Phạm xuân ẩn là ai

Charlie Nguyễn được ủng hộ khi làm phim về thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn

[NLĐO] – Cuộc đời thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã được giáo sư, nhà sử học, nhà văn Larry Berman kể lại qua quyển sách nổi tiếng “X6 - Điệp viên hoàn hảo”. Tác phẩm này sẽ được chuyển thể thành phim điện ảnh phục vụ khán giả.

  • Tạc xong tượng thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn

  • Trang web về Phạm Xuân Ẩn của giáo sư Larry Berman

  • Phim về Tướng Phạm Xuân Ẩn đã có nhà sản xuất

  • Cuộc đời tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn lên phim

Tác giả Larry Berman gây bất ngờ khi thông báo tin vui trên trang cá nhân rằng quyển sách "X6 - Điệp viên hoàn hảo" của ông được chuyển thể thành phim điện ảnh.

Ông nói rõ đã ký hợp đồng với Công ty BHD tại Việt Nam và đạo diễn Charlie Nguyễn sẽ giữ vai trò chỉ đạo sản xuất phim này.

Quyển sách nổi tiếng về thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn của tác giả Larry Berman

Chân dung ông Phạm Xuân Ẩn do Larry Berman đăng tải trên trang cá nhân

Cuộc đời của thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn sẽ được mô tả ra sao khi lên màn ảnh rộng là điều khiến nhiều người mong chờ

"Tôi luôn tin tưởng và mơ rằng câu chuyện cuộc đời Phạm Xuân Ẩn sẽ được dựng thành phim điện ảnh. Hôm nay, tôi thông báo rằng đã ký hợp đồng cùng Công ty BHD để làm phim dựa trên cuốn sách "X6 - Điệp viên hoàn hảo" của tôi. Tôi đặc biệt vui khi một gương mặt được giới phê bình phim đánh giá cao là Charlie Nguyễn sẽ chỉ đạo sản xuất phim. Charlie Nguyễn và tôi có chung tầm nhìn về sức mạnh câu chuyện cuộc đời Phạm Xuân Ẩn và tôi tin Charlie Nguyễn sẽ tìm được cách tốt nhất để kể lại câu chuyện đó. Tôi vui khi được giữ vai trò cố vấn sáng tạo cho bộ phim. Giấc mơ đã trở thành sự thật!" - tác giả Larry Berman viết.

Ngay sau đó, đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ lại thông tin này trên trang cá nhân kèm chú thích: "Giờ mới chia sẻ…!".

Anh nhận được sự ủng hộ, tán thưởng từ bạn bè và cư dân mạng. Họ viết: "Tuyệt vời quá!", "Dự án rất hay!", "Tôi đọc cuốn này lúc mới ra mắt, thời còn là sinh viên. Tôi rất ấn tượng và sau hơn chục năm đi làm vẫn luôn thán phục vô cùng với Phạm Xuân Ẩn. Siêu điệp viên!", "Tôi vô cùng mong chờ dự án này vì rất mê cuộc đời siêu điệp viên Phạm Xuân Ẩn"…

Đạo diễn Charlie Nguyễn là cái tên quen thuộc với khán giả màn ảnh rộng

Đây là lần thứ hai ông Larry Berman hợp tác với nhà làm phim Việt đưa cuộc đời điệp viên Phạm Xuân Ẩn lên màn ảnh. Năm 2016, ông là cố vấn lịch sử cho dự án phim truyền hình được chuyển thể từ tác phẩm này.

Ông Phạm Xuân Ẩn [tên thật là Phạm Văn Thành] sinh năm 1927 và mất năm 2006. Ông từng hoạt động tình báo với các bí danh X6, Trần Văn Trung hoặc Hai Trung trong thời chiến tranh.

Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1976.

Minh Khuê. Ảnh: Facebook NV

TPO - Trước ngày 30/4/1975, Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn đã gặp nhiều khó khăn khi đường dây liên lạc với cấp trên đã bị ngưng lại do chiến sự. Với vai trò một phóng viên quốc tế của tờ báo Time, lẽ ra Phạm Xuân Ẩn sẽ phải rời khỏi Việt Nam trước khi chiến sự được dự báo nổ ra tại Sài Gòn. Nhưng ông đã không rời khỏi Việt Nam mà chấp nhận ở lại đương đầu với khó khăn.

Trong cuốn Điệp viên hoàn hảo X.6 của nhà sử học Larry Berman, trước ngày 30/4, tòa soạn báo Time đã thúc giục Phạm Xuân Ẩn cùng gia đình mau chóng rời khỏi Việt Nam vì tình hình chiến sự đang ngày một căng thẳng, và toà soạn không thể bảo đảm an toàn cho phóng viên của mình.

Hầu hết các phóng viên có cộng tác với các tờ báo Mỹ cũng đã tìm cách để di tản một cách nhanh nhất, tuy nhiên, Phạm Xuân Ẩn chỉ đưa vợ con đi trước còn ông chọn con đường ở lại. Khi được đồng nghiệp hỏi sao chưa đi thì Phạm Xuân Ẩn chỉ nói là ông còn mẹ già đang bệnh. 

Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn

Sau này kể lại cho Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn cho rằng thời điểm đó ông rất lo lắng và căng thẳng vì Sài Gòn đang cực kỳ hỗn loạn. Từng đám quân lính Việt Nam cộng hoà hoảng loạn trút bỏ quân phục, những cuộc thanh toán nhau đã xảy ra.

Với mọi người xung quanh thì Phạm Xuân Ẩn là một người đã từng cộng tác với Mỹ nhiều năm, nếu bị chính quyền mới bắt giữ thì ông khó lòng minh oan bởi cấp trên của ông thời điểm đó không liên lạc được.

Thẻ nhà báo của Phạm Xuân Ẩn do chính quyền Sài Gòn cấp 

Trước tình hình căng thẳng đó, ngày 29/4/1975, Phạm Xuân Ẩn đưa mẹ tới trú tạm tại khách sạn Continental [Quận 1], nơi có đông Pháp kiều tị nạn và bệnh viện Grall. "Trong những ngày hỗn loạn đó, khách sạn Continental có lẽ là một trong những nơi an toàn nhất ở Sài Gòn”, Phạm Xuân Ẩn đã kể lại cho Larry Berman như thế. 

 Suốt 1 tuần ở đó, Phạm Xuân Ẩn chỉ đi lại giữa khách sạn và toà soạn báo Time, nơi ông tiếp tục vai trò một phóng viên quốc tế. Và khi chính quyền Việt Nam cộng hoà sụp đổ, Phạm Xuân Ẩn vẫn đang giữ vị trí phụ trách văn phòng Time tại Việt Nam. Phạm Xuân Ẩn đã gửi telex tới toàn soạn Time tại New York [Mỹ]: “Tất cả phóng viên Mỹ đã di tản vì tình trạng khẩn cấp. Văn phòng tạp chí Time hiện nay do Phạm Xuân Ẩn điều hành”.

Phạm Xuân Ẩn trong một lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Theo nhà sử học Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn đã ở khách sạn Continental khoảng 1 tuần. Suốt thời gian đó, ông vẫn điều hành văn phòng, tiếp tục có những tin bài cho Time.

Phạm Xuân Ẩn cũng là một trong những nhà báo chứng kiến sự kiện chiếc xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập. Bài báo cuối cùng ông viết cho Time có tựa đề “Cuộc chia tay cuối cùng nghiệt ngã” được ghi là ngày 12/5/1975.

Những ngày sau đó, Phạm Xuân Ẩn đã chấp hành nghiêm túc quy định của chính quyền mới về việc trình diện, khai báo về nhân thân trước khi có đại diện lực lượng an ninh phía cách mạng tới tiếp xúc với ông. Tuy nhiên cũng chỉ có một số ít người trong chính quyền mới biết Phạm Xuân Ẩn là tình báo nằm vùng, nhiều người chỉ nghĩ ông vẫn đang làm công việc của một nhà báo quốc tế bám trụ ở Việt Nam sau chiến tranh.

Nhà sử học Larry Berman và Phạm Xuân Ẩn 

Mãi tới khi Phạm Xuân Ẩn được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” vào tháng 1/1976, mọi người mới biết ông là tình báo viên của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt bao năm chiến tranh. 

Video liên quan

Chủ Đề