ em khi vui chơi. Cùng với đó, công viên là điểm đến thư giãn, vui chơi không chỉ của người địa phương mà còn của người dân các nơi khác khi đến thành phố nên cần sớm khắc phục, chỉnh trang để tạo điểm nhấn, môi trường sạch - đẹp.

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

*Luatvietnam.vn [3/10]: Bãi bỏ hàng loạt Thông tư về lao động, tiền lương, bảo hiểm từ 15/11/2022

Ngày 30/9/2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, liên tịch ban hành.

Cụ thể, Thông tư 18 bãi bỏ toàn bộ các văn bản sau:

- Lĩnh vực lao động và tiền lương

Thông tư 28/2005/TT-LĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương và phụ cấp lương với công nhân, nhân viên, viên chức xây dựng 05 công trình thủy điện.

Thông tư 12/2007/TT-LĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương và phụ cấp lương với công nhân, nhân viên, viên chức xây dựng công trình thủy điện.

Thông tư 37/2009/TT-LĐTBXH hướng dẫn chế độ ăn giữa ca với công nhân, viên chức xây dựng công trình thủy điện Sơn La.

Thông tư 03/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương và phụ cấp lương với công nhân, viên chức xây dựng công trình thủy điện Lai Châu, Đồng Nai 5.

Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng thang bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Lĩnh vực Việc làm

Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định 03/2014/NĐ-CP.

Thông tư 07/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết thi hành Nghị định số 196/2013/NĐ-CP

Thông tư 16/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 75/2014/NĐ-CP.

Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

Thông tư 44/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách đào tạo nghề, việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.

- Lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thông tư số 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP.

Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thông tư 18/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 8 điều 1 Nghị định 76/2017/NĐ-CP.

Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

​Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2022.

CHỈ THỊ MỚI

* Chinhphu.vn [5/10]: Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục bám sát và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, 03 đột phá chiến lược tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng thông qua, bảo đảm vì mục tiêu, lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không dàn trải, manh mún, chia cắt, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các vùng động lực, cực tăng trưởng, các dự án lớn, quan trọng của quốc gia, dự án quy mô lớn, kết nối liên vùng, các dự án quan trọng, cấp thiết của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn, cơ quan chuẩn bị đầu tư dự án, thẩm định dự án; nâng cao chất lượng công tác lựa chọn tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, bảo đảm chất lượng; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể triển khai thực hiện ngay sau khi được giao kế hoạch vốn theo quy định và bảo đảm tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt và chất lượng theo yêu cầu; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung hoàn thành các nội dung sau:

- Đối với số vốn ngân sách trung ương đã được cấp có thẩm quyền phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng chưa giao chi tiết cho các dự án: Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định trong phạm vi kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bằng văn bản và trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công trước ngày 01 tháng 11 năm 2022 theo đúng quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Đối với số vốn ngân sách trung ương còn lại chưa được cấp có thẩm quyền phân bổ, thông báo vốn bổ sung:

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể triển khai công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án ngay sau khi được thông báo bổ sung vốn; rà soát tiến độ thực hiện các dự án chuyển tiếp, các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã có chủ trương đầu tư, đề xuất nhu cầu bổ sung kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định trước ngày 01 tháng 11 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho dự án do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư đã được Quốc hội cho phép chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 của Quốc hội, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 10 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Tài chính dự kiến việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương còn lại [137.000 tỷ đồng] cho các địa phương, bảo đảm thuận lợi nhất, hiệu quả nhất, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi thực hiện đánh giá giữa kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong tháng 11 năm 2022 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định; đề xuất phương án xử lý đối với số vốn ngân sách trung ương đã phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn lại nhưng chưa giao chi tiết theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ.

- Đối với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành ngay việc phân bổ và giao kế hoạch vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương sau khi được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho 03 Chương trình từ số vốn còn lại chưa phân bổ; hoàn thiện các thủ tục phê duyệt dự toán chi tiết, phê duyệt dự án đầu tư để sớm tổ chức triển khai các nội dung, hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, định hướng, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư, kết quả đầu ra của từng dự án…

* Vtv.vn [01/10]: Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 9/2022

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp, khắc phục hậu quả cơn bão số 4

* Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Công điện số 855/CĐ-TTg ngày 25/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.

* Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục có Công điện số 865/CĐ-TTg ngày 27/9/2022 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão này.

Để chủ động ứng phó, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 4, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đặt mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân lên trên hết, trước hết trong chỉ đạo ứng phó nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương và người dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, đồng thời không hoang mang, mất bình tĩnh trước diễn biến của bão; tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó bão số 4 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, không để bị động, bất ngờ gây thiệt hại tính mạng của Nhân dân.

* Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 1136/QĐ-TTg ngày 26/9/2022 thành lập Ban chỉ đạo tiền phương tại thành phố Đà Nẵng để chỉ đạo ứng phó với bão số 4. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành là Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương.

Ban chỉ đạo tiền phương có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 4 bảo đảm kịp thời, hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng nhân dân, hạn chế thiệt hại do bão; chỉ đạo, giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh; thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

* Theo văn bản số 308/TB-VPCP ngày 28/9/2022 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp đánh giá thiệt hại ban đầu, rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả cơn bão số 4, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khẩn trương đánh giá thiệt hại, triển khai ngay các giải pháp khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra, khẩn trương ổn định đời sống người dân; kịp thời tổ chức động viên, thăm hỏi, hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại do mưa bão; tạo mọi điều kiện để học sinh sớm được trở lại trường, nhân dân sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định sản xuất; tuyệt đối không được để dân đói, dân rét, không có chỗ ở, không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau mưa bão.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão. 

Thứ nhất, cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm là yếu tố quyết định để không bị thiệt hại về người. 

Thứ hai, nắm chắc diễn biến, bám sát tình hình, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp để phòng chống bão kịp thời, hiệu quả. 

Thứ ba, chủ động xây dựng kịch bản, phương án phòng chống bão phù hợp tình hình, thường xuyên tổ chức diễn tập, cập nhật, hoàn thiện và khi xảy ra tình huống thì vận hành các kịch bản, phương án này theo phương châm "4 tại chỗ". 

Thứ tư, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, chủ động, tích cực, bám sát tình tình, từ sớm, từ xa, từ cơ sở. 

Thứ năm, thông tin thông suốt, toàn diện, đầy đủ, hướng dẫn kịp thời để các cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và người dân chủ động ứng phó. 

Thứ sáu, các địa phương đã phát huy tinh thần chủ động, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, hay hoang mang, mất bình tĩnh trong ứng phó thiên tai. Các cấp ủy, chính quyền và nhân dân đã chủ động, bản lĩnh, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, kinh nghiệm, hiểu biết của mình, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của nhân dân với tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để ứng phó với thiên tai.

*Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 875/CĐ-TTg ngày 30/9/2022 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tới.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/9/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.

Trong những tháng cuối năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phân tích, đánh giá, dự báo tình hình thế giới, trong nước, việc điều chỉnh chính sách của các nước tác động đến KTXH nước ta; kịp thời tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp, đối sách phù hợp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ Đề án về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, nhất là về tỷ giá, lãi suất, tín dụng, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả với chính sách tài khóa để vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tăng cường công tác truyền thông về quan điểm, định hướng điều hành chính sách tiền tệ, góp phần tránh lạm phát kỳ vọng.

Bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng. Khẩn trương triển khai có hiệu quả kết luận của Bộ Chính trị về phương án xử lý đối với các ngân hàng thương mại yếu kém và Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025...

Quan tâm động viên, nâng cao chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký đã ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp đặc thù ngành [kể cả giải pháp nhằm giữ và thu hút nguồn nhân lực] đối với cán bộ y tế; chính sách hỗ trợ học viên, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; chính sách về công nhận liệt sỹ khi hy sinh và có biện pháp phù hợp, hiệu quả để bảo vệ nhân viên y tế trong khi làm nhiệm vụ.

Các bộ, ngành, trước hết là Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chú trọng chỉ đạo việc khen thưởng, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các trường hợp vi phạm.

Bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 5/9/2022 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và chịu trách nhiệm theo thẩm quyền trước các quy định của Đảng, Nhà nước nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế thuộc quyền.

Đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.

Bộ Y tế khẩn trương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, trong đó tập trung hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại Bình Dương 

 Tại Công điện số 792/CĐ-TTg ngày 7/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy tại số 166C, khu phố 1A, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người chết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chỉ đạo tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan, xử lý nghiêm vi phạm [nếu có];.. 

Thủ tướng yêu cầu siết chặt quản lý dịch vụ karaoke

Công văn số 5910/VPCP-NC ngày 8/9/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình cháy và an ninh trật tự tại các cơ sở kinh doanh karaoke, trong đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke. Tổ chức tổng kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn, xử phạt nghiêm minh, kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự.

Hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 805/CĐ-TTg ngày 11/9/2022 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác xây dựng pháp luật; hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Công điện yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật của Bộ, cơ quan ngang bộ, trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện, góp ý các dự án luật, đề nghị xây dựng luật theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội…

Đồng thời, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng pháp luật, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật…

Chấn chỉnh, xử lý tiêu cực trong hoạt động xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới đất liền

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Công điện số 871/CĐ-TTg ngày 29/9/2022 về việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi tiêu cực liên quan hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền.

Trong đó, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động nắm tình hình, làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi "làm luật", thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới đất liền trái quy định của pháp luật; phối hợp các ngành, lực lượng chức năng [Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hải quan, Bộ đội biên phòng...] rà soát các quy định của pháp luật, kịp thời phát hiện sơ hở, bất cập, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng

Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Nghị định 64/2022/NĐ-CP sửa đổi theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng như: thủ tục đăng ký văn bản IDERA [văn bản được ban hành theo quy định của Công ước Cape Town, trong đó chỉ rõ người có quyền yêu cầu xóa đăng ký hoặc xuất khẩu tàu bay]; thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh cảng hàng không và Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo và quyền đối với tàu bay; thủ tục sửa đổi thông tin về đăng ký tàu bay và các quyền đối với tàu bay.

Miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử

Theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử, chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Sửa quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung nguyên tắc phát hành trái phiếu, quy định rõ cách thức xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, bổ sung quy định về Đại diện người sở hữu trái phiếu, sửa thời hạn công bố thông tin, tăng cường tính minh bạch.

Quy định mới nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 6 cơ quan

Chính phủ đã ban hành 6 Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của 6 cơ quan: Đài Truyền hình Việt Nam [Nghị định số 60/2022/NĐ-CP ngày 8/9/2020]; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh [Nghị định số 61/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022]; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội [Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022]; Bộ Nội vụ [Nghị đinh số 63/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022]; Ủy ban Dân tộc [Nghị định số 66/2022/NĐ-CP ngày 20/9/2022]; Bộ Tài nguyên và Môi trường [Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22/9/2022].

Hạn chế chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cần xây dựng kế hoạch hành động triển khai, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp.

Phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022

 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP  ngày 5/9/2022 của Chính phủ về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022. Chính phủ quyết nghị phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022 trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập [Nghị định số 60/2021/NĐ-CP].

Cụ thể, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định đã được giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hết năm 2022.

Trong đó, từ năm 2023, các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng phương án tự chủ tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Chính phủ ban hành Nghị quyết mới, tiếp tục gỡ vướng cho dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 8/9/2022 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, Nghị quyết số 119/NQ-CP giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến Dự án, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu. Riêng gói thầu xây lắp các dự án thành phần [không bao gồm gói thầu xây lắp phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư], việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu [không bao gồm chi phí dự phòng].

Nghị quyết cũng sửa đổi cơ chế đặc thù khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

6 nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 1046/QĐ-TTg ngày 6/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/2/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026 và Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị.

Theo đó, có 6 nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để các bộ ngành, địa phương thực hiện: 1- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức, cơ quan, đơn vị; 2- Hoàn thành xây dựng vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; quản lý biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị theo vị trí việc làm; 3- Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; 4- Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; 5- Đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; 6- Hoàn thiện cơ chế tài chính.

Rà soát, cắt giảm ít nhất 20% thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính [TTHC] nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025.

Mục tiêu của Kế hoạch đặt ra là trước ngày 01/4/2023, 100% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan, địa phương được thống kê, công bố [lần đầu] và 100% TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

Trước ngày 01/01/2025, 100% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ được rà soát, đơn giản hóa, bảo đảm đạt tỷ lệ cắt giảm ít nhất 20% TTHC và 20% chi phí tuân thủ TTHC. 

Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của EC

Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và không để tái diễn ở các năm tiếp theo. Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của EC.

Đó là mục tiêu của Đề án "Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025" được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký phê duyệt tại Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 14/9/2022.

Quy định mới về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024.

Trong đó, mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bình quân giai đoạn 2022 - 2024 tối đa 1,54% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp [trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp] được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp; trong đó, năm 2022 tối đa 1,59%, năm 2023 tối đa 1,54% và năm 2024 tối đa 1,49%.

Giao kế hoạch đầu tư vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1113/QĐ-TTg ngày 21/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội [Chương trình].

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao 147.138 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo tổng mức và cơ cấu ngành, lĩnh vực quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Quy định mới về Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ.

Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về "Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ" [sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12d - đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP].

Về cách thức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ, Nghị định quy định: Cơ sở đào tạo có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam [thay vì Tổng Cục Đường bộ Việt Nam].

Chuyển 5 Trường chuyên biệt về trực thuộc Ủy ban Dân tộc

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 26/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ chuyển nguyên trạng các trường sau đây từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc.

Công nhận xã An toàn khu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định 1146/QĐ-TTg công nhận 20 xã, phường, thị trấn thuộc quận Tân Phú và các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh của Thành phố Hồ Chí Minh là các xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Tập trung cải cách TTHC, tạo môi trường thu hút đầu tư

Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 309/TB-VPCP ngày 29/9/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Hiệp hội doanh nghiệp, Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tại Thông báo trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan xử lý dứt điểm các kiến nghị của doanh nghiệp, tập trung cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.

CÁC TIN LIÊN QUAN ĐẾN COVID – 19 – DỊCH BỆNH KHÁC

*Vtv.vn [3/10]: Bộ Y tế thông tin chính thức về bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam

Ngày 3/10, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox.

Đây là bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP. Hồ Chí Minh; khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai [từ tháng 7/2022 đến 22/9 về Việt Nam] với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán [xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh].

Ngày 25/9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 3/10, kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb.

Ngay khi nhận được thông tin bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khẩn trương làm xét nghiệm giải trình tự gen và tiếp tục điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. Đồng thời, Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Hiện tại, bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, đang được tiếp tục cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Với những thông tin khai thác được qua điều tra dịch tễ, cùng với kết quả xét nghiệm Real time PCR, giải trình tự gen, Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, có nguồn lây từ nước ngoài; các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân tại Việt Nam [kể từ khi về nước] đều được giám sát, theo dõi theo quy định và hiện chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm.

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

* Vneconomy.vn [4/10]: HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 lên 6,9%

Việt Nam cũng được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt qua cả Đức và Anh.

Việt Nam cũng được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt qua cả Đức và Anh. Bất chấp những thách thức toàn cầu, Việt Nam đang rất nỗ lực, tiếp tục đạt thành tích, thậm chí là một quốc gia nổi bật trong khu vực về tăng trưởng GDP...

Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Triển vọng Thị trường 2022” với sự tham gia của đại diện hơn 300 doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, giáo dục…

Tại hội thảo, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam nhắc tới một bình luận trên LinkedIn rằng: “Mỹ được cho là vùng đất của cơ hội nhưng Việt Nam có những con người tạo ra cơ hội, chính con người mới tạo nên sự khác biệt”. Và khẳng định: “Tôi hoàn toàn đồng ý. Điều đó được chứng minh qua cách người Việt Nam thoát khỏi Covid-19 và cùng nhau xây dựng lại nền kinh tế”.

Chia sẻ thêm, ông Tim Evans cho biết, khác với thời điểm 1 năm trước, hiện nay Việt Nam đã lại tràn ngập nhịp sống nhộn nhịp với giao thông đông đúc và những hy vọng mới.

Ông Tim Evans viện dẫn việc sau khi S&P nâng hạng Việt Nam, đầu tháng này, Moody’s cũng đã nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên Ba2, Việt Nam hiện chỉ kém mức đầu tư một bậc. Fitch trước đó đã nâng hạng Việt Nam lên BB vào tháng 5/2018 và hiện tại Việt Nam đang xếp hạng BB về triển vọng tích cực. Trong khi đó, chỉ số quản lý mua hàng PMI - thước đo “sức khỏe” ngành sản xuất trong nền kinh tế - đạt 52,7 điểm trong tháng 8, chứng tỏ sự cải thiện vững vàng của khu vực sản xuất. Các điều kiện kinh doanh hiện đã được củng cố trong 11 tháng liên tiếp.

Ngoài ra, Việt Nam cũng được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt qua cả Đức và Anh. Bất chấp những thách thức toàn cầu, Việt Nam đang rất nỗ lực, tiếp tục đạt thành tích, thậm chí là một quốc gia nổi bật trong khu vực về tăng trưởng GDP.

Vì vậy, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 lên 6,9%. Trong quý 2/2022, GDP của Việt Nam đạt 7,7%, mức tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua, nhờ sự phục hồi trên diện rộng, mở cửa hoàn toàn, nhu cầu trong nước hồi phục trở lại, sản xuất tiếp tục tăng mạnh, xuất khẩu đạt mức tăng trưởng lịch sử.

*Vtv.vn [4/10]: Giảm thuế môi trường xăng dầu, ngân sách hụt thu hơn 32.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết sẽ tiếp tục căn cứ vào tình hình thực tế giá xăng dầu trong nước và thế giới sẽ có động thái điều chỉnh cho phù hợp.

Trong buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 vào chiều nay, đặt câu hỏi với Bộ Tài chính, báo chí cho biết có ý kiến cho rằng việc giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng có vẫn là quá ít? Đâu là giải pháp kiềm chế giá xăng dầu đang không ngừng tăng hiện nay?

Trả lời vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, ngay trong ngày hôm nay [4/7], sau khi Chính phủ thông qua Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký tờ trình trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Từ ngày 01/01/2023, mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của UBTVQH.

Ước tính với mức sản lượng tiêu thụ như tính toán, nếu Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn được thông qua từ 1/8 đến hết năm nay sẽ làm giảm thu ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, cộng với việc đang triển khai 2 Nghị quyết đối với giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn từ đầu năm thì ngân sách sẽ hụt thu khoảng 25.538 tỷ đồng nữa. Như vậy tổng thu ngân sách của Nhà nước khi thực hiện tất cả các giải pháp sẽ giảm 32.538 tỷ đồng trong năm 2022.

Bên cạnh Thuế bảo vệ môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cũng cho biết Bộ Tài chính cũng chủ động các phương án khác nữa đối với chính sách thuế cho mặt hàng xăng dầu: Thuế nhập khẩu, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt… Bộ đang nghiên cứu để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

*Hanoimoi.vn [5/10]: Kênh truyền hình CNN mong muốn hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam

Theo Trung tâm thông tin [Tổng cục Du lịch], chiều 4-10, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch làm việc với kênh truyền hình nổi tiếng CNN International [Mỹ] về việc quảng bá du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, ông Robert Bradley, Phó Chủ tịch cấp cao của CNN International cho rằng, 2 năm qua là khoảng thời gian khó khăn với du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, đây chính là thời điểm tốt để nối lại mối quan hệ đối tác lâu dài và hiệu quả giữa Tổng cục Du lịch Việt Nam và CNN, đồng thời, tăng cường quảng bá du lịch Việt Nam đến khán giả toàn cầu cũng như chào đón du khách quốc tế trở lại mảnh đất hình chữ S tươi đẹp.

Ông Robert Bradley cũng cho rằng, đại dịch đã thay đổi thói quen du lịch của du khách quốc tế. Hiện nay, du khách chọn đi du lịch chậm lại, ngắn ngày hơn và có xu hướng chọn địa điểm ở ngoại ô thành phố, các vùng quê yên bình. Du lịch Việt Nam với tiềm năng phát triển to lớn, cùng thị trường du lịch nội địa vững mạnh, chính là tiền đề để thúc đẩy sự phục hồi và phát triển thị trường du lịch quốc tế.

Với vai trò là đối tác chiến lược, CNN hy vọng, cả hai bên sẽ cùng nhau chia sẻ về các cơ hội và xu hướng du lịch mới nhất, cũng như thảo luận về định hướng hợp tác giữa CNN và Tổng cục Du lịch trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Trong khi đó, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho biết, thời gian qua, Tổng cục Du lịch và CNN đã có cơ hội hợp tác trong nhiều dự án quảng bá du lịch đến thị trường khu vực và thế giới. Đặc biệt, năm 2021, clip quảng bá du lịch Việt Nam do CNN hỗ trợ và phát trên đài đã tạo ra hiệu ứng vô cùng hiệu quả, được rất nhiều bạn bè quốc tế biết tới.

Ông Nguyễn Trùng Khánh thông tin, Việt Nam đã chính thức mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế từ ngày 15-3-2022. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi mở cửa trở lại, du lịch nội địa Việt Nam đã có bước hồi phục mạnh mẽ với 87 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng năm 2022, vượt xa mục tiêu đề ra năm 2022 của ngành du lịch Việt Nam. Việt Nam đã đón tiếp khoảng 1,7 triệu lượt khách quốc tế sau khi mở cửa và phấn đấu đón được 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay. Để đạt mục tiêu này, Tổng cục Du lịch sẽ cùng phối hợp với các bên liên quan triển khai các chương trình truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam, trong đó có đẩy mạnh hoạt động quảng bá trên các kênh truyền thông quốc tế lớn như CNN International.

*Vtv.vn [4/10]: Tăng cường quản lý thu thuế qua thương mại điện tử - Cách nào?

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thu thuế qua thương mại điện tử. Giải pháp nào đang được các cơ quan triển khai?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 889 về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ để việc quản lý thuế thương mại điện tử ngày càng tốt hơn. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương phối hợp với các bộ liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện "Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030". Ước tính, năm 2021, doanh thu thương mại điện tử ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước.

36 nhà cung cấp nước ngoài đã nộp 1.000 tỷ đồng

Thời gian qua, ngành thuế đã triển khai rất đồng bộ các biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Cách đây 6 tháng, Tổng cục Thuế đã ra mắt "Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài"

Đến nay, sau một thời gian dài được cơ quan thuế tuyên truyền và gửi thư ngỏ, đã có 36 nhà cung cấp nước ngoài, trong đó có 6 nhà cung cấp lớn gồm: Meta- Facebook, Google, Microsoft, Netfix, Tiktok và Apple, đã kê khai và nộp thuế với số tiền khoảng 1000 tỷ đồng.

Kết quả này đã giúp Việt Nam là 1 trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua cổng thông tin điện tử trực tuyến.

Sàn TMĐT nộp thuế thay người bán – Phương án tối ưu tránh gian lận về thuế

Theo thống kê, hiện nay có tới 3,5 triệu lượt giao dịch 1 ngày qua các sàn TMĐT. Theo quy định hiện nay, người bán hàng sẽ phải tự đi kê khai và nộp thuế. Thế nhưng, không nhiều cá nhân thực hiện nghĩa vụ này. Vì vậy, mới đây Bộ Tài chính đã đề xuất trong tờ trình Chính phủ về việc sửa đổi 1 số điều của Nghị định 126, quy định các sàn TMĐT phải kê khai, nộp thuế thay người bán. Đề xuất này được các chuyên gia đánh giá là phù hợp, làm giảm thiểu đầu mối kê khai thuế, góp phần cải cách thủ tục hành chính.

Đại diện Hội tư vấn thuế cho rằng: Các sàn TMĐT nắm rất rõ được tên tuổi, địa chỉ, hàng hóa, dịch vụ và doanh thu của các cá nhân kinh doanh qua sàn. Vì vậy, việc kê khai, thu thuế thay sẽ thuận tiện hơn nhiều so với việc hàng trăm nghìn cá nhân này tự đi kê khai, nộp thuế.

Đề xuất thủ tục hải quan riêng cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua TMĐT

Mới đây, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua TMĐT, trong đó có đề xuất sẽ có thủ tục hải quan riêng cho loại hàng hóa này nhằm đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa và cũng nhằm ngăn chặn, gian lận về thuế.

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu thông thường có tới 96 mục thông tin có thể phải khai báo thì theo dự thảo Nghị định, chỉ phải khai tối đa 25 nội dung. Dự thảo cũng quy định hàng hóa có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn giấy phép kiểm tra chuyên ngành.

Bà Đặng Thị Bích Hòa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Thần Tốc, cho biết: "Thứ nhất là giảm thời gian và chi phí lao động cho doanh nghiệp và hải quan. Một ngày chúng tôi sẽ khai thác được nhiều sản phẩm về đến đơn vị và giao nhanh cho khách hàng, đáp ứng chỉ tiêu của dịch vụ".

Thông quan nhanh nhưng việc quản lý thuế vẫn chặt chẽ. Trước khi hàng hóa được chuyển về, thì toàn bộ các thông tin về lô hàng như: sản phẩm, giá trị giao dịch, thanh toán, địa chỉ… đều được các sàn TMĐT hoặc doanh nghiệp vận chuyển gửi thông tin đơn hàng đến hệ thống của cơ quan hải quan, để cơ quan này phân tích dữ liệu rủi ro trước, dễ dàng phát hiện được những lô hàng có dấu hiệu chia tách để trốn thuế.

*Vtv.vn [3/10]: Đề nghị IMF ưu tiên hỗ trợ Việt Nam, tăng cường hoạt động tư vấn chính sách

Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Era Dabla-Norris, Trưởng đoàn giám sát của Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] về kinh tế vĩ mô và tài chính, tiền tệ của các nước hội viên.

Thủ tướng hoan nghênh các biện pháp, phản ứng chính sách kịp thời và phù hợp mà IMF đã thực hiện trong 2 năm qua, giúp các nước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch COVID-19; đánh giá cao việc IMF ban hành kịp thời Cơ chế chống sốc lương thực [khoản vay có thời hạn 1 năm dành cho các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán và khó khăn về tiếp cận nguồn lương thực] ngày 1/10/2022 vừa qua, nhằm hỗ trợ các nước đối mặt với tình trạng "mất an ninh lương thực" nghiêm trọng.

Trao đổi về tình hình kinh tế Việt Nam, Thủ tướng cho biết, cùng với việc tiếp tục kiểm soát dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam hiện duy trì ổn định và hồi phục tích cực. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, kinh tế tăng trưởng đều trên cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Lạm phát được kiểm soát ở mức 2,73%. Tỷ giá, lãi suất, thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định.

Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm [thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 94% dự toán, tăng 22%; xuất nhập khẩu đạt gần 559 tỷ USD, tăng 14,2%, xuất siêu 6,52 tỷ USD; an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm, xuất khẩu trên 5,4 triệu tấn gạo, xuất khẩu nông sản đạt 40,8 tỷ USD; thị trường lao động phục hồi nhanh, bảo đảm cung cầu lao động]. Chính trị ổn định; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng - an ninh được tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh phù hợp tình hình; uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng lên.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho biết, công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam đang được tiến hành một cách chủ động, chắc chắn, linh hoạt, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam và yêu cầu thực tiễn; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, lo sợ trước tình hình, kiên quyết không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài có thể tác động lớn tới bên trong. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam xác định gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn là cơ hội và thuận lợi, do cạnh tranh chiến lược gay gắt, giá nguyên vật liệu đầu vào biến động, áp lực lạm phát tăng cao, các nước điều chỉnh chính sách, tăng lãi suất, các thị trường xuất khẩu lớn đang bị thu hẹp...

Thủ tướng đề nghị IMF ưu tiên hỗ trợ Việt Nam là một nước đang phát triển, trải qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế đang chuyển đổi và còn nhiều khó khăn; tăng cường hoạt động tư vấn chính sách cho Chính phủ và các cơ quan hữu quan về điều hành kinh tế, đối phó với bối cảnh rủi ro gia tăng hiện nay; tiếp tục cung cấp các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho các lĩnh vực quản lý kinh tế; tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, thương mại điện tử…

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

* Daibieunhandan.vn [4/10]: Gỡ "điểm nghẽn" trong thu hồi tài sản tham nhũng

Kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có chuyển biến rất tích cực, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra. Trong khi đó, kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chưa cao. Đây là nhận định của Ủy ban Tư pháp khi thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.

Thời gian qua, hàng loạt vụ án về tham nhũng, kinh tế đã được khởi tố, nhiều bị cáo đã được ra xét xử. Đáng nói là, trong số những bị can có nhiều cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý. Liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí; ông Nguyễn Thanh Long, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ… Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có chuyển biến rất tích cực, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra.

Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, đối với các vụ án tham nhũng do cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân thụ lý điều tra, thiệt hại tài sản là hơn 2.791 tỷ đồng; đã thu hồi trên 2.204 tỷ đồng, kê biên 20 bất động sản các loại. Đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, thiệt hại xác định trong kỳ là 824 tỷ đồng; thu hồi 815 tỷ đồng [bị can tự nguyện nộp khắc phục hậu quả], kê biên tài sản trị giá 68,8 tỷ đồng, 20 bất động sản các loại trị giá hàng trăm tỷ đồng. Có thể nói đây là kết quả thu hồi tài sản tham nhũng rất đáng ghi nhận ngay trong giai đoạn điều tra được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ủy ban Tư pháp cũng nhận định, trong phát hiện, xử lý tham nhũng còn có những hạn chế nhất định. Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chưa cao, nhất là đối với số phải thi hành về tiền. Kết quả công tác thi hành án liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng cho thấy, tổng số tiền phải thi hành là 88.604,9 tỷ đồng; trong đó, số có điều kiện thi hành là 50.366,7 tỷ đồng; số chưa có điều kiện thi hành là 37.601,9 tỷ đồng. Trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong với số tiền gần 10.327,73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 20,51%.

Nhìn vào số liệu thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án cho thấy kết quả vẫn còn khiêm tốn. Liên quan đến vấn đề này, trên diễn đàn Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí nhận định, thu hồi tài sản tham nhũng những năm gần đây đã “làm tốt hơn, tích cực hơn”. Tuy nhiên, ông Trí thừa nhận, so với yêu cầu vẫn chưa hài lòng vì rõ ràng “cái mất và cái lấy lại chưa tương xứng”.

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc thu hồi tài sản tham nhũng gặp khó, bởi đa số các đối tượng có hành vi tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn, có nhiều thủ đoạn tinh vi để che giấu, tẩu tán tài sản. Tài sản xử lý để thu hồi trong các vụ án tham nhũng rất phức tạp như: tài sản đã bị tẩu tán ra nước ngoài, tài sản là các dự án bất động sản chưa hoàn thành về pháp lý, tài sản là cổ phần, cổ phiếu. Bên cạnh đó, dù có quyết tâm để thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát thì việc kê biên, thu hồi tài sản phải theo pháp luật. Trong khi, hệ thống pháp luật hiện hành không phải lúc nào cũng niêm phong, kê biên tài sản được. Một khó khăn khác nữa, đó là chúng ta vẫn đang có thói quen dùng tiền mặt, nên việc kiểm soát dòng tiền là một điều không dễ dàng. Đó là những "điểm nghẽn" dẫn đến việc thu hồi giữa "cái mất và cái lấy lại chưa tương xứng".

Mục đích cuối cùng trong xử lý các vụ án tham nhũng là thu hồi nhiều nhất tài sản bị tham nhũng, thất thoát. Muốn vậy, cần có cơ chế để xác minh, làm rõ nguồn tài chính, nguồn tiền đi, đến, các tài sản của các đối tượng để khi khởi tố vụ án, bị can, số tài sản, nguồn tiền được phong tỏa, kê biên để bảo đảm thu hồi tài sản cho Nhà nước. Cùng với đó, phải tổ chức thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó, nên xem xét nghiên cứu xây dựng Luật Đăng ký tài sản, qua đó, kiểm soát tài sản của cá nhân trong toàn xã hội. Thực hiện được các giải pháp này, việc thu hồi tài sản tham nhũng nói chung, thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án sẽ không còn là con số khiêm tốn.

* Daibieunhandan.vn [3/10]: Nâng chất lượng dịch vụ công trực tuyến

Từ đầu năm đến nay, cả nước chỉ có 26 giấy phép lái xe được đổi qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Người dân không mặn mà với việc ngồi nhà làm thủ tục đổi giấy phép bởi quy trình khá phức tạp, dữ liệu chưa được kết nối và họ vẫn phải ra xã, phường xin chứng thực. Câu chuyện này một lần nữa cho thấy, nâng cấp chất lượng dịch vụ công trực tuyến là việc cấp thiết trong thời gian tới để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Thời gian qua, Chính phủ và các địa phương đã triển khai quyết liệt dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Lượng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ngày càng nhiều. Mặc dù vậy, sự bất tiện, khó dùng; tình trạng “nửa hiện đại, nửa thủ công” khi vẫn cần giấy tờ; nhiều khi chậm hoặc ít phản hồi… của dịch vụ công trực tuyến khiến người dân không mấy mặn mà.

Tỷ lệ người dân đổi giấy phép lái xe qua dịch vụ công trực tuyến là một ví dụ thời sự. Tại 12 tỉnh, thành phố thí điểm đổi bằng lái xe cấp độ 4, số lượng giấy phép lái xe cấp đổi trực tuyến thành công rất thấp. Cụ thể, 8 địa phương có tổng cộng 130 giấy phép đăng ký thành công; 4 tỉnh không có trường hợp nào đổi thành công. Từ đầu năm đến nay, cả nước chỉ có 26 giấy phép lái xe được đổi qua Cổng dịch vụ công quốc gia. So với khoảng 2 triệu bằng lái xe được cấp, đổi mỗi năm, kết quả này vô cùng khiêm tốn.

Người dân không chọn làm thủ tục trực tuyến bởi phải trải qua nhiều bước như: truy cập cổng dịch vụ công, đăng ký, nhận mã xác thực qua điện thoại di động; tra cứu vi phạm pháp luật giao thông đường bộ; tra cứu dữ liệu sức khỏe; thanh toán trực tuyến… Nhiều người “bị loại ngay từ vòng gửi xe”, họ không thể đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia do số chứng minh thư hoặc số căn cước công dân khi đăng ký tài khoản dịch vụ công không trùng với số đã đăng ký sử dụng điện thoại di động, khi đi khám sức khỏe, khi cấp giấy phép lái xe.

Hơn nữa, việc tra cứu dữ liệu sức khỏe và dữ liệu xử lý vi phạm giao thông cũng rất khó khăn do chưa kết nối được với cơ sở dữ liệu của ngành y tế và cảnh sát giao thông. Để có giấy khám sức khỏe điện tử, người dân sau khi đi khám sức khỏe tại cơ sở y tế phải đến UBND cấp xã chứng thực điện tử, được trả kết quả trong 5 ngày và mất thêm phí chứng thực.

Đó là chưa kể, khi sử dụng dịch vụ, công dân phải thanh toán trực tiếp lệ phí đổi giấy phép lái xe vào kho bạc, trong trường hợp đăng ký không thành công [do hồ sơ chưa hợp lệ] việc hoàn trả lại tiền sẽ mất rất nhiều thời gian…

Với doanh nghiệp, một cuộc khảo sát về thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong bối cảnh dịch Covid-19 do Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân thực hiện, cũng cho thấy dịch vụ công trực tuyến chưa thực sự thuận tiện, chất lượng dịch vụ đang “có vấn đề”.

Cụ thể, trong số gần 900 doanh nghiệp tham gia cung cấp thông tin thì có 30% doanh nghiệp cho biết, việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính trên mạng thường không có phản hồi, 17% doanh nghiệp bị từ chối không rõ lý do. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện trên nhiều trang khác nhau mới hoàn thành thủ tục [11%], hoặc không thanh toán trực tuyến được hoặc văn bản số không được chấp nhận [7%].

Tại hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp mới đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%.

Để đạt mục tiêu này, một mặt phải giúp người dân, doanh nghiệp thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi thực hiện các dịch vụ hành chính công từ trực tiếp sang trực tuyến. Mặt khác - chắc chắn quan trọng hơn - đó là phải cải thiện chất lượng quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng đơn giản, dễ làm, dễ thao tác và có phản hồi đầy đủ. Như vậy mới thu hút được người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

QUẢN LÝ

*Daibieunhandan.vn [5/10]: Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương khẩn trương tuyển 27.850 biên chế giáo viên

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội liên quan hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên và đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2026.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW. Trong đó, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông cho các tỉnh, thành phố năm học 2022 – 2023.

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó khăn.

Ngoài ra, cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.  

Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương...

Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp thành lập các trường công lập, xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách... 

* Vietnamfinance.vn [3/10]: Dự kiến cắt giảm được 17 tổng cục, trên 100 cục và tương đương

Đó là thông tin mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa cho biết tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022.

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội [KTXH] tháng 9 và 9 tháng năm 2022; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2022; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường, những vấn đề mới phát sinh chưa có tiền lệ, khó khăn hơn so với dự báo tại thời điểm xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 và Nghị quyết 01/NQ-CP.

Trong nước, động thái điều chỉnh chính sách của các nước được theo dõi sát sao để kịp thời có các giải pháp tiền tệ, tài khóa, điều hành giá, giải pháp vĩ mô nhằm ứng phó đồng bộ, phù hợp với tình hình.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị để vừa thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, vừa tập trung giải quyết những khó khăn nội tại của nền kinh tế, xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, cũng như các biện pháp bảo đảm sức khỏe nhân dân, vừa phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, phục hồi và phát triển KTXH, vừa ứng phó với những tình huống mới, bất ngờ, phát sinh, đồng thời góp phần ổn định tâm lý thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Nhờ đó, nền kinh tế phục hồi rất tích cực; tăng trưởng kinh tế cao đi cùng với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần tập trung hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ rào cản nguồn lực cho phát triển; triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho một số địa phương như Khánh Hòa, Cần Thơ.

Cùng với đó, xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; tổng kết, đánh giá các Nghị quyết của Trung ương về đất đai, nông nghiệp, nông dân, nông thôn và kinh tế tập thể…

*Thanhnien.vn [4/9]: Hà Nội triển khai 9 giải pháp để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nâng mức thu nhập bình quân đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị thành phố.

Ngày 3/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ký ban hành văn bản số 3256/UBND-SNV về việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc.

Văn bản nêu rõ, thực hiện Văn bản số 4536/BNV-TCBC ngày 14/9/2022 của Bộ Nội vụ về việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai thực hiện một số giải pháp để khắc phục tình trạng này, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn thành phố.

9 nhóm giải pháp trọng tâm

Cụ thể, thành phố Hà Nội đã đưa ra 9 nhóm giải pháp trọng tâm như: Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở. 

Cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội phát triển, gắn kết, gắn bó, ổn định của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Trên cơ sở các quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về xã hội hóa, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước..., các sở, ban, ngành chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. 

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín để tổ chức tốt, công việc, tạo niềm tin, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức làm việc.

Đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện phát triển, nhất là cán bộ, công chức, viên chức trẻ. 

Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc thông qua các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài một cách thiết thực, cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 

Quy hoạch, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có cơ chế, chính sách thỏa đáng, làm cơ sở định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nâng mức thu nhập bình quân đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị thành phố theo Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 1/11/2018 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TƯ Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; xây dựng cơ chế, định mức khoán chi thường xuyên, thực hiện thí điểm chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị của thành phố, báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố để thực hiện theo thẩm quyền.

*Vtv.vn [4/10]: Hơn 10.000 phương tiện vận tải bị thu hồi phù hiệu

Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, trong 9 tháng qua, cơ quan chức năng đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với 10.466 phương tiện vi phạm giao thông.

Tính tới tháng 9/2022, trên cả nước có hơn 920.000 phương tiện thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình đã truyền dữ liệu về Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thuộc Cục Đường bộ Việt Nam và đã được các Sở GTVT cấp phù hiệu để hoạt động kinh doanh vận tải. Trong 9 tháng đầu năm 2022, các Sở Giao thông Vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu trên 10.000 phương tiện, chấn chỉnh nhắc nhở trên 19.000 phương tiện.

Lỗi vi phạm chủ yếu của các xe vận tải bị tước phù hiệu là do vi phạm tốc độ từ 5 lần trở lên/1000km xe chạy [không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 5km/h trở xuống] theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ. Trong đó, các phương tiện vi phạm chủ yếu gồm: Xe tải, xe container, đầu kéo và xe khách tuyến cố định.

*Vtv.vn [3/10]: Thống nhất để 3 đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất để 3 đồng chí: Nguyễn Thành Phong, Bùi Nhật Quang, Huỳnh Tấn Việt thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trong đó, Căn cứ quyết định hiện hành, ý kiến của các cơ quan liên quan và chủ trương của Bộ Chính trị về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật; trên cơ sở đề nghị của cấp uỷ, tổ chức đảng, ý kiến của các cơ quan chức năng và xem xét nguyện vọng của cán bộ; Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất để 3 đồng chí:

Nguyễn Thành Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương;

Bùi Nhật Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;

Huỳnh Tấn Việt, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

* Vtv.vn [3/10]: Mưa lũ làm 8 người chết với nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương

Tính đến 17h30 ngày 2/10, mưa lũ tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm 8 người chết]; 26 nhà thiệt hại trên 70%; 143 nhà bị hư hỏng, tốc mái...

Ngoài ra, theo thống kê của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, còn có 55 ngôi nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; hơn 2.000 hộ phải di dời; 14.033 nhà tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa bị ngập, hiện nước đang rút chậm.

Mưa lũ cũng làm 11.435 ha lúa, hoa màu; hơn 3.800 ha cây công nghiệp, ăn quả, hàng năm, lâu năm; gần 135 ha rừng; trên 9.000 ha ao hồ; hơn 710 tấn muối bị thiệt hại; 155.340 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 127 điểm trường bị ảnh hưởng, 4 phòng họp bị tốc mái; 9.150 m kênh mương; 26 đập loại nhỏ bị hư hỏng; 82 cầu, cống bị hư hỏng; 1.550 m bờ sông bị sạt lở; trên 75.800 m3 đất đá sạt lở; 112 cầu, cống bị hư hỏng; 29 vị trí bị ngập; 100 vị trí bị sạt lở; 51 cột điện, trên 5.500m tường rào bị đổ…

Riêng tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đây là khu vực bị thiệt hại rất nặng bởi mưa lũ, tính đến 17h30 ngày 2/10, khu vực này có 14 nhà bị cuốn trôi [xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén]; 85 nhà ngập tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; ngập các cơ quan Nhà nước tại Khối 1, thị trấn Mường Xén.

Hiện nay nước đã rút, còn lại bùn, đất bồi lấp; 19 nhà bị sạt lở, trong đó có 3 nhà kiên cố bị sạt lở hoàn toàn [tại bản Cánh, Sơn Hà]; sập hoàn toàn nhà làm việc của Công an xã Tà Cạ

Nhiều đoạn tại tuyến đường Mường Xén đi Tây Sơn sạt lở rất nặng, làm hư hỏng cầu vòm sắt Hòa Sơn, xã Tà Cạ. Giao thông vào xã Tà Cạ và Tây Sơn bị ách tắc hoàn toàn; sạt lở taluy dương tuyến quốc lộ 7 tại xã Tà Cạ, các phương tiện hiện không qua lại được; sạt lở trên 10 điểm tuyến quốc lộ 7 trên địa bàn xã Nậm Cắn.

Ngoài ra, mưa lũ làm cô lập 2 xã Tây Sơn và Tà Cạ, trong đó bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ [236 hộ và 966 nhân khẩu] và bản Sơn Hà, xã Tà Cạ bị cô lập hoàn toàn chưa thể tiếp cận được; 2 ô tô bị cuốn trôi [hiện đã vớt được 1 chiếc]; 10 ô tô bị ngập.

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

* Daibieunhandan.vn [3/10]: Sử dụng căn cước công dân gắn chip trong khám, chữa bệnh

Theo BHXH Việt Nam, tính đến 23.9, toàn quốc đã có 11.445 cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế [BHYT] thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân gắn chip phục vụ khám, chữa bệnh BHYT [chiếm khoảng 90% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên toàn quốc] với 2.554.284 lượt tra cứu.

Tiện ích này có được từ việc BHXH Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ; trong đó có việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, triển khai kỹ thuật bảo đảm từng bước sử dụng thẻ căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia [VNEID] thay thế thẻ BHYT giấy để khám, chữa bệnh BHYT.

Được biết, thống kê đến 23.9, hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực 51.240.009 thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia quốc gia về dân cư. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ trên 60.577.853 lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho Cơ sở dữ liệu quốc gia quốc gia về dân cư.

Bên cạnh đó, trong triển khai Đề án 06, BHXH Việt Nam cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tạo thuận lợi lớn cho người tham gia, thụ hưởng chính sách, chế độ BHXH, BHYT như liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; triển khai các dịch vụ công cấp độ 4.

Toàn ngành tập trung tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa thành phần hồ sơ trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam, Cổng Dịch vụ công quốc gia theo nguyên tắc không yêu cầu khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

* Vtv.vn [5/10]: Bắt tạm giam nguyên Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa

Bà Đinh Cẩm Vân, nguyên Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Ngày 5/10, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ban hành quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với bà Đinh Cẩm Vân, nguyên Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Điều 356 Bộ Luật Hình sự. Các quyết định đã được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.

Trước đó, ngày 16/6/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định khởi tố vụ án để tiến hành các hoạt động điều tra liên quan đến những sai phạm xảy ra tại Dự án Hạc Thành Tower, số 3 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa.

Đến ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa thi hành lệnh bắt tạm giam hai bị can gồm ông Nguyễn Bá Hùng, sinh năm 1966, nguyên Phó Giám đốc Sở và Văn Xuân Hùng, sinh năm 1959, nguyên Trưởng phòng Quản lý công sản, Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa.

Theo kết quả điều tra ban đầu, trong quá trình giao đất, xác định giá đất cho Công ty Sông Mã để đầu tư xây dựng công trình Hạc Thành Tower, lãnh đạo Sở Tài chính đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt giá đất giao cho Công ty Sông Mã vào năm 2013 nhưng vẫn áp đơn giá năm 2009, nhằm tạo điều kiện cho Công ty Sông Mã giảm số tiền phải nộp, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước tổng số tiền gần 56 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra vụ án để xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật.

*Vtv.vn [4/10]: Bắt thêm 3 đối tượng liên quan tới vụ ‘chuyến bay giải cứu'

Trong số 3 đối tượng vừa bị bắt tạm giam có 2 đối tượng từng là cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản và nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Mở rộng điều tra vụ án "Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Nguyễn Hồng Hà, nguyên cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản về tội "Nhận hối lộ" quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự; bà Nguyễn Lê Ngọc Anh, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự; ông Hoàng Anh Kiếm [lao động tự do] về tội "Đưa hối lộ" quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thực hiện tống đạt các Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở đối với bị can Nguyễn Lê Ngọc Anh, Nguyễn Hồng Hà và Hoàng Anh Kiếm.

Hiện Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

*Vtv.vn [3/10]: Khai trừ Đảng Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng

Trong ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, sau Phiên khai mạc, Trung ương thảo luận và quyết định một số nội dung về công tác cán bộ. Theo đó, Trung ương cho ý kiến vào Tờ trình của Bộ Chính trị về việc xem xét, kỷ luật ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương vì đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn cho ngân sách của Nhà nước, nhân dân và xã hội; để xảy ra vụ án tham nhũng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương. 

Ông Phạm Xuân Thăng đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an quyết định khởi tố, bắt tạm giam.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ Đảng đối với ông Phạm Xuân Thăng.

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

* Nhipsongkinhte.toquoc.vn [3/10]: Top 10 địa phương thu ngân sách lớn nhất 9 tháng đầu năm 2022

Các địa phương nằm trong top 10 đều có số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trên 1 tỷ USD.

TP HCM: Theo Cục thống kê TP HCM, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước lũy kế 9 tháng năm 2022 của thành phố ước thực hiện 349.902 tỷ đồng, đạt 90,5% dự toán và tăng 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội 9 tháng năm 2022 ước thực hiện 244.100 tỷ đồng, đạt 78,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Thu nội địa 223.300 tỷ đồng, đạt 79,5% dự toán và tăng 13,1% so với cùng kỳ; thu từ dầu thô 2.200 tỷ đồng, đạt 203,6% và gấp 2,5 lần cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 18.500 tỷ đồng, đạt 84,5% và tăng 14% .

Bà Rịa - Vũng Tàu : Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Bà Rịa -Vũng Tàu trong 9 tháng ước đạt 84.818,2 tỷ đồng, đạt 118,53% dự toán và tăng 35,27% so với cùng kỳ.

Hải Phòng : Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hải Phòng trong tháng 9 ước đạt 7.771,04 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 2.970,64 tỷ đồng. Kết quả lũy kế 9 tháng ước đạt 78.461 tỷ đồng, tăng 18,79% so với cùng kỳ, bằng 74,27% dự toán HĐND thành phố giao, trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt hơn 49.619 tỷ đồng, tăng 17,87%; thu nội địa khoảng 27.431 tỷ đồng, tăng 19,99%, bằng 66,91% dự toán HĐND thành phố giao.

Bình Dương : 9 tháng năm 2022, Bình Dương đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Thu ngân sách ước đạt 48.500 tỷ đồng, đạt 81% dự toán năm do Hội đồng nhân dân tỉnh giao.

Các địa phương còn lại trong top 10 là Đồng Nai, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Vĩnh Phúc.

* Vtv.vn [3/10]: 6 bộ, 8 địa phương chưa giải ngân nguồn vốn nước ngoài

Việc chậm giải ngân nguồn vốn nước ngoài làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành và các địa phương.

Bộ Tài chính cho biết, qua theo dõi tỷ lệ giải ngân [theo hình thức ghi thu ghi chi] kế hoạch đầu tư, vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài 8 tháng năm 2022 trung bình cả nước mới chỉ đạt 15,48% kế hoạch vốn được giao là rất thấp.

Trong đó, tỷ lệ giải ngân bình quân chung của các địa phương là 11,5% kế hoạch vốn, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành là 22,94% kế hoạch vốn. Đáng chú ý, có đến 6 bộ, 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân bằng 0% kế hoạch vốn.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính nhận được văn bản đề xuất trả kế hoạch vốn năm 2022 của 17 bộ, địa phương với tổng trị giá là 6.827 tỷ đồng.

Trong khi đó, ngày 15/9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022, trong đó phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước [bao gồm cả vốn trong nước và vốn ngoài nước] năm 2022 đạt từ 95-100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính cho rằng việc chậm giải ngân nguồn vốn nước ngoài làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành và các địa phương.

Để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài năm 2022 theo Nghị quyết số 124/NQ-CP nói trên đòi hỏi các bộ ngành, địa phương phải triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp.

Trên tinh thần ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các chủ dự án, ban quản lý dự án thuộc và trực thuộc khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án.

Đồng thời, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, cơ quan chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc sớm có rà soát về việc phân bổ, tiến độ giải ngân của từng dự án, trên cơ sở đó thực hiện điều chuyển kế hoạch sang các dự án khác trong nội bộ có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn.

Căn cứ tình hình thực tế giải ngân, trường hợp dự kiến giải ngân không hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2022 được giao hoặc có nhu cầu bổ sung vốn, sớm có văn bản đề xuất điều chỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Mặt khác, trước ngày 10/10/2022, các bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo tình hình giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các dự án thuộc phạm vi quản lý 9 tháng đầu năm và ước cả năm bao gồm kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài và kế hoạch vốn năm 2022 [chi tiết đến từng dự án].

Tại báo cáo, các bộ, ngành, địa phương cần nêu rõ các khó khăn vướng mắc, nguyên nhân ảnh hưởng trong giải ngân vốn vay nước ngoài từ đầu năm đến nay, đặc biệt là các nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2022.

THẾ GIỚI

*Hanoimoi.vn [5/10]: Australia tăng lãi suất lên mức cao nhất sau 9 năm để kiềm chế lạm phát

Ngân hàng trung ương Australia [RBA] ngày 4-10 đã chính thức tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, chạm ngưỡng 2,6%, mức cao nhất kể từ năm 2013. Việc RBA tăng lãi suất đã được thị trường và các chuyên gia kinh tế của Australia dự báo từ trước. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến dự đoán mức tăng sẽ là 0,5% thay vì 0,25% như công bố.

Đây là lần thứ 5 liên tiếp RBA tăng lãi suất, từ ngưỡng thấp kỷ lục 0,1% vào tháng 5-2022. Trong các lần tăng trước, mức điều chỉnh nằm trong khoảng 0,35-0,5%. Theo số liệu thống kê chính thức, vào cuối quý II-2022, tỷ lệ lạm phát của Australia ở mức 6,1% và dự báo sẽ đạt đỉnh 7,8% vào cuối quý IV-2022, trước khi hạ dần vào đầu năm 2023. Theo RBA, kỳ vọng lạm phát trung hạn vẫn được duy trì tốt, với dự báo lạm phát cả năm 2022 vào khoảng 7,75% và lần lượt là 4% và 3% vào các năm 2023, 2024. Các chuyên gia kinh tế nhận định, lạm phát sẽ bắt đầu chu trình hạ về ngưỡng mục tiêu 2-3%, nhờ các vấn đề về nguồn cung toàn cầu sẽ được giải quyết, giá cả hàng hóa giảm trở lại.

Trong thời gian tới, Hội đồng quản trị RBA sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường lao động và hành vi định giá của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết sách về chính sách tiền tệ vĩ mô một cách hợp lý, với ưu tiên đưa lạm phát trở lại phạm vi 2-3%.

*Vtv.vn [4/9]: Xu thế coi phế thải là tài nguyên ở Dubai

Xem rác thải là tài nguyên đang xu thế tại nhiều nước trên thế giới. Theo đó, rác thải hoàn toàn có thể trở thành nguồn lợi phục vụ cho cuộc sống.

Trong một buổi kiểm tra định kỳ hệ thống xử lý nước thải ở công viên Al Nahda [Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất], những gì được kéo lên là một nguồn nước sạch trong, không mùi, giống bất kỳ một nguồn nước sinh hoạt nào. Tuy nhiên, đây lại là nước thải lấy từ nhà vệ sinh gần đó. Sau xử lý, nước thải của nhà vệ sinh giờ được mở ra một vòng đời mới.

Bà Meriem Bestani, Giám đốc Công ty tái chế AquaBioStep ở Dubai, nói: "Những gì chúng tôi làm là chôn dưới đất một hệ thống ống lọc như thế này. Với thiết kế đặc biệt, những ống lọc này có thể tạo thành ngôi nhà cho những lợi khuẩn, có khả năng tiêu diệt độc tố. Sau tái chế, nước thải được lọc đến 96%, chất lượng rất cao".

Trong khoảng một thập kỷ qua, lượng rác và các chất thải tại Dubai đã tăng gấp 10 lần, nhưng cùng lúc đó một nền kinh tế tuần hoàn được thúc đẩy. Thậm chí, dầu ăn đã qua sử dụng nay cũng có thể được xử lý, trở thành xăng dầu cho động cơ.

Dubai đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành mảnh đất không rác thải, có nghĩa là mọi loại rác thải từ sinh hoạt cho tới sản xuất, chất thải rắn, hay chất thải lỏng đều sẽ được tái chế, xử lý, qua đó mang đến cho rác thải vòng đời thứ hai, thậm chí là thứ ba, thứ tư.

*Vtv.vn [4/10]: Campuchia dỡ bỏ biện pháp phòng chống dịch

Bắt đầu từ 3/10, người nước ngoài nhập cảnh vào Campuchia sẽ không phải khai báo y tế và xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Quyết định dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế y tế đối với người nhập cảnh được Bộ Y tế Campuchia đưa ra trong bối cảnh nước này kiểm soát khá tốt dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, nước này vẫn yêu cầu tiếp tục duy trì máy đo thân nhiệt ở các cửa khẩu xuất nhập cảnh, cũng như lực lượng kiểm dịch, cách ly y tế tại các cửa khẩu biên giới để tư vấn cho những hành khách có triệu chứng hoặc người bệnh trong trường hợp cần thiết.

Campuchia là quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao và đã sớm tái khởi động các hoạt động kinh tế - xã hội từ cuối năm ngoái.

*Vtv.vn [4/10]: Người Nga dần loại bỏ đồng USD và Euro

Giới kinh doanh và người dân Nga đang tích cực loại bỏ những đồng ngoại tệ từ các quốc gia không thân thiện với mình.

Người Nga đang cố gắng bán nhanh USD và tiền tệ của các quốc gia không thân thiện. Theo nhà phân tích tài chính Mikhail Vasiliev thì "đây là một hiện tượng bất thường trong lịch sử Nga, khi đồng USD mạnh lên trên thị trường tiền tệ toàn cầu, giá dầu giảm và xung đột với phương Tây ngày càng trầm trọng".

Báo chí Nga ghi nhận, có những lo ngại rằng phương Tây sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia. Điều này sẽ khiến các giao dịch thương mại bằng đồng USD và Euro tại Nga ngừng lại, đồng thời làm tăng nguy cơ đóng băng các tài khoản ngoại tệ của người Nga.

Giới chuyên gia nhận định, trong trường hợp không có tỷ giá hối đoái và rủi ro tiền tệ gia tăng, các ngân hàng sẽ thực hiện giao dịch tiền tệ theo tỷ giá nội bộ, tỷ giá này sẽ khác với tỷ giá hối đoái theo chiều hướng xấu hơn.

Đối mặt với nhiều rủi ro, nhiều doanh nghiệp và người dân Nga muốn chuyển sang sử dụng đồng Ruble, Nhân dân tệ, Dirham và các loại tiền tệ thân thiện khác. Trong một cuộc họp báo vào cuối tháng 7, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Nga - bà Elvira Nabiullina cho biết, người dân Nga đang nắm giữ khoảng 85 tỷ USD tiền mặt ngoại tệ, cả USD và Euro.

Sàn giao dịch lớn Moskva đã ra quyết định ngừng giao dịch bằng đồng bảng Anh từ ngày 3/10. Trước đó, vào tháng 6, sàn giao dịch này đã tạm ngừng giao dịch bằng đồng Franc Thụy Sĩ và vào tháng 8 là đồng Yen Nhật.

Theo các chuyên gia, việc kinh doanh giao dịch bằng cặp đồng USD - Ruble được cho là không cần thiết trong tương lai, nếu Nga từ bỏ việc sử dụng đồng tiền Mỹ trong quan hệ thương mại và đầu tư với thế giới bên ngoài.

*Hanoimoi.vn [4/10]: Nhật Bản chi 1,6 tỷ USD hỗ trợ sản xuất vắc xin phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm

Báo Japan Times ngày 3-10 cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo chọn 17 dự án do các công ty và trường đại học đứng đầu để hỗ trợ sản xuất vắc xin trong tình huống bùng phát một dịch bệnh lây nhiễm.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, chính phủ sẽ trợ cấp tổng cộng 226,5 tỷ yên [tương đương 1,6 tỷ USD] cho các thực thể, trong đó có Công ty Dược phẩm Daiichi Sankyo và Đại học Hiroshima, để xây mới hoặc nâng cấp các cơ sở cần thiết để sản xuất vắc xin. Các thực thể được chọn sẽ cung cấp dược phẩm sinh học trong điều kiện bình thường và chuyển sang sản xuất vắc xin và vật tư y tế cần thiết để sản xuất vắc xin khi bùng phát một dịch bệnh lây nhiễm. Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura khẳng định, Nhật Bản sẽ tạo dựng nền tảng và vị thế vững chắc để bảo đảm nguồn cung vắc xin trong nước.

Động thái trên được đưa ra sau khi đại dịch Covid-19 cho thấy rõ các vấn đề ảnh hưởng đến bào chế và sản xuất vắc xin tại Nhật Bản, vì nước này phụ thuộc vào nhập khẩu vật tư y tế và nhiều nguồn lực khác. Chính phủ Nhật Bản cũng đã dành 227,4 tỷ yên từ ngân sách bổ sung cho tài khóa năm 2021 để chi cho chương trình trợ cấp này trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5-2022.

*Hanoimoi.vn [4/10]: Giải Nobel Y sinh 2022 thuộc về nhà khoa học người Thụy Điển Svante Paabo

Ngày 3-10, Giải Nobel Y sinh năm 2022 đã được trao cho nhà khoa học, nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Paabo.

Theo Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm [Thụy Điển], nhà khoa học, di truyền học người Thụy Điển Svante Paabo được vinh danh vì những phát hiện mang tính đột phá của ông về sự tiến hóa của con người. Theo truyền thống, Giải Nobel Y sinh đã mở màn mùa giải Nobel năm 2022. Tiếp theo, đó sẽ là các giải thưởng Nobel Vật lý vào ngày 4-10, Hóa học ngày 5-10 và Văn học ngày 6-10. Giải Nobel Hòa bình là giải thưởng duy nhất được công bố ở Oslo [Na Uy] vào ngày 7-10. Giải Nobel Kinh tế sẽ được trao ngày 10-10 và khép lại mùa giải Nobel năm nay.

Năm 2021, Giải Nobel Y sinh thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ là David Julius và Ardem Patapoutian, với những khám phá về các thụ thể của con người đối với nhiệt độ và xúc giác. Giải Nobel Y sinh đã được trao 112 lần từ năm 1901 đến nay, trong đó có 12 phụ nữ từng được nhận giải này.

Những chủ nhân giải Nobel Y sinh trước đây cũng rất nổi tiếng, bao gồm Alexander Fleming, người đã phát hiện kháng sinh penicillin, mở ra kỷ nguyên sử dụng kháng sinh cho con người; hay Robert Koch, người được trao giải vì các công trình về bệnh lao vào năm 1905.

*Vtv.vn [4/10]: Indonesia tiến hành bồi thường cho gia đình các nạn nhân vụ bạo loạn

Indonesia sẽ bồi thường 50 triệu rupia, khoảng 3.200 USD cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại sân vận động ở thành phố Malang.

Khoản hỗ trợ trên sẽ được giải ngân trong 1 hoặc 2 ngày tới.

Theo giới chức Indonesia, trong số 125 người thiệt mạng trong thảm kịch sân cỏ trên có 32 trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó có cả những em 3 đến 4 tuổi.

Bộ trưởng An ninh Indonesia cho biết, nước này sẽ thành lập một nhóm điều tra độc lập để làm rõ nguyên nhân cũng như xử lý những đối tượng gây ra thảm kịch sân cỏ.

Vụ việc vừa qua tại sân vận động ở thành phố Malang, tỉnh Đông Java của Indonesia được cho là một trong những vụ giẫm đạp tại sân vận động nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Vụ việc xảy ra sau khi trận đấu giữa đội bóng Arema và Persebaya Surabaya kết thúc với tỉ số 2 - 3 nghiêng về đội khách vào ngày 1/10. Các cổ động viên sau đó tràn xuống sân cỏ, buộc cảnh sát phải triển khai lực lượng chống bạo động để giải tán.

*Vtv.vn [3/10]: UAE tuyên bố thiết lập văn phòng Bộ Kinh tế trong vũ trụ ảo

Bộ Kinh tế UAE vừa tuyên bố sẽ thiết lập một văn phòng của Bộ trong thế giới ảo Metaverse đang hình thành.

Trong nhiều năm qua, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất [UAE] đã thực hiện nhiều dự án táo bạo, như xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới hay thực hiện một sứ mệnh trên sao Hỏa. Mới đây, UAE vừa đặt mục tiêu mới trong lĩnh vực công nghệ - thiết lập một văn phòng của Bộ trong thế giới ảo Metaverse đang hình thành.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Dubai Metaverse, Bộ trưởng Kinh tế UAE cho biết, dự án thiết lập văn phòng của Bộ Kinh tế UAE đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Để khám phá cơ sở trên, những người có nhu cầu sẽ phải đeo kính thực tế ảo hoặc sử dụng các công cụ thích hợp khác. Họ sẽ thấy một văn phòng phụ trách công việc kinh doanh với các doanh nghiệp và thậm chí sẵn sàng ký kết các thỏa thuận song phương với các chính phủ nước ngoài.

Ông Abdulla Bin Touq Al Marri - Bộ trưởng Bộ Kinh tế UAE cho biết: "Chúng tôi đã đào tạo các nhân viên để họ có thể thực sự hòa nhập vào Metaverse, sử dụng Metaverse và tương tác với thế hệ Z sẽ tham gia vào thế giới này, và là những người cần rất nhiều dịch vụ".

Bộ trưởng Al Marri cho rằng, đại dịch COVID-19 đã khiến nhân loại gắn bó với thế giới trực tuyến nhiều hơn và qua đó đã đẩy nhanh xu hướng ứng dụng vũ trụ ảo. UAE hy vọng rằng vũ trụ ảo có thể giúp tăng thêm 4 tỷ USD cho tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, cũng như tạo thêm 40.000 việc làm vào năm 2030.

*Vietnamplus.vn [2/10]: Đức xây dựng trạm LNG mới để thay thế Dòng chảy phương Bắc

Bắt đầu từ mùa Đông năm nay, trạm tiếp nhận LNG nằm gần cảng Wilhelmshaven của Đức sẽ có thể cung cấp lượng khí đốt tương đương 20% lượng khí đốt mà Đức nhập khẩu từ Nga.

Đức đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm tiếp nhận khí thiên nhiên hóa lỏng [LNG] đầu tiên của nước này tại Wilhelmshaven - địa điểm chiến lược quan trọng nằm ở bờ Biển Bắc.

Bắt đầu từ mùa Đông năm nay, trạm tiếp nhận LNG nằm gần cảng Wilhelmshaven sẽ có thể cung cấp lượng khí đốt tương đương 20% lượng khí đốt mà Đức nhập khẩu từ Nga.

Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Nga đã thắt chặt nguồn cung cấp khí đốt cho Đức, trong khi đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 [Nord Stream 1] vốn vận chuyển lượng khí đốt khổng lồ dưới Biển Baltic đến châu Âu đã bị hư hại vào tuần trước.

Trong nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế, chính phủ Đức đã đầu tư hàng tỷ USD vào 5 dự án tương tự như trạm tiếp nhận khí đốt ở Wilhelmshaven. Cả 6 cơ sở mới sẽ có thể xử lý khoảng 25 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, gần tương đương với 50% công suất của đường ống Nord Stream 1.

Các trạm tiếp nhận LNG cho phép Đức nhập khẩu LNG bằng đường biển. Một tàu chuyên dụng, được gọi là FSRU, có thể dự trữ nhiên liệu và biến LNG trở lại thành khí để có thể đưa vào sử dụng, được nối với các đường ống kết nối với hệ thống khí đốt của đất nước.

Xem chi tiết tại đây

Chủ Đề