Nhịp tim thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

Mỗi người đều sở hữu nhịp tim không giống nhau. Có người tim đập nhanh là bình thường, có người tim đập nhanh là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm nào đó. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe? Yếu tố nào ảnh hưởng đến nhịp tim? Cách lấy lại nhịp tim chuẩn, chủ động chăm sóc sức khỏe?

Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, bao nhiêu là bình thường?

Nhịp tim chính là số lần tim đập trong 1 phút, cho biết tình trạng sức khỏe tim mạch và phản ánh chỉ số sống còn của cơ thể chúng ta.

Theo nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim trung bình một người trưởng thành khỏe mạnh sau khi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút sẽ khoảng từ 60 đến 100 nhịp/ phút. Còn với các vận động viên chuyên nghiệp, tim của họ đã được rèn luyện trong thời gian dài, chỉ cần đập ít nhịp cũng đủ cung cấp máu đến các cơ quan nên thường duy trì ở 40 – 60 nhịp/ phút. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi,.. mà mỗi người có thể có chỉ số nhịp tim khác nhau.

Nếu nhịp tim của bạn vượt ngoài giới hạn bình thường, cụ thể là khi nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút, nhịp tim 110, nhịp tim 120 hoặc nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút thậm chí có tình trạng bỏ nhịp chính là lúc bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện kịp thời các vấn đề về tim mạch nếu có.

>> Đọc thêm: Âm nhạc liều thuốc giảm đau, bảo vệ tim và não rất an toàn

Nhịp tim chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Sau khi nhận biết được nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, bạn cần hiểu rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim để có biện pháp phòng tránh phù hợp. Nhịp tim thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Trạng thái cơ thể: Khi đứng, ngồi hoặc nghỉ ngơi, nhịp tim thường là như nhau. Một số người bị hạ huyết áp tư thế, khi họ đứng dậy đột ngột, tim đập nhanh hơn bình thường trong khoảng 15 – 20s đầu tiên và trở bình thường sau vài phút.
  • Nhiệt độ không khí: Khi độ ẩm không khí hoặc nhiệt độ tăng cao, số lần tim đập thường phải tăng lên do tim bơm máu kém. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài quá lâu, thông thường khoảng từ 5 – 10 nhịp/ phút.
  • Cân nặng: Với những người béo phì thường, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để có thể đáp ứng đủ máu nuôi dưỡng một cơ thể lớn như vậy nên nhịp tim sẽ cao hơn người bình thường [nhưng không quá 100 nhịp/phút].
  • Bệnh lý: Động mạch vành, rối loạn nhịp tim, hở van tim, rối loạn thần kinh tim, suy tim,… hoặc các vấn đề ngoài tim như cường giáp, phổi tắc nghẽn sẽ khiến nhịp tim đập bất thường.

>> Đọc thêm: Ngủ sớm có hết thâm mắt không? Bật mí mẹo phòng ngừa và làm đẹp vùng da quanh mắt

Làm thế nào để lấy lại nhịp tim chuẩn

Để có thể mau chóng lấy lại nhịp tim bình thường, ngoài việc đến khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì cần chăm sóc sức khỏe chủ động bằng cách kết hợp với những biện pháp sau đây:

  • Hạn chế hoặc từ bỏ những thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá,… điều này sẽ giúp bạn cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch trong khẩu phần ăn hằng ngày như cá [cá thu, cá hồi,…], rau xanh, hạn chế nguồn cholesterol [sữa béo, trứng,…] và mỡ động vật,..
  • Tăng cường rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe
  • Giảm bớt căng thẳng, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần, cân bằng công việc và cuộc sống.

>> Đọc thêm: 5 cách tự nhiên chống mất ngủ có tác dụng tức thời, an toàn và dễ thực hiện

Chăm sóc sức khỏe chủ động phòng ngừa vấn đề về tim mạch

Để cân bằng được công việc và cuộc sống, bạn cần chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân cả về tinh thần và thể chất. Khoá học “Massage gia đình – Chăm sóc sức khỏe tại nhà” tại Trung tâm VMC được xuất bản với nhiệm vụ giúp tất cả mọi người trong gia đình đã và đang mong muốn chăm sóc sức khoẻ chủ động tại nhà được học tập một cách bài bản.

Nội dung khóa học xoay quanh việc cung cấp những kiến thức, kĩ năng massage theo trình tự mà bất kì ai cũng có thể hiểu và thực hành được. Sau khi học xong, vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe, vừa giúp các thành viên trong gia đình có những giây phút thư giãn bên nhau.

Massage gia đình – Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Thông qua đôi bàn tay và những động tác massage được hướng dẫn tỉ mỉ, khóa học sẽ giúp bạn biến ngôi nhà của mình thành nơi “spa đặc biệt”, mang lại cho gia đình những phút giây thư giãn và hạnh phúc bên nhau.

Tóm lại, qua bài viết nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, hy vọng bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân để có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Tim đập chậm là rối loạn tim mạch ít gặp hơn nhưng cũng nguy hiểm không kém so với nhịp tim nhanh. Cùng tìm hiểu bệnh tim đập chậm là gì và những đặc điểm quan trọng giúp nhận biết và điều trị bệnh qua bài viết dưới đây nhé. 

Menu xem nhanh:

1

1. Bệnh tim đập chậm là gì?

Tim đập chậm hay nhip tim chậm là tình trạng tim đập dưới 60 nhịp/phút, thay vì từ 60 đến 100 nhịp/phút ở những người bình thường.

Tuy nhiên, có một số trường hợp nhịp tim chậm lại là điều bình thường. Đặc biệt là các vận động viên thường thường xuyên tập thể dục, nhịp tim thường chỉ khoảng 40-50 nhịp/phút . Bởi ở những đối tượng này, tim chỉ cần co bóp ít nhịp đã đủ để đưa máu đi nuôi cơ thể. Trong các trường hợp còn lại, nhịp tim dưới 60 nhịp là nhịp tim chậm bệnh lý do vấn đề hệ thống điện của tim. 

Thông thường, nhịp tim dưới 60 nhịp/phút thì được gọi là tim đập chậm.

2. Tim đập chậm có nguy hiểm tới tính mạng không?

Tim đập chậm sẽ làm giảm khả năng co bóp và tống máu, giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau ngực, choáng váng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.  

Nếu để hiện tượng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim – hậu quả tất yếu của hầu hết các bệnh lý tim mạch. Nhiều trường hợp, nhịp tim quá chậm có thể gây ngừng tim, đe dọa đến tính mạng. 

2. Nguyên nhân gây bệnh tim đập chậm?

Các chủ yếu khiến tim đập chậm nhịp là:

– Lão hóa: Quá trình lão hóa gây ra những thay đổi cấu trúc tim làm ảnh hưởng đến tính dẫn truyền tim.

– Các bệnh lý tim mạch: các bệnh mạch vành, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, suy nút xoang …có thể gây hư hỏng hệ thống điện trong tim.

– Các bệnh chuyển hóa: suy giáp hoặc mất cân bằng điện giải do quá nhiều kali trong máu có thể gây loạn nhịp.

– Các loại thuốc điều trị: một số loại thuốc điều trị tim mạch như thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn nhịp và digoxin cũng có thể có tác dụng phụ là gây chậm nhịp tim. Đa số các trường hợp này nhịp tim sẽ khôi phục nếu giảm liều hoặc thay đổi loại thuốc.

– Một số yếu tố khác: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu.

4. Dấu hiệu nhận biết nhịp tim bị chậm

Ở mức độ nhẹ, người bệnh rất khó phát hiện do bệnh ở giai đoạn này ít biểu hiện triệu chứng. Chỉ khi tim đập quá chậm dưới 45 nhịp/phút, lượng máu giàu oxy đi nuôi cơ thể giảm đáng kể, gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động các cơ quan khác thì các triệu chứng mới rõ ràng. Các dấu hiệu đó là:

– Người bệnh cảm thấy mệt mỏi chóng mặt hoặc lâng lâng

– Hụt hơi, thở ngắn

– Thường xuyên đau ngực, đánh trống ngực

– Tụt huyết áp

Nếu các triệu chứng xảy ra thường xuyên, người bệnh cần được thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa rủi ro.

Người mắc bệnh tim đập chậm thường có cảm giác mệt mỏi, lâng lâng, hụt hơi, hồi hộp,….

5. Điều trị nhịp tim chậm 

Việc điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân bao gồm: nguyên nhân gây chậm nhịp, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và các bệnh lý kèm theo. Thông thường nếu bệnh nhân có nhịp tim chậm nhưng không gây triệu chứng thì không cần điều trị. Trong những trường hợp tim đập chậm gây ra triệu chứng khó chịu hoặc biến chứng, các bác sĩ có thể xem xét các phương pháp điều trị bao gồm:

5.1 Điều trị bệnh tim đập chậm bằng thuốc

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau, mục tiêu điều trị là làm tăng nhịp tim để tim có thể cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể. Cụ thể: 

– Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp: giúp tăng nhịp tim

– Atropin, Isoproterenol: thường dùng trong các trường hợp nhịp tim chậm do suy nút xoang cấp

– Các loại thuốc điều trị các bệnh lý đi kèm: trong trường hợp nhịp tim chậm là hậu quả của các bệnh tim mạch khác hoặc các rối loạn chuyển hóa thì ngoài thuốc giúp tăng nhịp, người bệnh cần phải điều trị cả các bệnh lý mắc kèm. Loại thuốc, cách dùng và liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh.

Nếu nhịp tim chậm do một loại thuốc nào đó thì tình trạng tim đập chậm có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh liều đơn thuốc hoặc kê toa một loại thuốc khác. Tuy nhiên bạn không được ngừng dùng những loại thuốc này mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

5.2 Đặt máy tạo nhịp để điều trị bệnh tim đập chậm

Trường hợp bệnh tim đập chậm do rối loạn hệ thống dẫn truyền trong tim, thường gặp ở các bệnh nhân suy nút xoang cấp mức độ nặng, có thể bạn sẽ phải đặt máy tạo nhịp tim. Đây là một thiết bị được đặt dưới da giúp điều chỉnh nhịp tim. 

Hầu hết những bệnh nhân đã đặt máy tạo nhịp đều có thể trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên cần phải tránh những đồ vật hoặc khu vực có từ trường mạnh và điện. Bởi các thiết bị này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy tạo nhịp. 

Các máy tạo nhịp này có tuổi thọ khoảng 10 – 15 năm và có thể sẽ gặp phải những biến cố nhất định. Do vậy, sau khi đặt máy tạo nhịp, người bệnh cần tái khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra một cách đầy đủ. 

5.3 Thay đổi lối sống

Nếu có chế độ ăn và tập luyện khoa học, duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, nhịp tim của bạn cũng sẽ ổn định hơn. Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm:

– Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại cá,…

– Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, đồ muối chua, các thực phẩm nhiều chất béo

– Tập thể dục đều đặn nhưng nhẹ nhàng, tránh gắng sức, ví dụ đi bộ

– Thực hiện chế độ giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì

– Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích có hại như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…

– Thường xuyên đi khám để kiểm soát các bệnh lý kèm theo. Trong trường hợp bị ngất hoặc xuất hiện các triệu chứng đau ngực, khó thở, hụt hơi mức độ nhiều, bạn nên đi thăm khám lại ngay để được xử trí và điều chỉnh kịp thời.

Dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện bệnh chậm nhịp tim.

Có thể thấy, bệnh tim đập chậm là một mối đe dọa đối với sức khỏe dù do bất kể nguyên nhân nào gây ra. Người bệnh nên cảnh giác, ghi nhớ các dấu hiệu và đi khám sớm để có những chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Điều này người bệnh phòng ngừa rủi ro và sống khỏe mạnh hơn.

Nhịp tim chậm không đặc hiệu là gì?

Nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện của tim, nghĩa là vị trí phát xung điện tự nhiên của tim - nút xoang [sinoatrial node - SA], hoạt động không bình thường, hoặc con đường dẫn truyền xung điện trong tim vì một nguyên nhân nào đó bị thương tổn, không còn nguyên vẹn.

Tim đập chậm bao nhiêu là nguy hiểm?

Gọi nhịp tim chậm khi tần số tim đập chậm dưới 60 nhịp mỗi phút [nhịp/phút] và tình trạng này có thể do một số bệnh lý nền gây ra như bệnh lý tim mạch hay suy tuyến giáp.

Nhịp tim chậm là bị gì?

Nhịp tim chậm có thể do một số bệnh lý, chẳng hạn như các bệnh về tim mạch, bệnh suy tuyến giáp, rối loạn điện giải,... ngoài ra có thể do việc sử dụng thuốc. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời, bệnh có thể gây mệt mỏi nghiêm trọng, suy tim và thậm chí ngất xỉu và đột tử.

Nhịp tim dưới 60 có ảnh hưởng gì không?

Nếu tim bạn đập ít hơn 60 lần một phút được coi là nhịp tim chậm. Tuy nhiên, nhịp tim chậm khoảng 40-50 nhịp/phút là bình thường đối với một số người khỏe mạnh và là vận động viên thường thường xuyên tập thể dục, bởi tim ở những đối tượng này chỉ cần bóp ít nhịp đã đủ để đi nuôi cơ thể.

Chủ Đề