Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ la gì

Hiện nay, cuộc sống con người phụ thuộc khá nhiều vào khoa học công nghệ không những trong hoạt động chuyên ngành mà còn trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, bạn có hiểu rõ khoa học công nghệ là gì?, vai trò của khoa học công nghệ trong đời sống hiện nay được thể hiện như thế nào? không,……Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin thú vị về lĩnh vực này thông qua bài viết dưới đây.

Khoa học công nghệ là cách gọi tắt của cụm từ “khoa học và công nghệ”, trong đó Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy, Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Luật Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2013 cũng đưa ra định nghĩa về hoạt động khoa học và công nghệ như sau: “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.”

Khoa học công nghệ bao gồm những hoạt động nào?

Để giúp Quý vị nhận diện hoạt động khoa học công nghệ trên thực tế, ngoài việc giải đáp khoa học công nghệ là gì? Chúng tôi sẽ làm liệt kê một số hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ.

Những hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ được quy định tại Điều 3 Luật Khoa học công nghệ 2013 gồm:

– Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

+ Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

VD: Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đánh giá độ bền và độ bền mỏi kết cấu bộ phận chạy đầu máy, toa xe sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam”- Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2012-04-07.

– Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.

VD: Phát triển công nghệ sản xuất tàu, thuyền dựa trên định luật Ác-si-mét. Theo đó, Các nhà thiết kế đã áp dụng lực đẩy acsimet như sau: Họ sẽ tạo ra các khoảng trống lớn để giúp tăng thể tích cho tàu, qua đó sẽ khiến tàu thuyền di chuyển dễ dàng trên bề mặt nước

– Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.

VD: Sau khi nghiên cứu thành công vắc xin chống Covid 19,các nhà khoa học Nga đã tiến hành thử nghiệm vắc xin trên chuột bạch và người.

– Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

VD: Khi có kết quả thử nghiệm trên chuột và người, nhận thấy tỉ lệ thành công cao, nước Nga đã tiến hành sản xuất vắc xin chống Covid 19 trên thực tiễn.

– Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Khoa học công nghệ có vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Không thể phủ nhận, khoa học công nghệ đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người hiện nay.

– KHCN giúp tạo ra các công cụ sản xuất, phương pháp sản xuất mới, từ đó nâng cao năng suất lao động của con người, mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

– KHCN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

– KHCN làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường.

– KHCN là công cụ mạnh trong việc phát triển con người.

VD:

+ Trong lĩnh vực y tế, các loại thuốc, vắc xin, thiết bị y tế,… ngày càng được cải tiến với chất lượng tốt hơn giúp nâng cao sức khỏe của con người.

+Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ đã trang bị cho con người những tri thức, kinh nghiệm quan trọng, giúp con người nhanh chóng thích nghi, tìm tòi và khám phá những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả các thông tin cần thiết về khoa học công nghệ là gì? Và vai trò của nó trong đời sống hiện nay. Khi có nội dung thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557.

Tổ chức khoa học và công nghệ là gì? Pháp luật quy định việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ như thế nào? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

Tổ chức khoa học và công nghệ là gì?

Khoản 11 Điều 3 Luật khoa học và công nghệ 2013 [LKH&CN] quy định Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hình thức và phân loại tổ chức khoa học và công nghệ

Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ

Khoản 1 Điều 9 LKH&CN quy định Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

– Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

– Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;

– Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Phân loại tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ được phân loại như sau:

– Theo thẩm quyền thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ gồm các loại sau:

+ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ;

+ Toà án nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Tòa án nhân dân tối cao;

+ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của địa phương theo thẩm quyền;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và điều lệ;

+ Doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ của mình.

– Theo chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ;

– Theo hình thức sở hữu, tổ chức khoa học và công nghệ gồm tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.

Điều kiện thành lập, đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi có đủ điều kiện sau đây:

– Có điều lệ tổ chức và hoạt động, mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;

– Nhân lực khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu, phương hướng và điều lệ tổ chức và hoạt động.

Ngoài ra, việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ và ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân cấp của Chính phủ.

Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng liên ngành để thẩm định.

Việc thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam;

– Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;

– Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.

Tổ chức khoa học và công nghệ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

Trên đây là nội dung Tổ chức khoa học và công nghệ là gì? theo quy định hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Video liên quan

Chủ Đề