Chủ nhà 8b lê trực là ai

Tòa nhà 8B, Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình
“Nút thắt” được tháo gỡ

Cùng với nhiều dấu ấn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phòng chống dịch bệnh, phục hồi tăng trưởng kinh tế, trong năm 2020, Hà Nội đã đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông lớn, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.

Trong bối cảnh khối lượng công việc phát sinh rất lớn nhưng lãnh đạo Thành phố vẫn chỉ đạo, tập trung giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc, kéo dài nhiều năm.

Trong số này, công trình 8B Lê Trực là một điển hình trong vi phạm trật tự xây dựng và cũng là vấn đề tồn đọng kéo dài, không chỉ của những người đã nộp tiền mua nhà tại đây mà còn của dư luận khi chứng kiến sự lúng túng trong cưỡng chế, xử lý sai phạm.

Do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, chủ đầu tư là Công ty cổ phần May Lê Trực đã xây dựng công trình vượt 1 tầng; tăng 15,89 m chiều cao; sai về khoảng lùi, khoảng giật cấp, dẫn đến tăng diện tích sàn xây dựng lên tới gần 7.000 m2.

Việc vi phạm diễn ra từ năm 2012 nhưng phải đến cuối năm 2016, mới thực hiện xong cưỡng chế giai đoạn 1, phá dỡ được tầng 19 và tầng tum thang của công trình. Giai đoạn 2 với yêu cầu phá dỡ tầng 18 do vi phạm chiều cao theo giấy phép xây dựng nhưng qua gần 4 năm, tức là tới thời  điểm đầu năm 2020, công việc vẫn giậm chân tại chỗ, dù Thủ tướng Chính phủ nhiều lần có văn bản chỉ đạo.

Phải đến thời điểm cuối quý I/2020, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, tinh thần vào cuộc trách nhiệm của các sở, ngành chức năng và quận Ba Đình, những nút thắt mới được tháo gỡ. Và chỉ sau gần 5 tháng triển khai, từ tháng 4/2020 đến ngày 5/10/2020, việc tháo dỡ, phá dỡ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực đã hoàn thành.

Chủ tịch UBND phường Điện Biên [quận Ba Đình] Nguyễn Chí Trung cho biết: “Chúng tôi thực hiện tháo dỡ công trình theo từng bước. Trước hết là thông báo với chủ đầu tư việc tiếp tục xử lý công trình sai phạm theo Quyết định cưỡng chế số 32/QĐ-UBND của UBND quận Ba Đình, đồng thời thông báo cho nhân dân trên địa bàn phường, những người dân mua nhà tại đây nắm rõ phương án làm việc”.

Trong suốt quá trình xử lý, việc bảo đảm an toàn về trật tự đô thị, an toàn về công trình, tài sản của chủ đầu tư 8B Lê Trực cũng như cán bộ tham gia cưỡng chế được bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Sau khi hoàn tất xử lý phần vi phạm, hiện công trình 8B Lê Trực còn 17 tầng và tum thang, chiều cao đến mặt mái tầng 17 là 58,5 m.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, ngày 9/12/2020, UBND quận Ba Đình đã cùng Công ty cổ phần May Lê Trực kiểm tra hiện trạng và tổ chức bàn giao mặt bằng công trình để chủ đầu tư thực hiện chỉnh trang, bảo đảm mỹ quan, kiến trúc đô thị, hoàn thiện phần mái thành dàn hoa, bồn cây và chỉ được phép sử dụng vào các mục đích sử dụng chung của tòa nhà.

Việc xử lý dứt điểm vi phạm tại 8B Lê Trực không chỉ bảo đảm tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật mà còn bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, được nhân dân, ghi nhận đánh giá cao.

Ông Nguyễn Mạnh Hảo [phường Điện Biên, quận Ba Đình] chia sẻ nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Thành phố, của quận và UBND phường mà công tác phá dỡ giai đoạn 2 của công trình vi phạm 8B Lê Trực đã hoàn thành.

“Với kết quả đó, nhân dân phường Điện Biên hết sức phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp. Qua vụ việc này, chúng tôi mong muốn tất cả các vi phạm trong trật tự xây dựng cần phải được giải quyết dứt điểm, lập lại kỷ cương phép nước, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, với chính quyền”, ông Hảo nói.

Tạo chuyển biến tích cực đối với những việc tồn đọng nhiều năm

Có thể thấy, việc xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng ở 8B Lê Trực là một trong nhiều ví dụ điển hình khẳng định quyết tâm của lãnh đạo Thành phố Hà Nội nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực đối với những việc khó, tồn đọng kéo dài nhiều năm.

Một ví dụ “nóng” khác gần đây là những tồn tại, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Thống kê cho thấy, từ giữa năm 2016 đến tháng 10/2020, người dân các xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn [huyện Sóc Sơn] đã 7 lần ngăn chặn xe chở rác khiến rác thải ở các quận nội thành và một số huyện ngoại thành bị ùn ứ, gây ảnh hưởng đến môi trường và tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Chủ trì nhiều cuộc họp với các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cũng đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế, lắng nghe kiến nghị của nhân dân và làm việc với toàn thể các bộ phận liên quan.

Nhấn mạnh, người dân khu vực xử lý rác thải đã hy sinh nhiều quyền lợi cá nhân để chia sẻ với Thành phố, Bí thư Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành phải chia sẻ với người dân bằng tinh thần trách nhiệm, sự chủ động cao; vận dụng tối đa quy định của pháp luật và thẩm quyền của Thành phố, nhưng phải công khai, minh bạch và công bằng.

Từ những chỉ đạo căn cơ, triệt để, quyết liệt của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, các cấp, các ngành và huyện Sóc Sơn đã sốc lại công việc, đến nay tình hình tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn đã ổn định và đang triển khai theo đúng tiến độ.

Thùy Linh


Hai năm cưỡng chế chưa xong

Vụ lùm xùm ở công trình số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, Hà Nội xảy ra đã hơn hai năm nay nhưng cho tới giờ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Một công trình nằm ngay ở trung tâm Thủ đô - trái tim của cả nước, vậy mà suốt hai năm qua vẫn còn dang dở, chưa thể hoàn thiện để đưa vào sử dụng, gây mất mĩ quan.

Cụ thể, theo kết quả kiểm tra của liên ngành TP Hà Nội, công trình 8B Lê Trực do Công ty cổ phần May Lê Trực làm chủ đầu tư có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng đã được cấp. Cụ thể từ tầng 8 [phía đường Trần Phú kéo dài] phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái.

Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Công trình cao đến đỉnh tum thang là 53 m nếu làm đúng giấy phép. Thực tế chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m [vượt 16 m, tương đương 5 tầng]. Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.

Trước những sai phạm trên, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế “cắt ngọn” nhà 8B Lê Trực. Tháng 11/2015 TP Hà Nội bắt đầu phá dỡ phần sai phạm tại dự án này, gần một năm sau thì hoàn thành giai đoạn một.

Sau 2 năm vẫn chưa cưỡng chế xong những sai phạm tại dự án 8B Lê Trực 

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo, lãnh đạo UBND thành phố cũng đã nhận trách nhiệm trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chậm xử lý phần sai phạm tại công trình này, nhưng những lo ngại ảnh hưởng về an toàn kết cấu công trình sau phá dỡ đã khiến cho vụ việc ở 8B Lê Trực vẫn như một “món nợ” lớn.

Giai đoạn 1 của tiến trình xử lý sai phạm tại công trình 8B Lê Trực đã được Hà Nội xử lý gọn từ hơn 1 năm nay là "cắt ngọn" tầng 19 do xây dựng vượt số tầng so với Giấy phép xây dựng.

Nhưng đến thời điểm này, dù có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chuyên môn và quản lý Nhà nước chuyên ngành từ Trung ương, phương án xử lý giai đoạn 2 [xử lý phần không giật cấp] vẫn là một lời “thách đố” lớn đối với nhà chức trách.

Lý do chính dẫn đến việc chậm trễ ở giai đoạn 2 là do phải đặt yêu cầu đảm bảo an toàn lên trên hết cho toà nhà và cư dân sinh sống sau này.

Bởi vậy, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, UBND quận Ba Đình phối hợp với các cơ quan nghiên cứu của Bộ Xây dựng, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để cùng rà soát, thu thập ý kiến góp ý đa chiều với mục đích cao nhất là đảm bảo an toàn của tòa nhà.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Tập Đoàn Phương Bắc [đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ thi công “cắt ngọn” giai đoạn 1 toà nhà 8B Lê Trực] đã có văn bản góp ý với cơ quan chức năng Trung ương và thành phố. Đơn vị này bày tỏ lo lắng việc phá bỏ phần sai phạm giai đoạn 2 liên quan đến kiến trúc và kết cấu công trình sẽ rất khó khăn, phức tạp, nhất là khi phá bỏ hầu hết phần cột và dầm biên chịu lực của tòa nhà.

Nếu không có phương án hội tụ đủ các tính toán kỹ thuật, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu, độ an toàn, bền vững của tòa nhà - lãnh đạo đơn vị này khẳng định.

Tại phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội về quản lý xây dựng, đô thị [ngày 16/8], Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận trách nhiệm chậm xử lý sai phạm tại công trình này và lý giải nguyên nhân do cân nhắc an toàn cho toà nhà, cho người dân sinh sống sau này.

Trong một phiên họp Chính phủ trực tuyến có sự tham gia của lãnh đạo Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng đặt vấn đề: “Có quyết tâm đập được nhà 8B Lê Trực không hay cứ để mãi mãi như thế?”.

Thủ tướng còn đề nghị Hà Nội lấy công trình này làm điểm để chấn chỉnh kỷ cương trong trật tự xây dựng đô thị, xây dựng Thủ đô văn minh, lịch sự.

Chủ đầu tư kiện chính quyền

Trong khi các cơ quan chức năng đang tìm phương án “cắt, gọt” tòa nhà 8B Lê Trực giai đoạn 2 thì chủ đầu tư đã khởi kiện UBND quận Ba Đình. Đồng thời, chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo dừng việc phá dỡ công trình giai đoạn 2, bồi thường thiệt hại cho người mua nhà và chủ đầu tư do những quyết định hành chính "ban hành sai quy định" gây ra.

Theo một lãnh đạo của Công ty cổ phần May Lê Trực, doanh nghiệp đã khởi kiện UBND quận Ba Đình nhưng hơn 1 năm, toà thụ lý nhưng “chưa có ý kiến với doanh nghiệp”.

Thứ nhất, việc UBND Quận Ba Đình ban hành Quyết định số 2673/QĐ-UBND ngày 12/10/2015 xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng công trình tại 8B Lê Trực là không thuyết phục. Bởi lẽ, Quyết định này căn cứ vào Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD ngày 24/3/2014 do Sở Xây dựng cấp là thiếu căn cứ pháp luật, vì giấy phép này đã vi phạm khoản a Điều 101 Luật Xây dựng năm 2014, cần phải được thu hồi.

Thứ hai là việc cấp Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD. Căn cứ theo khoản 1, Điều 91, Luật Xây dựng năm 2014 về Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị quy định: “phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Đây là quy định bắt buộc, là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, qua kiểm tra hồ sơ thì công trình 8B Lê Trực chỉ có một quyết định điều chỉnh quy hoạch là Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 do Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ký điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 tại lô đất có ký hiệu L30 của Công ty cổ phần May Lê Trực với các chỉ tiêu: Cụm nhà ở chung cư cao 17 tầng, khối đế 5 tầng, có văn phòng và trung tâm thương mại, tổng cộng 20 tầng và chiều cao công trình là 69,1 m.

Thứ ba là chủ đầu tư khởi kiện phía UBND Quận Ba Đình là việc phá dỡ tầng 19 và 20 công trình 8B Lê Trực. Theo đó, căn cứ mục b, khoản 2, Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014 về phá dỡ công trình xây dựng: “Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, đảm bảo an toàn và đảm bảo môi trường”. Trên thực tế, khi tiến hành phá dỡ tầng 19 và 20 của công trình 8B Lê Trực chưa có phương án, giải pháp phá dỡ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Video liên quan

Chủ Đề