Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà

Đề bài: Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong SGK Ngữ văn, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người.

Nếu ai đó hỏi tôi, trên đời này điều gì là hạnh phúc? Tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng: hạnh phúc chính là được sống giữa tình yêu thương của mọi người.

Thật vậy, có thể sống trong của cải giàu sang sẽ mang lại cho chúng ta sự sung túc đầy đủ nhưng chưa chắc đã mua được hạnh phúc. Hạnh phúc có được khi ta sống trong tình yêu thương của mọi người, nhất là những người thân yêu. Những người trong gia đình bao giờ cũng gần gũi thương yêu nhất, đăc biệt là mẹ. Chúng ta vốn là một phần của mẹ khi mẹ còn mang nặng đẻ đau. Đối với mẹ, ta mãi mãi chỉ như đứa trẻ lên 5 lên 3 để mẹ chăm sóc dỗ dành. Hàng ngày, sống trong tình yêu của mẹ, sự quan tâm từng li từng tí của mẹ, chưa chắc chúng ta đã biết quý trọng giây phút bên mẹ và tấm lòng mẹ dành cho ta. Rồi đến một ngày kia, khi ta trưởng thành, sẽ có người coi sự quan tâm của mẹ thật phiền phức bó buộc. Vậy thì hãy nhìn những em nhỏ mất mẹ, xa mẹ phải lao vào đời tự kiếm sống để biết nâng niu từng lời dạy bảo, từng cử chỉ ân cần của mẹ. Và hãy thử đặt mình vào tâm trạng của người con gái đi lấy chồng phải xa mẹ trong câu ca dao:

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất. Xa mẹ, nỗi nhớ mẹ trào lên là lẽ tự nhiên, nhất là đối với nguời con gái. Sau này khi ta trưởng thành, dù thất bại hay thành đạt trên bước đường đời thì mẹ vẫn là người luôn ở cạnh ta động viên an ủi. Cho dù ta có là bậc vĩ nhân hay kẻ nghèo hèn, ta vẫn là con của mẹ. Mỗi con người chỉ có một mẹ. Những năm tháng được sống trong vòng tay mẹ là những năm tháng vô cùng hạnh phúc của cuộc đời mỗi con người. Hãy biết trân trọng và gìn giữ giây phút quý báu ấy để ta không phải có lúc ân hận, nuối tiếc.

Bên cạnh ông bà cha mẹ, tình cảm giữa anh chị em ruột thịt dưới một mái nhà cũng là thứ tình cảm thiêng liêng quý giá. Người xưa đã ví anh em trong gia đình như chân với tay trên một cơ thể. Có một người anh, người chị yêu thương nhường nhịn, che chở và bảo vệ ta mỗi lúc khó khăn hoạn nạn thì quả là hạnh phúc. Và cũng thật sung sướng làm sao nếu ta có một người em quan tâm, giúp đỡ khi va vấp như câu thành ngữ: Chị ngã em nâng. Còn gì vui mừng hơn khi có một người bạn là anh, là chị, là em ngay trong gia đình hiểu ta, đồng cảm với ta, cùng nhau bàn bạc nhưng vấn đề to lớn, trọng đại của gia đình, cuộc sống, niềm vui sẽ nhân đôi, nỗi buồn sẽ vơi nửa. Nếu là con một, bạn sẽ có lúc bạn phải cảm thấy ganh lị với những bạn bè có chị có em chung lưng dấu cật vì công việc chung của gia đình trong khi ta phải một mình xoay xở. Vì thế, thật dáng thương và dáng trách cho những kẻ đang có trong tay thứ tình cảm quý báu đó mà không biết trân trọng, giữ gìn. Chân tay cũng có lúc va chạm huống chi anh chị em cũng phải có lúc này lúc khác. Song đó chỉ là nhất thời, không nên vì thế mà làm sứt mẻ, rạn vỡ tình anh em. Có anh, có em đã là một hạnh phúc. Anh em hòa thuận, yêu thương, đùm bọc, che trở lẫn nhau lại càng là niềm hạnh phúc của cả gia đình. Xứng đáng với vai trò ngưòi anh, người em trong gia đình đó là tự xây dựng hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ngoài tình cảm gia đình, sống trong tình yêu thương của bạn bè khiến ta có được niềm hạnh phúc vô tận. Sẽ có lúc, ngay cả những người thân cũng không chia sẻ được cùng ta bầu bạn tâm sự thì bạn bè là chỗ dựa vững chắc nhất để ta có thể tin tưởng gửi gắm. Một tình bạn chân thành cao đẹp giúp ta tiến bộ, nâng con người lên lầm cao mới. Trên con đường đời gian nan và đầy chông gai thử thách, chỉ cần có một vài người bạn sát cánh bên ta, cùng ta chia ngọt sẻ bùi, tận tình giúp đỡ sẽ khiến cuộc sống bớt đi gánh nặng khó khăn, sẽ khiến cuộc đời trờ nên tươi đẹp và lòng ta cảm thấy ấm áp lạ lùng. Bạn bè đến với nhau, quý nhau ở cái tình, ở sự đồng điệu thấu hiểu chứ không phải ở vật chất hay địa vị quyền thế. Trong đời, chỉ cần có một người bạn thực sự, một ngưòi tri âm, tri kỉ cũng là hạnh phúc lớn lao hiếm có của cuộc đời con ngưòi. Tình bạn không tự nhiên mà có. Có được tình bạn đã khó, giữ được nó lại càng khó hơn. Vì vây, ta phải luôn luôn là một người bạn chân thành, đáng tin cậy và không ngừng vun đắp cho cây tình bạn xanh tốt

Được sống giữa tình yêu của mọi người thực sự hạnh phúc. Chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng với sự quan tâm và tình cảm mà mọi người dành cho. Bởi hạnh phúc là đấu tranh, hạnh phúc chẳng bao giờ đến dễ dàng và đến với những kẻ không xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về một món quà thời thơ ấu em yêu thích nhất.

Mỗi người chúng ta ai cũng cần được yêu thương bởi lẽ tình yêu thương khiến cho con người ta trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta và làm cho ta vơi đi sự cô đơn. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, ba văn bản “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “Những câu hát về tình cảm gia đình” đã để lại cho tôi những suy nghĩ sâu sắc về tình yêu thương.

Có khi nào bạn tự hỏi mình rằng: “Tình yêu thương là gì?” Một câu hỏi thật thú vị phải không nào? Đối với tôi, tình yêu thương là một thứ không thể cân, đo, đong, đếm được. Đó là một thứ vô cùng trừu tượng, nó là một sự chia sẻ xuất phát từ trái tim và sự đồng cảm của con người với nhau. Trong số tình cảm đáng quý trọng thì tình cảm gia đình là tình cảm đáng quý trọng nhất, chính ba văn bản đã thể hiện điều đó.

Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là một tình cảm vô cùng lớn lao. Cha mẹ là những người sinh ra chúng ta, cho ta hình hài và nuôi lớn chúng ta. Công lao dưỡng dục của cha mẹ rất to lớn, mãi mãi không cùng, không gì có thể sánh được với tình yêu thương lớn lao đó. Cha mẹ luôn sẵn sàng hi sinh tất cả để cho chúng ta – những đứa con của cha mẹ được hạnh phúc, phải kể đến nhiều nhất là sự hi sinh to lớn của người mẹ. Người mẹ của En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” là một người vô cùng yêu thương con của mình, bà dành hết tất cả tình yêu thương cho con, quên mình vì con. “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ có thể sẽ mất con!… Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!…” Trước một người mẹ hết mực yêu thương con như vậy mà En-ri-cô đã xúc phạm, hỗn láo với mẹ. Đó quả thực là một nhát dao đâm vào tim người mẹ sẵn sàng yêu thương, sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng tha thứ cho con của mình. Nhưng tôi tin chắc rằng En-ri-cô sau khi đọc xong bức thư của bố sẽ rất hối hận và đau khổ trước sự hỗn láo với mẹ, cậu sẽ cố gắng làm tất cả mọi thứ để cầu xin sự tha thứ của mẹ và chắc chắn mẹ cậu sẽ tha thứ trước sự chân thành hối lỗi của En-ri-cô. Tình cảm của cha mẹ quả là rất lớn lao như câu hát:

“ Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

“Công” ở đây là công lao, công tình, công ơn; “nghĩa” là nghĩa tình, ơn nghĩa. Theo quan niệm dân gian, công cha là công sinh thành, nghĩa mẹ là nghĩa nuôi dưỡng. Nói đến công cha là nói đến công xây dựng gia đình nghiêng về phương diện vật chất. Nói đến “nghĩa mẹ’ là nói đến sự chăm sóc , hướng dẫn con cái nghiêng vè phương diện tình cảm. Công cha được so sánh với núi ngất trời, nghĩa mẹ được tác giả so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Hình ảnh núi cao, biển rộng mênh mông là những hình ảnh thiên nhiên cao lớn, hùng vĩ và vĩnh cửu nói về công lao của cha mẹ to lớn như trời biển, không thể nào đo, đếm được. Cha mẹ đã rất khó nhọc, vất vả nhiều bề “sinh-cúc-phủ-súc-trưởng-dục-cố-phục-phúc” để nuôi chúng ta khôn lớn trưởng thành. Chính vì vậy mà chúng ta phải tạc ghi vào lòng, phải luôn luôn làm tròn đạo hiếu: luôn phải ghi nhớ và biết ơn công lao của đấng sinh thành. Đó là tình cảm thiêng liêng nhất.

Trong gia đình, ngoài tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng ra thì tình cảm của anh em cũng vô cùng đáng quí trọng. “Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng lên con Vệ Sĩ:

– Em để nó ở lại, giọng em ráo hoảnh, anh phải hứa với em không bào giờ để nó ngồi cách xa nhau . Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

– Anh xin hứa.

Tôi méo máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường, và phóng đi mất hút.”

Tôi đã khóc khi đọc câu chuyện này – “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Một câu chuyện vô cùng xúc động về tình cảm anh em giữa hai đứa trẻ bất hạnh. Hai anh em Thành và Thủy luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho nhau. Tưởng chừng như tình cảm của họ mãi mãi gắn bó nhưng họ lại phải chia tay nhau vì bố mẹ của Thành và Thủy chia tay nhau. Nhưng dù hai anh em có xa cách nhau, có thể sẽ mãi mãi không giờ gặp lại nữa thì “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, tình cảm của họ vẫn luôn thắm thiết, thân thương như thuở ban đầu. Thành là một người anh trai luôn yêu quý, quan tâm và gần gũi em gái của mình. Thủy là một người em gái ngoan ngoãn, khéo léo, quan tâm và yêu thương anh mình. Lúc chia tay, Thành đã nhường hết đồ chơi cho em, Thủy cũng nhường hết đồ chơi cho anh, điều đó cũng có thể cho thấy được tình cảm anh em gắn bó tới nhường nào. Đến khi chia búp bê thấy anh tách hai con búp bê ra thì Thủy chu chéo lên, giận dữ do những mâu thuẫn trong lòng Thủy lúc này: Thủy muốn có búp nhưng lại thương chúng phải xa nhau, nếu Thủy nhường hết cho anh thì Thủy lại nhớ còn nếu Thủy lấy hết thì lại thương anh không có ai để canh gác giấc ngủ. Điều đó càng thể hiện Thủy là một người giàu đức hi sinh và vô cùng yêu thương anh của mình. Câu chuyện quả là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Tình nghĩa anh em cũng được thể hiện một cách khá cụ thể trong câu hát:

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuân hai thân vui vầy”

Anh em trong gia đình không phải là người xa lạ mà là cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà và có quan hệ máu mủ, ruột thịt với nhau. Anh và em được ví như chân với tay liền một cơ thể, hỗ trợ cho nhau như tình anh em máu mủ không thể chia cắt, sướng khổ có nhau, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Anh em hòa thuận, nương tựa vào nhau để cho cha mẹ vui lòng cũng chính là một cách báo hiếu đối với cha mẹ.

“Dù là Vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất.” Câu nói này của nhà văn người Đức Goethe quả là không sai. Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện chúng ta thành những con nghười dũng cảm thì tiếng gọi tha thiết của gia đình vẫn luôn giúp ta cảm thấy được yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Khi ta sống trong mái ấm của gia đình, ta cảm thấy trái tim mình ấm áp vì được yêu thương và chở che. Thật cay đắng nghĩ về những lúc làm cho cha mẹ đau lòng…Chính những lúc ấy tôi mới nhận ra rằng: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”

Tôi đang được sống trong một gia đình hạnh phúc, được mọi người yêu thương. Tôi biết tôi phải giữ gìn và trân trọng cái tổ ấm mà hện giờ tôi đang có. Tôi cũng cảm thấy rất tiếc cho En-ri-cô khi đã làm mẹ đau lòng nhưng tôi tin chắc rằng mẹ của En-ri-cô cũng sẽ tha thứ cho cậu giống như mẹ luôn tha thứ cho tôi khi tôi hối hận và sửa lỗi. Nhưng cũng thật bất hạnh thay cho những ai không được sống trong tình yêu thương của gia đình như hai anh em Thành và Thủy. Tôi mong rằng mọi người chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn hạnh phúc gia đình để nhưng cuộc chia tay đáng tiếc như Thành và Thủy sẽ không lặp lại nữa để ai cũng được sống trong tình yêu thương của mọi người.

Cùng với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, 3 văn bản “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”, “Những câu hát về tình cảm gia đình” đã khiến cho người đọc phải suy ngẫm lại về một tình yêu thương giản đơn mà ấm áp lòng người. Tình yêu thương của mọi người trong gia đình đã nuôi dưỡng tậm hồn ta, dạy cho ta cách yêu thương chân thành. Đúng như J.H Payne đã nói:

“Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái gia đình.”

Chúc bạn học tốt!!!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề