Nhịp tim dưới bao nhiêu là nguy hiểm?

Bình thường nhịp tim sẽ không cố định mà sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng thể lực, sinh lý và bệnh lý đi kèm (nếu có). Nhịp tim lúc nghỉ của người trưởng thành dao động trong khoảng 60 – 100 lần/ phút. Thông thường nhịp tim ban ngày khi chúng ta hoạt động sẽ nhanh lên tùy vào cường độ vận động, khi vào ban đêm lúc chúng ta đi ngủ nhịp tim sẽ chậm đi để tim có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong tim của mỗi người thường chỉ có cuy nhất một nút phát nhịp cho tim gọi là nút xoang, do đó nhịp tim bình thường được gọi là nhịp xoang.

Nhịp tim của chú Tuân khoảng 43 lần/phút khi ngủ vào ban đêm có thể là bình thường nếu nhịp đó là nhịp xoang và không đi kèm bất cứ rối loạn nhịp hoặc dẫn truyền nhịp nào khác trong tim. Tuy nhiên để biết được nhịp tim bình thường hoặc do tình trạng bệnh lý về nhịp, chú Tuân nên khám tim mạch và có thể gắn máy theo dõi điện tim trong 24 giờ (gọi là Holter điện tim 24 giờ).

Việc khám sức khỏe tổng quát là cần thiết hằng năm, đặc biệt khi chú Tuân có những triệu chứng nghi ngờ về bệnh lý tim mạch như ran ngực, nặng ngực, khó thở, hồi hộp, hụt hơi, giảm khả năng gắng sức.

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là 2 chỉ số cơ bản được dùng làm căn cứ cơ bản để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người. Những chỉ số này luôn có sự thay đổi nhất định tùy theo thời điểm và nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ số có sự lên xuống quá nhiều sẽ là cảnh báo bất thường về bệnh lý và sức khỏe.


28/10/2022 | Những điều cần biết về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi
23/08/2022 | Khi nhịp tim nhanh nên ăn gì để nhịp tim ổn định trở lại
01/07/2022 | Rối loạn nhịp tim là gì và có nguy hiểm không?

1. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim chuẩn

Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra con số chuẩn về mức bình thường của chỉ số đo huyết áp và nhịp tim ở người khỏe mạnh. Đây chính là mức chuẩn dùng để làm căn cứ đánh giá sức khỏe và thể trạng của một người bình thường hay có bệnh lý hay sự bất thường trong cơ thể:

Chỉ số huyết áp bình thường

Huyết áp ở mỗi người không giống nhau và khác nhau ở thời điểm đo, độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp chuẩn vẫn được tính trong khoảng mức nhất định. Đó là: 

  • Huyết áp tâm thu: từ 90-140 mmHg; 

  • Huyết áp tâm trương: từ 60-90 mmHg.

Chỉ số huyết áp dao động trong giới hạn này được coi là bình thường. Nếu huyết áp dưới ngưỡng hoặc vượt ngưỡng trên sẽ là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường về sức khỏe. 

Nhịp tim dưới bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bình thường ở người khỏe mạnh được tính ở mức nhất định

Chỉ số nhịp tim bình thường

Nhịp tim được tính là số lần tim co bóp (đập) trong khoảng thời gian 1 phút. Ở người khỏe mạnh bình thường thì nhịp tim ở các thời điểm khác nhau cũng có sự thay đổi và khác biệt nhất định. Khi ở trạng thái nghỉ ngơi hay thư giãn thì nhịp tim thường thấp hơn và ngược lại, nếu vận động mạnh thì nhịp tim sẽ nhanh hơn. Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường có sư liên quan mật thiết đến nhau.

Nhịp tim bình thường được tính ở mức chuẩn là từ 60 - 90 lần/phút đối với người trưởng thành khỏe mạnh. Nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 100 - 160 lần/phút, trẻ 1 tuổi khoảng 80 - 130 lần/phút, trẻ 6 tuổi là khoảng 70 - 110 lần/phút. Ngoài con số này, tất cả các chỉ số nhịp tim có sự chênh lệch quá lớn so với mức chuẩn đều là những dấu hiệu cảnh báo bất thường mà chúng ta không nên chủ quan. 

2. Những vấn đề liên quan đến chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Thông qua chỉ số đo huyết áp và nhịp tim, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe của một người. Huyết áp và nhịp tim thường gặp phải những vấn đề sau: 

Các vấn đề về huyết áp

Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương <60mmHg. Chỉ số huyết áp sẽ gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí ngất xỉu, buồn nôn và nôn. Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do bệnh lý về tim mạch, mang thai, trọng thương hay thiếu dinh dưỡng. 

Cao huyết áp: là tình trạng chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường cho phép. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và những người có bệnh nền. Đây được cho là căn bệnh có khả năng “giết người thầm lặng” bởi những bộc phát về tăng huyết áp có thể gây tai biến, đột quỵ, tỷ lệ tử vong cao. 

Nhịp tim dưới bao nhiêu là nguy hiểm?

Có nhiều bệnh lý liên quan đến huyết áp

Các bệnh lý về tim mạch, nhịp tim

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim thường có sự liên quan mật thiết đến nhau. Nếu huyết áp tăng hoặc giảm cũng thường dẫn đến nhịp tim bất thường. Các bệnh lý về huyết áp cũng kéo theo bệnh lý về tim mạch. Chỉ số của nhịp tim sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chỉ số này thường gặp phải những vấn đề như: 

- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều, tần số nhịp tim thay đổi nhanh hoặc chậm không ổn định. 

- Nhịp tim chậm: Tim đập chậm <60 nhịp/ phút. Dẫn tới hậu quả là mệt mỏi, khó thở, ngất xỉu,…

- Nhịp tim nhanh: Tim đập nhanh hơn mức bình thường dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực.

Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nhịp tim thường là do người bệnh bị rối loạn dẫn truyền do một số bất thường cấu trúc của tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bị đái tháo đường, mắc bệnh tim bẩm sinh, cường giáp,… hoặc một số nguyên nhân khác. 

Nhịp tim dưới bao nhiêu là nguy hiểm?

Các bệnh lý về tim mạch luôn là vấn đề phải quan tâm ở người cao tuổi

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp và nhịp tim

Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim luôn có sự liên quan rất mật thiết với nhau. Cả hai chỉ số này luôn có sự thay đổi nhất định đối với mỗi người chứ không cố định ở một mức độ nào đó. Các chỉ số này đều bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cả bên trong và bên ngoài như: 

Do bệnh lý

Những người có bệnh nên luôn có chỉ số huyết áp và nhịp tim không ổn định. Thường là huyết áp cao và rối loạn nhịp tim. Tùy theo tình trạng của bệnh mà chỉ số huyết áp và nhịp tim có sự thay đổi khác nhau. Nếu bệnh nhân có huyết áp không ổn định thì thường nhịp tim cũng sẽ không đạt ở mức chuẩn. 

Do thể trạng cơ thể

Những người thừa cân, béo phì thường sẽ có chỉ số đo huyết áp và nhịp tim cao hơn mức bình thường. Và ngược lại, những người gầy gò, ốm yếu, xanh xao luôn có huyết áp thấp hơn. Đây đều là những thể trạng không đảm bảo về sức khỏe và cần được cải thiện. 

Do thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số huyết áp và nhịp tim. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, uống rượu, bia đều có huyết áp đo được cao hơn mức bình thường. Chỉ số nhịp tim vì thế cũng cao hơn mức chuẩn. 

Nhịp tim dưới bao nhiêu là nguy hiểm?

Thói quen sinh hoạt thường ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số huyết áp và nhịp tim

Do lối sống

Việc duy trì thói quen thể dục thể thao đều đặn, ăn uống lành mạnh luôn là yếu tố hàng đầu giúp ổn định chỉ số huyết áp và nhịp tim trong cơ thể. Đây cũng chính là giải pháp tốt để mỗi người tự biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Có thể thấy, chỉ số đo huyết áp và nhịp tim là cơ sở hàng đầu để đánh giá sức khỏe một người có đảm bảo khỏe mạnh bình thường hay không. Những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch nên thường xuyên theo dõi các chỉ số này để có giải pháp phòng ngừa bệnh tật hay xử lý nhanh những trường hợp khẩn cấp, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra. 

Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe tim mạch, huyết áp, các bạn hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp miễn phí.  

Nhịp tim như thế nào là nguy hiểm?

Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim cao trên 100 nhịp/phút, đây là một tình trạng khá nguy hiểm. Lúc này bạn cần đến trung tâm y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Nhịp tim thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

Share: Bình thường, nhịp tim của cơ thể giao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút. Nhịp tim chậm là khi tim đập dưới 60 nhịp mỗi phút. Nhịp tim chậm có thể là một vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe nếu tim không bơm đủ máu giàu oxy cho cơ thể.

Nhịp tim bao nhiêu là phù hợp?

Nhịp tim bình thường của một người khỏe mạnh thường trong khoảng 60 – 100 lần/phút khi nghỉ ngơi. Khi vận động mạch, lo lắng, kích thích nhịp tim sẽ xu hướng tăng >100 lần/phút. Vào buổi tối khi ngủ, nhịp tim thường có thể chậm lại <60 lần/phút.

Nhịp tim chậm không đặc hiệu là gì?

Nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện của tim, nghĩa là vị trí phát xung điện tự nhiên của tim - nút xoang (sinoatrial node - SA), hoạt động không bình thường, hoặc con đường dẫn truyền xung điện trong tim vì một nguyên nhân nào đó bị thương tổn, không còn nguyên vẹn.