25 tỉnh thành cho học sinh đi học lại

Theo đó, hiện có 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tổ chức dạy học trực tiếp, gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Hoà Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên bái, Hà Tĩnh, Khánh Hoà, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn.

Có 15 tỉnh, thành kết hợp cả dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Hải Dương, Bình Định, Quảng Trị, Đắk Nông.

Số còn lại [25 tỉnh, thành khác] chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

 

Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các trường học.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp, đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục, ưu tiên tiêm đủ liều vắc xin cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Ngoài ra, căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn, các địa phương sẽ quyết định tổ chức dạy học trực tiếp đối với từng cấp học sao cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường, đồng thời cần có những biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định.

Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1, 2 [nguy cơ thấp và trung bình], tổ chức dạy trực tiếp, củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 [nguy cơ cao], tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ vào điều kiện thực tế, địa phương sẽ quyết định kế hoạch dạy học cho từng khối lớp. Với cấp phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp lớp 1, 2, 6, 9 và 12, đảm bảo giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và an toàn trong công tác phòng chống dịch.

Đối với địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 [nguy cơ rất cao], căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học.

Với cấp mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp, đồng thời phối hợp với phụ huynh hướng dẫn học sinh sử dụng an toàn các thiết bị phục vụ học trực tuyến, có phương án chuyển tài liệu đến học sinh còn thiếu thiết bị học trực tuyến, học qua truyền hình.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo ngành giáo dục phối hợp với ngành Y tế tổ chức tiêm vắc xin phòng dịch cho học sinh, sinh viên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thanh Hùng

UBND TP Hà Nội đồng ý cho học sinh lớp 5, 6, 9, 10, 12 thuộc 18 huyện, thị ngoại thành đi học trực tiếp từ 8/11. 

Đối với các địa bàn có nguy cơ thấp và trung bình, Bộ GD-ĐT đề nghị các tỉnh, thành phố cho phép tổ chức dạy học trực tiếp, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án chuyển sang các hình thức khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Nếu theo đề nghị của Bộ GD-ĐT thì các trường học ở khu vực thuộc cấp độ 1 và 2 có thể dạy học trực tiếp hoàn toàn. Dù vậy, không phải 'vùng xanh' hay 'vùng vàng' nào cũng sẵn sàng cho học sinh trở lại trường.

Bảng thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, trên cả nước đang tồn tại các loại hình dạy học khác nhau: có nơi dạy học trực tiếp hoàn toàn do dịch Covid-19 được kiểm soát tốt; có nơi kết hợp cả 3 loại hình là dạy học trực tiếp, trực tuyến và dạy học qua truyền hình; nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội và TP.HCM, chỉ dạy học trực tuyến là chủ yếu và kết hợp dạy học qua truyền hình.

Cụ thể, 25 tỉnh, thành toàn bộ học sinh may mắn được đến trường học trực tiếp gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Tất cả học sinh Thái Bình may mắn được đến trường

SỞ GD-ĐT THÁI BÌNH

Có 14 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thừa Thiên - Huế.

Còn lại 24 tỉnh, thành tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh và TP.HCM.

Thống kê tình hình dạy học ở các địa phương tính đến ngày 19.9 của Bộ GD-ĐT

Linh động xây dựng kế hoạch dạy học ứng phó với dịch bệnh 

Trong tuần trước, Bộ GD-ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch Covid-19 từ lớp 1 đến lớp 12. Theo đó, có nhiều nội dung được tinh giản, không bắt buộc học sinh phải thực hiện và không kiểm tra, đánh giá nhằm giảm áp lực cho học sinh và các nhà trường.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mới đây cũng đã có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch Covid-19.

Theo đó, đối với địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và không tổ chức dạy học trực tiếp tại trường, triển khai tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trên truyền hình các nội dung lý thuyết, hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả sách giáo khoa để học tập.

Đối với lớp 1, lớp 2, ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này, khi học sinh đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ.

Bắc Ninh là một trong những tỉnh kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến theo khối lớp, trong đó ưu tiên học sinh lớp 1 đến trường

B.N

Đối với lớp 3 đến lớp 12, tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo, dạy học trên truyền hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp. Hướng dẫn tổ chức tiết học, giờ học trực tuyến không kéo dài thời gian như học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, tivi.

Đối với các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đề nghị cần tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp, nhất là các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lý thuyết đã học trực tuyến, học trên truyền hình, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Ghi nhận cho thấy các địa phương đang tổ chức dạy học trực tiếp, tùy vào điều kiện thực tế đã cố gắng tận dụng tối đa thời gian học sinh được đến trường, nhiều nơi tăng ca, tổ chức dạy học cả vào ngày nghỉ cuối tuần để tận dụng tối đa "thời gian vàng" dạy học trực tiếp.

Tin liên quan

Nhiều học sinh mong chờ ngày được trở lại trường để tham gia những hoạt động trực tiếp - Ảnh: VĨNH HÀ

Trong khi tỉnh Bắc Ninh vừa có quyết định cho 100% học sinh các cấp trở lại trường, chấm dứt những tuần học trực tuyến và qua truyền hình thì tỉnh Hà Nam cũng vừa có quyết định cho học sinh tạm ngừng đến trường, chuyển sang dạy học trực tuyến, qua truyền hình từ ngày 27-9 do có ổ dịch mới bùng phát, đã lây nhiễm cho 41 giáo viên, học sinh.

Bộ GD-ĐT xác định năm học 2021-2022 sẽ là năm học phải thích ứng và linh hoạt chuyển trạng thái như vậy để ứng phó với dịch COVID-19, hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Tính đến ngày 28-9, có 25 tỉnh, thành đã cho phép 100% học sinh các cấp đến trường, gồm: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên,Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Bắc Ninh.

Hiện tại có 13 tỉnh, thành đang áp dụng cả hình thức dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến và qua truyền hình gồm: Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau.

Đây là những địa phương thực hiện phương án cho học sinh ở "vùng xanh" đi học tại trường, những học sinh ở vùng chưa an toàn tiếp tục học trực tuyến, qua truyền hình.

Có 25 tỉnh, thành hiện vẫn cho học sinh các cấp học trực tuyến, học qua truyền hình gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Tây Ninh, Phú Yên, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Nội, Hưng Yên và Hà Nam.

Trong số các địa phương vẫn cho học sinh ngưng đến trường, học từ xa, chủ yếu là các tỉnh, thành khu vực phía Nam, Nam Trung Bộ, 3 thành phố lớn là TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội - nơi dịch bệnh vẫn đang phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao. 

Tuy nhiên, Hưng Yên là địa phương phía Bắc có số ca lây nhiễm rải rác, nhưng chính quyền cấp tỉnh vẫn thận trọng chưa "chớp lấy thời gian vàng" để cho học sinh trở lại trường.

Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, các địa phương cần tranh thủ tối đa thời gian vàng khi dịch bệnh kiểm soát được để dạy học trực tiếp. Trước đó, bộ cũng ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ở các cấp, xác định nội dung cốt lõi để các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trong tình huống luôn phải linh hoạt, sẵn sàng chuyển hình thức dạy học.

Thêm 51 ca nhiễm, Hà Nam tiếp tục cho học sinh nghỉ học

VĨNH HÀ

Video liên quan

Chủ Đề