Nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường

Moitruong.net.vn

– Theo Quy hoạch điện VII Điều chỉnh [QHĐ VII Điều chỉnh], đến năm 2030 nhiệt điện than sẽ chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Lượng than dự báo cần tiêu thụ cho điện là 120 triệu tấn mỗi năm, trong đó khoảng hơn 80 triệu tấn phải nhập khẩu. Hướng đi này sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho an ninh năng lượng quốc gia và sức khỏe của người dân.

Ô nhiễm không khí

Các nhà máy nhiệt điện than là nguồn phát thải lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng và là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản xuất điện than từ khai thác, chế biến, vận chuyển, đốt và xử lý tro xỉ đều thải ra các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm các loại bụi, khí độc [SO2, NOx, CO …] và các loại khí nhà kính [CO2, CH4 …]. Bảng dưới đây cho biết hiện trạng tỷ lệ các chất gây ô nhiễm không khí từ nhiệt điện than:

Trong các chất gây ô nhiễm, hạt mịn PM2.5 là loại bụi không thể nhìn bằng mắt thường nhưng lại có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lớn nhất. Mức độ ô nhiễm PM2.5 do nhiệt điện than gây ra được cảnh báo ở mức độ nghiêm trọng vào năm 2030.

Nhà máy nhiệt điện duyên hải

Ô nhiễm nguồn nước

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng dân số, việc cân đối phát triển và kiểm soát an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và an ninh năng lượng sẽ là những thách thức cần giải quyết cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Thách thức về an ninh nguồn nước trong bối cảnh phát triển nhiệt điện than và biến đổi khí hậu. Trong quá trình khai thác than, một lượng lớn nước ngầm sẽ bị hút khỏi lòng đất để có thể tiếp cận đến các mỏ than, ngoài ra nước còn được dùng để tưới giảm nhiệt nhằm giảm nguy cơ cháy hay nổ từ quá trình khai thác than. Điều này ảnh hưởng đặc điểm địa chất thủy văn vùng khai thác, làm hạ và giảm áp mực nước ngầm, hút cạn các giếng nước của người dân địa phương và ảnh hưởng đến các con sông trong khu vực.

Theo tính toán của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, để sản xuất 1 tấn than cần bóc tách 8-10m3 đất, thải ra từ 1-3m3 nước thải mỏ. Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường 182,6 triệu m3 đất đá thải, khoảng 70 triệu m3 nước thải mỏ, dẫn đến một số vùng của tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả…

Mặt khác, rò rỉ axít là một trong những tác động nghiêm trọng nhất của hoạt động khai thác than, đặc biệt là vào mùa khô cạn. Khi nước tiếp xúc với những khối đá lộ thiên sau quá trình khai thác, những kim loại nặng trong tự nhiên như nhôm, thạch tín và thủy ngân sẽ phát tán ra môi trường. Axít rò rỉ từ các mỏ khai thác sẽ làm nhiễm độc cả hệ thống nước ngầm và nước mặt, phá hủy hệ sinh thái thủy sinh cũng như nguồn nước uống và nước dùng cho nông nghiệp của các cộng đồng lân cận. Những tác động này sẽ kéo dài ngay cả khi mỏ không còn được khai thác nữa và có thể tồn tại mãi mãi.

Ảnh minh họa

Việt Nam có khoảng 200 mỏ than với tổng trữ lượng gần 8 tỷ tấn, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh. Hàng năm, từ 15 đến 20 triệu tấn than được khai thác ở tỉnh này. Khi bề mặt than bị lộ ra môi trường, pyrit tiếp xúc với nước và không khí và tạo thành axit sunfuric [H2SO4]. Nước chảy từ các mỏ than mang theo H2SO4 vào các dòng sông và gây ra tình trạng nhiễm axit của các dòng sông. Dòng chảy axit mỏ vẫn tiếp tục được hình thành ngay cả sau khi các mỏ ngừng hoạt động.

Nghiên cứu tại mỏ than Lô Trí ở Quảng Ninh của Trung tâm Sáng tạo Xanh đã chỉ ra nguy cơ bị nhiễm axit cao của các con suối xung quanh khu mỏ than trong mùa khô. Nước thải từ khai thác than ngoài nhiễm axít, còn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn thủy vực do chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao [SS], các ion kim loại như Fe, Zn, Mn,… các chất ô nhiễm độc hại khá cao như Dioxins và các kim loại nặng nguy hiểm như Cd, Pb, Hg, As,…Sau khi được khai thác lên, than được rửa với nước và các hóa chất khác để loại bỏ các tạp chất như lưu huỳnh, xỉ và đất đá. Quá trình này cũng tiêu tốn một lượng nước tương đối lớn. Cơ quan Năng lượng Hoa Kỳ ước tính rằng hoạt động khai thác than và rửa than tại quốc gia này tiêu tốn từ 260-980 triệu lít nước mỗi ngày. Lượng nước này có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cơ bản của 5-20 triệu người [định mức mỗi người sử dụng 40-60 lít nước mỗi ngày cho vùng nông thôn].

Hoạt động sản xuất điện than yêu cầu một lượng nước rất lớn cho quá trình làm mát. Các nhà máy điện than hoạt động dựa trên nguyên tắc than được đốt để đun sôi nước và tạo ra hơi nước. Hơi nước được dùng để quay tua-bin chạy máy phát và tạo ra điện. Sau đó các hệ thống làm mát làm nguội hơi nước và chuyển chúng lại thành nước. Trung bình cứ mỗi 3,5 phút, một nhà máy nhiệt điện than 500 MW sẽ hút lên một lượng nước đủ chứa trong một bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Một nhà máy điện than điển hình với công suất 1200 MW trung bình tiêu thụ khoảng 4,7 triệu m3 nước/ngày đêm cho hoạt động làm mát, gấp khoảng 4 lần nhu cầu tiêu thụ nước của thành phố Hà Nội vào năm 2020.

Ô nhiễm từ các kim loại nặng và các độc tố khác

Các chất thải của quá trình sản xuất điện than như bùn than, tro xỉ chứa nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, niken, thiếc, cadmium, antimon, asen cũng như các đồng vị phóng xạ của thori và strontium. Những chất này có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Một khi các chất độc này xâm nhập vào hệ sinh thái sông, chúng có thể đi vào chuỗi thức ăn và tích lũy trong các sinh vật sống, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh, cũng như đe dọa tính mạng con người.

Phần lớn người dân sống gần các nhà máy nhiệt điện than cho rằng nhiệt điện than góp phần đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước tại địa phương họ.

Những vấn đề ô nhiễm môi trường do nhiệt điện than gây ra tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh không lây nhiễm như đột quỵ, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm đường hô hấp dưới và ung thư phổi. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Theo một nghiên cứu của đại học Harvard [2015], nhiệt điện than gây ra 4.300 ca chết yểu ở Việt Nam vào năm 2011 và dự báo con số này sẽ tăng lên 21.100 vào năm 2030 nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện than trong QHĐ VII được xây dựng.

Hà Thu

Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Các cơ quan chuyên môn trong nước đã nghiên cứu và đưa ra nhiều cảnh báo về khả năng phát thải khí nhà kính rất cao từ các nhà máy nhiệt điện. Việt Nam đã tham gia công ước khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu với mục tiêu cắt giảm khí nhà kính và giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 20C trong thập kỷ tới.

Ô nhiễm môi trường do nhiệt điện than

 Theo phân tích và đánh giá thì các nhà máy nhiệt điện đều gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường.  

Trong quá trình vận hành, các nhà máy nhiệt điện sản sinh khí thải lò hơi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển, ô nhiễm không khí từ quá trình bốc xếp nguyên vật liệu và từ các nguồn khác. Khí thải của nhà máy nhiệt điện có chứa các chất ô nhiễm có nồng độ cao như bụi [có thể gây kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi, tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa], SO2 [có thể nhiễm độc qua da, giảm dự trữ lượng kiềm trong máu; tạo mưa axít, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng; tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa; ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn], CO [làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành cacboxyhemoglobin], CO2 [gây rối loạn hô hấp phổi, hiệu ứng nhà kính, tác hại đến hệ sinh thái], tổng hydrocarbon [có thể gây nhiễm độc cấp tính như suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan và có khi gây tử vong]… Qua đó cho thấy, việc phát tán khí thải sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực dự án, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hệ sinh thái.

Do các chất gây phát thải ra môi trường với d nên hệ sinh thái cũng chịu nhiều tác động khác nhau. Đối với hệ sinh thái dưới nước, các nguồn nước thải từ nhà máy nhiệt điện làm chất lượng nguồn nước xấu đi, ảnh hưởng tới sự sống của hầu hết các loài thủy sinh và thậm chí gây cạn kiệt một số loài có giá trị kinh tế, chẳng hạn tôm, cá.

Nhiều kim loại nặng thoát ra trong quá trình đốt than cũng là các chất độc hại với môi trường và hệ sinh thái gồm chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín cũng như các đồng vị phóng xạ. Nghiên cứu này cho biết khoảng 200.000 trẻ em sinh ra mỗi năm EU bị phơi nhiễm các mức hàm lượng thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm thần và hệ thần kinh của chúng.

>>> Xem thêm: Ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng như thế nào đến thế giới Một nhà máy nhiệt điện than hoạt động với công suất 500MW sẽ sản sinh ra gần 85kg thủy ngân mỗi năm. Chỉ cần một thìa cà phê thủy ngân đổ xuống một hồ rộng 10 ha cũng đủ khiến cá trong hồ này trở nên không an toàn cho tiêu thụ. Chì và cadmium cũng là các kim loại độc hại có thể tích lũy trong các mô của động vật và con người, dẫn đến não bộ chậm phát triển, gây rối loạn và gây tổn hại hệ thần kinh, có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.

Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW cũng sẽ sản sinh ra 225 pound [hơn 100kg] thạch tính mỗi năm. Những người uống nước có 50 phần tỉ là thạch tín có nguy cơ phát triển bệnh ung thư cao hơn.

Tiếng ồn và độ rung cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí khá nghiêm trọng, trước hết ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động trực tiếp, sau đó tới khu vực lân cận. Độ rung ảnh hưởng quan trọng tới năng lực và độ chính xác trong tác nghiệp lao động, giảm thị lực và thính giác, dễ gây ra sự cố tai nạn lao động. Trong quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện, tiếng ồn, rung động phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị như hệ thống máy bơm và mô tơ điện, các phương tiện giao thông vận tải …

Ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện than
 

Các vi hạt rắn tỏa ra từ nhà máy nhiệt điện than ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Nguồn của vi hạt chủ yếu là từ tro bay, tức bụi thải thoát ra từ quá trình đốt than đá. Tro bay là loại vật chất không thể đốt chất. Ngoài ra các hạt này còn gây ra dị ứng và tắc nghẽn ở các đường dẫn khí của phổi ở những người hít phải chúng, dẫn đến các bệnh hen suyễn và viêm phế quản mãn tính. Cứ mỗi bốn tấn than được đốt lại sản sinh ra một tấn tro bay. Các nghiên cứu ước tính một tấn tro bay có thể bay trong trên phạm vi 150.000km2. Tro bay có thể bay với tốc độ 40-50km nếu thuận chiều gió. Sau lắng xuống, nó sẽ gây thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước và không khí trầm trọng cũng như các bệnh ở cây trồng, động vật và cả con người.

Bên cạnh đó, nhà máy nhiệt điện sử dụng khối lượng lớn nước làm mát. Sau khi sử dụng, nhiệt độ nước sẽ tăng lên nên khi thải ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước. Đặc biệt, nước thải từ quá trình tái sinh các hạt nhựa trao đổi ion có chứa axít hoặc xút. Loại nước thải này nếu không được xử lý sẽ làm thay đổi tính chất hóa lý của vùng nước tiếp nhận và gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật tại khu vực thải.

Phương pháp hấp thụ: Đây là một phương pháp rất quan trọng trong quá trình xử lý khí thải nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện than. Dựa trên sự tương tác của chất hấp thụ và chất bị hấp thụ. Cả 2 quá trình này đều xảy ra trong tháp hấp thụ. Khi xây dựng tháp, chúng ta cần phải tính toàn và thiết kế hệ thống dựa trên các thông số kỹ thuật như: Chiều cao, đường kính, kích thước đệm, dung dịch hấp thụ và hiệu suất xử lý của tháp.

>>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường tại tp.hcm

Xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường

Khí thải từ nhà máy sau khi đi qua khỏi bộ trao đổi nhiệt thì nhiệt độ vẫn còn rất cao nên phải hạ nhiệt độ xuống trước khi đưa khí vào bồn lắng tĩnh điện, mục đích nhằm giảm lưu lượng khí thải vào thiết bị. Từ đó giảm được kích thước của đường ống và thiết bị xử lý.

Dòng khí mang NOx đi vào thiết bị xúc tác chọn lọc với chất khử được sử dụng là amniac và xúc tác là V2O5 và sữa vôi hấp thụ SOx  trong thành phần khí thải tạo thành thạch cao, đồng thời giải nhiệt cho dòng khí. Sau đó hút ẩm sinh ra từ quá trình hấp thụ và tiếp tục cho dòng khí đi qua quạt li tâm rồi theo quạt hút ra ngoài.

Than đá với khả năng gây ô nhiễm bầu khí quyển bằng phát thải khí nhà kính và tác động đến sức khỏe con người bằng phóng xạ tích tụ trong tro xỉ than, rõ ràng, là loại nhiên liệu độc hại. Nhưng với sự dồi dào trữ lượng nguồn nhiên liệu cho nền công nghệ điện năng của nhiều quốc gia, nên bài toán đặt ra không phải là cấm hay không cấm nguồn nhiệt điện than đá mà chính là bài toán giảm phát thải khí nhà kính và xử lý đồng thời việc bảo quản tốt kho chứa khối xỉ tro bụi sau khi dùng. Đây không chỉ là vấn đề của các nước, của thế giới. 

Đó là vấn đề của cả các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam và Việt Nam của chúng ta. Do đó, các cơ quan liên quan cần sớm ban hành quy định về điều kiện của doanh nghiệp trong tiếp nhận, xử lý chất thải rắn thông thường theo quy định.

Tags: o nhiem moi truong tu nha may nhiet dien than, hau qua do o nghiem moi truong tu nha may dien, khac phuc o nhiem moi truong tu nha may dien

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề