Nguyên nhân khiến lý luận sân khấu yếu

SKĐS - Bản sắc và giá trị văn hóa, con người Việt Nam đã được thể hiện đậm nét trong đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay.

Muôn vàn khó khăn của nghệ thuật sân khấu

Theo NSND Thúy Mùi, hiện nay đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật trẻ có trình độ chuyên nghiệp, dày dặn vốn sống, giỏi nghề vẫn rất thiếu vắng và đang bị đứt gãy về sự kế tục. Riêng nghệ thuật sân khấu, đội ngũ sáng tạo hiện nay chủ yếu được đào tạo trong nước, thiếu điều kiện để tiếp cận với những tinh hoa văn học nghệ thuật thế giới.

"Phải chăng vì vậy mà văn học nghệ thuật nói chung, nghệ thuật sân khấu nói riêng đang khó tìm những tài năng xuất chúng trong đội ngũ sáng tác như trước đây. Riêng nghệ thuật sân khấu cho thấy sự thiếu hụt đội ngũ tác giả đạo diễn trẻ, tài năng trầm trọng nhất của sân khấu thế kỉ 21", NSND Thúy Mùi chia sẻ.

Nguyên nhân khiến lý luận sân khấu yếu

NSND Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

Không chỉ thiếu hụt về nguồn nhân lực trẻ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho biết công tác lý luận phê bình của ngành còn hạn chế. Nguyên nhân vì các chuyên gia "có nghề" tuổi tác ngày một cao trong khi đó, chuyên gia trẻ chỉ dừng lại ở phần tuyên truyền, quảng bá tác phẩm, chưa có nhiều công trình và bài viết lý luận phê bình, phân tích, đánh giá tác phẩm văn nghệ có chất lượng để định hướng thẩm mỹ.

NSND Thúy Mùi đồng thời cho rằng, cơ chế chính sách chưa đáp ứng được cho hoạt động sáng tác với những người làm nghệ thuật sân khấu. Dù chế độ nhuận bút theo khung Nghị định 61/CP nhưng nhiều nơi không đủ kinh phí để trả đúng như quy định. Các đơn vị nghệ thuật địa phương phải sáp nhập vào các Trung tâm Văn hóa - đơn vị sự nghiệp hoạt động công tác tuyên truyền, phong trào nên nghệ thuật sân khấu có nơi đang rơi vào tình trạng nghiệp dư, bản sắc của nghệ thuật truyền thống bị phai bạc.

Đặc biệt, NSND Thúy Mùi cho biết, nghệ thuật sân khấu đang phải tìm cách thoát khỏi hiện trạng sân khấu đang mất trắng khán giả, nhất là sân khấu truyền thống. Nếu không tìm cách giải quyết kịp thời thì sân khấu truyền thống sẽ có nguy cơ tụt hậu, đứng trước thách thức lớn trong việc tồn tại và phát triển.

Nguyên nhân của tình trạng này do chúng ta chưa chú trọng đúng mức tới việc tổ chức, giáo dục, đào tạo các thế hệ khán giả mới của sân khấu truyền thống. Lớp khán giả trung và cao niên đông đảo quen thuộc, hiểu và say mê sân khấu truyền thống của những năm trước đây đã ngày càng ít dần và một ngày không xa sẽ không còn nữa.

Nguyên nhân khiến lý luận sân khấu yếu

Tiên Nga, vở nhạc kịch gây "sốt" ở thời điểm trước khi có COVID-19.

"Nghệ thuật sân khấu Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 lẽ ra phải có những nhà hát với trang thiết bị, cơ sở vật chất tương ứng. Đặc biệt, phải có đội ngũ sáng tạo và cả khán giả đều phải mang tầm trí thức của thời hiện đại. Tuy nhiên cơ sở vật chất sân khấu của các đơn vị nghệ thuật đa phần cũ kỹ, lỗi thời chứ chưa nói đến việc ứng dụng công nghệ 4.0", NSND Thúy Mùi nêu thực trạng áp dụng công nghệ hiện đại vào nghệ thuật sân khấu nước nhà.

Giải pháp nào để cứu hoạt động sân khấu?

Từ những tồn tại, hạn chế kể trên, NSND Thúy Mùi đưa ra 5 đề xuất để hoạt động sân khấu vượt qua khó khăn, thách thức trong thời đại mới và phát triển xứng tầm.

Trước tiên, ngành sân khấu rất cần chế độ, chính sách mà cụ thể là sự quan tâm, đầu tư hơn nữa và có các cơ chế đặc thù, đảm bảo đời sống, giảm bớt khó khăn cho văn nghệ sĩ, tạo động lực cho văn học nghệ thuật phát triển hài hòa cùng các thành phần khác. NSND Thúy Mùi cho rằng, khó khăn về nhân lực, tài lực khiến cho nhiều đơn vị nghệ thuật đang tồn tại rất chênh vênh. "Chính sách tiền lương dù đã "cải cách" song chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến".

Nguyên nhân khiến lý luận sân khấu yếu

Cảnh trong trích đoạn báo cáo của diễn viên trẻ thực tập do Nhà hát Chèo Việt Nam đào tạo.

Tiếp đến, ngành sân khấu cần được đầu tư đào tạo nguồn nhân lực sáng tác bằng cơ chế đặc thù. Theo đó, các nghệ sĩ sân khấu cần được gửi đi học tập tại các nước phát triển để tiếp nối thế hệ tài năng cho văn học nghệ thuật. Xây dựng cơ chế đặc thù để đào tạo trong nước nhằm khôi phục dần sự khủng khoảng về đội ngũ sáng tạo của văn học nghệ thuật.

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu mong được đầu tư đào tạo khán giả vì sân khấu không có khán giả sẽ chết. Một trong những đề án cần được quan tâm nhất của ngành là Đề án cho chiến lược phát triển nghệ thuật sân khấu, bằng cách "Giới thiệu nghệ thuật truyền thống trong các trường học" nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ thất truyền, nhằm xây dựng, đào tạo thế hệ khán giả trẻ của sân khấu. Đây là hoạt động rất cần thiết, mang tính khả thi cao, vừa trang bị kiến thức lịch sử nước nhà cho giới trẻ, vừa có tác dụng đào tạo định hướng khán giả chung cho nghệ thuật sân khấu.

Ngành sân khấu đề xuất Nhà nước đầu tư và kêu gọi đầu tư cho "Quỹ hỗ trợ phát triển văn học nghệ thuật" để đặt hàng sáng tác cho cả các đơn vị công lập và ngoài công lập tạo sự công bằng bình đẳng, tạo điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa văn hóa nghệ thuật trong tiến trình phát triển văn hóa xã hội.

"Sân khấu phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho những tác phẩm mang đề tài hiện đại, nhằm tổ chức đối thoại với người xem, bằng những vở diễn phản ánh sâu sắc, sinh động vấn đề đồng thuận giữa ý Đảng và lòng dân trong cuộc sống hôm nay. Đặc biệt là đề tài chính luận về thế sự, mang ý nghĩa giáo dục tư tưởng…", NSND Thúy Mùi nhấn mạnh.

Nguyên nhân khiến lý luận sân khấu yếu
‘Việt Nam: Đi để yêu’, sống động và cảm xúc

SKĐS - “Việt Nam: Đi để yêu - Sống trọn vẹn ở Việt Nam” - video clip do Tổng cục Du lịch thực hiện, vừa phát hành trên youtube với những hình ảnh, đất nước Việt Nam làm mê đắm lòng người.