Bà bầu giảm bao nhiêu cân sau sinh

Bao lâu sau sinh thì tử cung co hồi như cũ? Cân nặng giảm được bao nhiêu ngay sau khi sinh xong? Âm đạo và tầng sinh môn mất bao lâu để phục hồi?... Hãy tìm hiểu về những thay đổi tức thì trên cơ thể người mẹ ngay sau thời điểm em bé chào đời.

Cơ thể mẹ thay đổi ra sao ngay sau khi sinh con? - Phần 1

Mất bao lâu thì tử cung co hồi như cũ?

Ngay sau khi em bé lọt lòng, cơ thể mẹ đã có những thay đổi đáng kể. Ảnh: Inmagine.

Tại thời điểm bạn chuyển dạ, tử cung của bạn nặng hơn 15 lần – không tính trọng lượng thai và nước ối chứa bên trong – và có sức chứa lớn gấp ít nhất là 500 lần so với trước khi bạn thụ thai. Trong giờ phút sau khi em bé vừa chào đời, những cơn co thắt khiến dạ con của bạn co hồi, tự siết lại như nắm đấm, các xơ chằng co lại tương tự như sự co bóp trong quá trình sinh nở. Những cơn co thắt này cũng khiến nhau thai bong khỏi thành tử cung. Sau khi bánh nhau được lấy ra, tử cung tiếp tục co hồi đồng thời đóng lại các mạnh máu hở nơi bánh nhau bám vào khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Khi tử cung tiếp tục co lại, bạn có thể cảm thấy quặn bụng tương tự chuột rút – được gọi là đau sau sinh. Khoảng 1-2 ngày sau khi sinh con, bạn có thể cảm nhận được đỉnh [hay đáy] tử cung ở dưới rốn 1-2 lóng tay. Sau khoảng 1 tuần, tử cung bạn chỉ còn nặng khoảng 0,5kg – bằng một nửa trọng lượng của chính nó ngay sau khi bạn sinh con xong. Sau 2 tuần, tử cung giảm xuống còn khoảng 300g và co về ẩn hoàn toàn bên trong khung chậu của bạn. Khoảng 4 tuần sau sinh, dạ con gần như trở về nguyên dạng trước khi mang thai, nặng khoảng 100g hoặc nhẹ hơn. Lúc này, cơ thể bạn xem như đã hoàn tất quá trình co hồi tử cung sau sinh. Thậm chí sau khi tử cung bạn đã co lại bên trong khung chậu, bạn có thể trông vẫn giống một bà mẹ mang thai vài tuần hoặc hơn. Tình trạng “xồ xề” này là do các cơ bụng của bạn bị kéo giãn trong suốt thời gian mang thai, và chúng cần thời gian và cả chế độ tập luyện thường xuyên lấy lại được hình dáng cũ. Cân nặng giảm bao nhiêu ngay sau sinh? Bạn chắc chắn không thể quay lại cân nặng trước khi sinh trong một thời gian, nhưng sẽ giảm cân đáng kể ngay thời điểm em bé ra đời. Bạn sẽ sút cân bằng tổng trọng lượng của một em bé 3-4kg, nhau thai khoảng 0,5kg hoặc hơn, và khoảng 1-2kg máu và nước ối mất đi trong quá trình sinh – khoảng chừng 6kg.

Mẹ sẽ giảm ngay 6kg sau khi sinh xong, và tiếp tục giảm thêm 2-3kg nữa trong vòng 1-2 tuần sau đó. Ảnh: Inmagine.

Cân nặng của bạn vẫn tiếp tục giảm khi lượng nước phụ trội trữ trong các tế bào của bạn khi mang thai - do lượng máu tăng cao trong thai kỳ - dần đào thải. Cơ thể bạn sẽ bài tiết nước tiểu nhiều hơn bình thường trong những ngày đầu sau sinh – có thể đến gần 3 lít / ngày. Bạn cũng sẽ đổ mồ hôi rất nhiều trong những ngày này. Vào cuối tuần đầu tiên sau sinh, bạn thường sẽ giảm được từ 2-3kg trọng lượng từ lượng chất lỏng thừa được thải ra [tuỳ thuộc vào lượng chất lỏng tích trữ trong thời gian bạn mang thai.] Việc tiểu tiện bị ảnh hưởng thế nào? Quá trình chuyển dạ và sinh nở tác động xấu đến bàng quang của bạn, gây sưng tạm thời và giảm nhạy. Bạn có thể sẽ không cảm thấy cảm giác buồn tiểu tiện trong ngày đầu sau sinh, đặc biệt nếu vừa trải qua ca sinh nở kéo dài với kẹp và các thiết bị can thiệp ngả âm đạo hoặc được gây tê ngoài màng cứng. Tình trạng này cũng phổ biến nếu bạn có vấn đề về tiểu tiện trong lúc sinh và phải đặt ống thông nước tiểu. Nhưng với lượng nước tiểu nhiều hơn do thận sản xuất, bàng quang của bạn được làm đầy rất nhanh và liên tục, bạn cần phải đi tiểu thường xuyên dù không cảm thấy buồn tiểu nếu không muốn bị rơi vào tình huống són tiểu rất khó xử. Không những thế, bàng quang quá căng có thể gây nên các vấn đề về niệu đạo và cũng gây khó khăn cho tử cung co bóp, dẫn đến đau bụng sau sinh và chảy máu âm đạo. Nếu bạn không thể tiểu tiện trong vòng vài giờ sau khi sinh, một ống thông nước tiểu sẽ được đặt vào để dẫn nước tiểu từ bàng quang của bạn. [Nếu bạn sinh mổ, bạn sẽ được đặt ống thông nước tiểu trong ca mổ và duy trì một thời gian ngắn sau khi sinh xong.]

Đừng ngần ngại nhờ y tá giúp đỡ nếu bạn có bất kỳ khó khăn và bất tiện nào sau khi sinh con. Ảnh: Inmagine.

Hãy cho y tá biết nếu bạn gặp khó khăn về tiểu tiện hoặc chỉ đi tiểu được rất ít vì nếu bàng quang quá căng, nó cũng có thể khiến cản trở bạn đi tiểu. Khi nào âm đạo và tầng sinh môn trở lại bình thường? Nếu bạn sinh con ngả âm đạo, âm đạo của bạn sẽ hơi rộng hơn so với trước đó. Ngay sau khi sinh xong, âm đạo bạn vẫn còn giãn rộng, thậm chí có thể sưng và thâm tím do sức ép khi em bé chui qua. Trong vài ngày tới, sự sưng nề sẽ bắt đầu giảm đi, và âm đạo bắt đầu lấy lại sự săn chắc của mình. Trong vài tuần tiếp theo, nó sẽ dần dần co lại. Hãy cố gắng tập bài tập siết cơ âm đạo và sàn chậu Kegel thường xuyên để giúp âm đạo co lại như cũ. Nếu bạn bị rách nhẹ ở tầng sinh môn trong quá trình sinh nhưng không đòi hỏi phải khâu, nó sẽ nhanh chóng lành lại và gây khó chịu đôi chút. Nếu bạn bị rạch tầng sinh môn hoặc có vết rách lớn, tầng sinh môn của bạn sẽ cần thời gian để lành, vì vậy hãy đợi đến khi bác sĩ kiểm tra hậu sản của bạn cho phép thì mới quan hệ tình dục lại. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu ở vùng này, hãy đợi thêm đến khi bạn cảm thấy thực sự sẵn sàng cho “chuyện ấy”. Trong lúc đó, hãy dành thời gian tìm hiểu về các biện pháp tránh thai phù hợp cho bà mẹ sau sinh. Khi đã sẵn sàng về cả cảm xúc và sinh lý để có quan hệ tình dục trở lại, hãy giữ cho “chuyện yêu” thật chậm rãi và nhẹ nhàng. Khi bắt đầu có quan hệ tình dục trở lại, bạn có thể thấy âm đạo của mình ít ẩm ướt hơn so với thời gian trước đó, do nồng độ estrogen giảm sút. Sự khô hạn này còn rõ rệt hơn trong thời gian cho con bú, do việc cho bú có xu hướng làm giảm nồng độ estrogen. Giải pháp hiệu quả nhất lúc này là sử dụng chất bôi trơn nhân tạo; hãy chọn loại sản phẩm bôi trơn gốc nước, nhất là nếu bạn dùng biện pháp tránh thai dạng che chắn – như bao cao su; chất bôi trơn gốc dầu có thể làm suy yếu cấu trúc của cao su và latex, gây rách bao cao su hoặc làm hư hại màng ngăn tránh thai, giảm đáng kể hiệu quả tránh thai. [Còn tiếp]

Mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều sản phụ chính là việc giảm cân sau sinh, để cân nặng có thể trở về con số lý tưởng thì mẹ bỉm cần có chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Mẹ sau sinh vẫn còn thừa nhiều cân, nên cần có chế độ ăn để giúp cân nặng vừa ý. Cắt giảm lượng calo trong khẩu phần ăn hằng ngày là cách tốt nhất để giảm trọng lượng của cơ thể.

Nếu mẹ ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo rắn và đường như bánh ngọt, pizza, khoai tây chiên, xúc xích, thịt xông khói… sẽ không mang lại nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho bé.

Hãy thay đổi chế độ ăn bằng việc cắt bỏ các loại đồ ăn này và thay thế bằng các loại đồ ăn healthy hơn.

Phụ nữ sau sinh nên đặt tiêu chí ăn những thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng quan trọng thay vì việc ăn bất cứ thứ gì có thể.

Nên chọn các thực phẩm giàu protein [thịt nạc, thịt gà, đậu…], canxi [sữa, sữa chua, phô mai…], DHA và omega 3 [cá hồi]

Ăn vặt sau sinh để giảm cân cần hạn chế những đồ ăn chứa chất béo, đường như kẹo, khoai tây chiên, bắp rang bơ…  vì chúng giàu calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Nên tăng cường ăn nhẹ bằng trái cây tươi, ngũ cốc, sữa chua… vừa bổ dưỡng lại rất healthy.

Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe toàn diện và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ mà việc cho con bú còn hỗ trợ giảm cân sau sinh cho mẹ hiệu quả.

Thực tế đã chứng minh, rất nhiều chị em chia sẻ rằng khi cho con bú giảm cân sau sinh nhanh hơn vì giúp đốt cháy hàng trăm calo mỗi ngày.

Nước chính là cách giảm cân sau sinh vừa hiệu quả lại tiết kiệm. Mỗi ngày trước bữa ăn, chị em hãy uống nước để cảm thấy no từ đó không muốn ăn thêm nữa. Đồng thời, uống nhiều nước còn giúp cơ thể có năng lượng để đốt cháy calo và tăng tiết sữa hơn khi cho trẻ bú.

Mẹ sau sinh nên cố gắng ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày, không cần trong 1 lần duy nhất.

Nguy cơ tăng cân sẽ tăng cao hơn bình thường nếu mẹ ngủ không đủ giấc. Mẹ hãy thiết lập giờ ngủ cho bé theo nề nếp để mẹ được nghỉ ngơi theo, tránh việc bé “ngủ ngày, khóc đêm” sẽ khiến giấc ngủ của mẹ cũng bị thay đổi theo.

Đợi đến khi cơ thể đã hồi phục sau sinh, mẹ bỉm có thể vận động bằng các bài tập thể dục phù hợp, nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, aerobic, gập bụng… Những hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện bất kỳ bộ môn nào.

Yếu tố quan trọng nhất để giảm cân sau sinh là chọn thực đơn phù hợp, chia nhỏ các phần ăn trong ngày để luôn cảm thấy no và đầy đủ năng lượng.

Không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì khi bỏ bữa sẽ cảm thấy đói hơn và ăn nhiều hơn, xu hướng chọn món ăn nhiều chất béo để cho tiện lợi hơn.

Thực hiện giảm cân 6 tuần sau khi sinh

Rất nhiều mẹ bỉm nôn nóng muốn lấy lại vòng eo thon gọn như ngày trước khi sinh càng sớm càng tốt, tuy nhiên mẹ bỉm không nên áp dụng chế độ ăn kiêng quá sớm khi cơ thể chưa hồi phục. Nên đợi cơ thể trở lại bình thường sau 6 tuần khi sinh mới bắt đầu chế độ ăn kiêng, giảm cân.

Giảm cân một cách từ từ

Trong thời gian dài mang thai, cơ thể phụ nữ đã tích lũy một số cân cụ thể và không thể giảm ngay tức thì được. Đặc biệt lúc đang cho con bú, mẹ bỉm không nên cố gắng giảm cân quá nhanh vì sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú.

Quá trình sản sinh sữa sẽ bị cản trở do giảm cân quá nhiều và quá nhanh, mục tiêu giảm cân không nên quá 0,25 kg mỗi tuần khi đang cho bé bú. Sau khi sinh, cân nặng giảm trung bình đối với phụ nữ cho con bú là 0,5 đến 1 kg mỗi tháng trong vòng 4 đến 6 tháng đầu tiên sau khi sinh.

Đồng thời cần nạp ít nhất 1800 calo/ngày trong khi cho con bú. Khi đã cai sữa cho bé, chị em có thể giảm 0,5 đến 1kg mỗi tuần sau 6 tuần sinh con.

Không phụ thuộc hoàn toàn vào việc cho con bú để giảm cân sau sinh

Mặc dù việc cho con bú sẽ giúp đốt cháy khoảng 500 calo một ngày [tương tự như một ngày chạy 8 km], nhưng nếu chỉ giảm cân bằng cách cho con bú sẽ không mang lại hiệu quả.

Không phải phụ nữ sau sinh nào cũng có thể giảm cân bằng cách này, một số người không thể giảm chút nào cho đến khi bé cai sữa. Nguyên nhân có lẽ vì các bà mẹ rất đói khi cho con bú khiến phải nạp một lượng thức ăn nhiều năng lượng hơn lượng 500 calo giảm được nhờ cho con bú.

Kiên nhẫn áp dụng cách giảm cân sau sinh

Không thể giảm cân nhanh trong một sớm một chiều được khi cân năng đã tích lũy trong suốt 9 tháng thai kỳ. Cần cho bản thân thời gian để lấy lại cân nặng và hình dáng cơ thể như trước.

Phụ nữ sau sinh cần hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và giải đáp khi còn những băng khoăn thắc mắc về cách giảm cân sau sinh.

Theo dõi thêm fanpage Lớp học tiền sản BV Hồng Ngọc để cập nhật thêm những thông tin bổ ích.

Video liên quan

Chủ Đề