Nguyên tắc sử dụng thuốc chống viêm steroid

CN Nguyễn Thị Thúy Hằng - 

Với tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng nên các loại thuốc kháng viêm thường được các thầy thuốc chỉ định sử dụng khá rộng rãi trong các trường hợp bệnh lý gây đau, thậm chí kể cả các nhà thuốc, người bệnh tự ý sử dụng từ hai đến ba loại giảm đau cùng một lúc.Hiện nay, có 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến đó là thuốc kháng viêm Non- Steroid và corticoid [có steroid]. Mặc dù cả hai đều có tác dụng chống viêm tuy nhiên thuốc Non- Steroid không có tác dụng gây nghiện, thuộc nhóm kháng viêm ngoại vi, ít tác dụng phụ. Trong khi đó, nhóm các thuốc corticoid có hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh nhưng lại có một số tác dụng phụ nguy hiểm cùng những quy định vô cùng nghiêm ngặt khi sử dụng nếu không có thể đe dọa đến tính mạng.Vì vậy chúng ta nên nắm rõ cơ chế tác dụng, tác dụng điều trị cũng như chỉ định của từng nhóm thuốc để biết được khi nào nên dùng Corticoid khi nào nên dùng Non-Steroid [NSAID] nhằm tăng tác dụng đều trị và hạn chế được tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Xem tiếp tại đây

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

>

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 24 Tháng 3 2021 18:33

Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm [NSAID] là một trong những loại thuốc thiết yếu nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách sử dụng để thuốc có thể phát huy tối đa hiệu quả mà không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

  • Bạn nên bắt đầu bằng loại NSAID có ít tác dụng phụ không mong muốn nhất. Viêc lựa chọn thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Cần thận trọng nếu bạn nằm trong nhóm các đối tượng có nguy cơ cao [xem bên dưới] và nên cân nhắc giữa lợi và hại khi dùng thuốc.
  • Khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, theo nguyên tắc, bạn nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Mục đích là để giảm đau và giảm viêm nhưng ít có nguy cơ phát triển tác dụng phụ nhất. Tuy nhiên, một số người sử dụng NSAID trong một thời gian dài – ví dụ, NSAID giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng ở những người bị viêm khớp. Trong trường hợp này, việc cần thiết phải điều trị lâu dài nên được bác sĩ xem xét theo từng giai đoạn.

Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm đúng cách

  • Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm, bạn nên tính đến nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ nghiêm trọng về tim mạch [tim, mạch máu] và đường ruột.
  • Phải theo dõi các tai biến dạ dày, gan, thận, máu, huyết áp cao, các vấn đề về tim và phát ban.
  • Không sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều loại NSAID, vì điều này có thể không tăng hiệu quả mà còn gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Bạn nên báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà bạn đang dùng. Họ sẽ cho bạn biết liệu NSAID có an toàn cho bạn hay không vì NSAID có thể tương tác với một số loại thuốc bao gồm thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm và huyết áp cao.
  • Bạn nên chọn NSAID đường uống do thuốc được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn qua đường tiêu hóa.
  • Uống thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm cùng với thức ăn hoặc ngay sau khi ăn để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.
  • Bạn phải luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng của loại thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm mà bạn đang uống vì mỗi loại thuốc đều khác nhau.
  • Không dùng thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm nếu bạn dùng aspirin hàng ngày vì nó có thể ngăn chặn hiệu quả của aspirin.
  • Cần kết hợp NSAID với thuốc giảm đau [nhóm paracetamol] và cố gắng tìm hiểu, điều trị nguyên nhân gây bệnh.
  • Bạn nên thử dùng paracetamol trước khi dùng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm. Paracetamol là loại thuốc giảm đau có hiệu quả cao và ít gây ra các tác dụng phụ. Mặc dù paracetamol không làm giảm viêm nhưng thường được dùng trong các tình trạng cơ và khớp gây đau nhưng ít viêm.

TÌM HIỂU VỀ THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT CHỐNG VIÊM KHÔNG STEROID

Thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid [NSAID] thường được nhiều người sử dụng khi bị đau đầu, cảm cúm, đau cơ… Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại thuốc này và những nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Hãy cùng…

Cách cơ thể phản ứng với thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm sẽ khác nhau ở mỗi người và một số người sẽ có thể gặp phải các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Dưới đây là một số điểm cần thận trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm:

  • Rượu không có tương tác với những loại thuốc giảm đau cụ thể này, mặc dù uống rượu quá nhiều trong khi sử dụng NSAID có thể gây kích ứng ruột và làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày bên trong.
  • Sử dụng NSAID ở liều lượng lớn và trong thời gian dài khiến cho một số tác dụng phụ dễ xảy ra hơn.
  • Bạn không nên dùng NSAID đồng thời với thuốc chống đông máu.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi và người trên 65 tuổi nên tránh dùng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm.

Phụ nữ có thai không nên sử dụng NSAID

Những nhóm đối tượng sau đây có thể cần phải tránh sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm hoặc chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ:

  • Những người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Hen suyễn – NSAID có thể khiến căn bệnh này trở nên tồi tệ hơn trong một số trường hợp.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Những người bị hoặc có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Những người có vấn đề với tim, gan, thận, huyết áp, hệ tuần hoàn hoặc ruột.

Nguồn tham khảo: //youmed.vn/tin-tuc/thuoc-giam-dau-khang-viem-khong-steroid-nsaids/

Các thuốc chống viêm không steroid [NSAID] được sử dụng phổ biến để giảm đau và hạ sốt trong nhiều tình trạng khác nhau như đau đầu, viêm khớp, cảm cúm. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gặp biến cố bất lợi như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, độc tính trên gan, bệnh lý tim mạch [3], [8].

Các thuốc NSAID được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm sử dụng không cần kê đơn [over-the-counter - OTC] và nhóm sử dụng cần được kê đơn. Các chế phẩm thuộc nhóm OTC có hàm lượng hoạt chất thấp hơn chế phẩm cần kê đơn [1], [10]. Tất cả các thuốc trong 2 nhóm đều được khuyến cáo sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để hạn chế tác dụng bất lợi [8], [10]. Khuyến cáo về thời gian điều trị tối đa khác biệt giữa hai nhóm:

Nhóm NSAID sử dụng không cần kê đơn:

  • Để hạ sốt: Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp [ANSM] và Tờ thông tin sản phẩm [SPC] của các thuốc lưu hành tại Hoa Kỳ đều khuyến cáo không nên sử dụng quá 3 ngày [2], [5], [6].
  • Để giảm đau: ANSM khuyến cáo không sử dụng thuốc quá 5 ngày, SPC các thuốc tại Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng quá 10 ngày [2], [6], [10].

Nhóm NSAID cần kê đơn trước khi sử dụng: Tờ thông tin sản phẩm của thuốc NSAID có đề cập đến thời gian sử dụng, tuy nhiên, không có khuyến cáo cụ thể về thời gian sử dụng tối đa. Ví dụ, đối với ibuprofen, đáp ứng lâm sàng khi sử dụng viên nén ibuprofen trong trường hợp mạn tính được ghi nhận sau vài ngày đến 1 tuần, thường trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc [7]. Đối với diclofenac, thời gian sử dụng thuốc ghi nhận trong một nghiên cứu hồi cứu bệnh - chứng tại Châu Âu có thể lên đến hơn 90 ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra thời gian sử dụng diclofenac kéo dài là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương gan liên quan đến thuốc [9]. 

Chuyên luận các thuốc NSAID của Hiệp hội Dược sĩ Canada đề cập đến thời gian sử dụng tối đa của một số hoạt chất tùy thuộc vào đối tượng [trẻ em, người lớn], phân loại thuốc [OTC, thuốc kê đơn] chỉ định và liều lượng thuốc. Cụ thể, sử dụng diclofenac tối đa 1 tuần ở bệnh nhân người lớn trong trường hợp đau cơ, khớp cấp tính với liều 2-4 g [4]. Hoặc sử dụng ketorolac 10 mg mỗi 4-6 giờ [nếu cần] tối đa trong 5 ngày sau phẫu thuật [7 ngày trong điều trị đau cơ xương khớp]. Hiệp hội Dược sĩ Canada cũng khuyến cáo bệnh nhân có thể đáp ứng khác nhau với từng thuốc NSAID trong điều trị viêm khớp dạng thấp, tăng dần liều trong 1-2 tuần đầu sử dụng thuốc. Nếu bệnh nhân có đáp ứng không phù hợp hoặc dung nạp kém sau 4 tuần điều trị, cân nhắc sử dụng NSAID khác. Xin tham khảo khuyến cáo liều lượng và thời gian sử dụng tối đa của một số thuốc NSAID trong bảng 1 và bảng 2 [4].


Như vậy, thời gian sử dụng tối đa của các thuốc NSAID tùy thuộc vào hoạt chất, dạng bào chế, chỉ định, liều lượng, đối tượng sử dụng. Cân nhắc thời gian sử dụng thuốc tối đa với từng trường hợp lâm sàng cụ thể theo khuyến cáo từ các tài liệu thông tin thuốc cập nhật. 

1. Bộ Y tế [2017], "Danh mục thuốc không kê đơn", Ban hành kèm theo Thông tư số: 07/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 05 năm 2017.

2. ANSM [2019], "Bon usage du  paracétamol et des anti-inflammatoires non stéroïdiens [AINS] : l’ANSM veut renforcer le rôle de conseil du pharmacien - Point d'Information", Retrieved 28th  September, 2020, from //www.ansm.sante.fr.

3. Best Practice Advocacy Centre [2013], "Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs [NSAIDs]: Making safer treatment choices", Best Practice Journal, [55].

4. Canadian Pharmacists Association [2014], "Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs [NSAIDs] [CPhA Monograph]", pp.

5. Dailymed [2020], "Summary Product Characteristic of Basic Care Naproxen Sodium - naproxen sodium tablet, film coated".

6. Dailymed [2020], "Summary Product Characteristics of Assured Ibuprofen - ibuprofen 200 mg tablet".

7. Dailymed [2020], "Summary Product Characteristics of IBUPROFEN- ibuprofen 400 mg, 600 mg, 800 mg tablet, film coated".

8. Daniel H Solomon [2020], "Patient education: Nonsteroidal antiinflammatory drugs [NSAIDs]", Retrieved 30th          Septermber, 2020, from //www.uptodate.com.

9. de Abajo F. J., Montero D., et al. [2004], "Acute and clinically relevant    drug-induced liver injury: a population based case-control study", Br J Clin    Pharmacol, 58[1], pp. 71-80.

10. FDA [2016], "Medication Guide for Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs [NSAIDs]".

Video liên quan

Chủ Đề