Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về các thành phần CO trong không khí hít vào và thở ra

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang - Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Các triệu chứng lâm sàng của ngộ độc CO rất khác nhau và phần lớn không đặc hiệu. CO gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy do phân tử khí CO gắn quá chặt vào phân tử Hemoglobin, chiếm mất vị trí Hemoglobin gắn với oxy dẫn tới oxy không được Hemoglobin vận chuyển đến mô tế bào.

Ngộ độc carbon monoxide (CO) là một dạng ngộ độc phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong cao cho người bệnh mắc phải. Việc chẩn đoán khó khăn do biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. CO gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy do phân tử khí CO gắn quá chặt vào phân tử Hemoglobin, chiếm mất vị trí Hemoglobin gắn với oxy dẫn tới oxy không được Hemoglobin vận chuyển đến mô tế bào.

1.1 Dịch tễ

Ngộ độc CO là phổ biến nhất trong mùa đông ở vùng khí hậu lạnh, nhưng nó có thể xảy ra trong tất cả các mùa và môi trường. Hít phải khói có CO hầu hết do vô tình và không biết trước dẫn tới khó khai thác được căn nguyên từ đầu nếu người bệnh đã suy giảm ý thức.

Các nguồn CO gốm: Hệ thống lò sưởi lạc hậu, thiết bị đốt nhiên liệu không đúng cách (ví dụ, lò sưởi dầu hỏa, bếp than, bếp cắm trại, máy phát điện chạy bằng xăng), xe cơ giới hoạt động ở khu vực thông gió kém.

1.2 Cơ chế gây ngộ độc

Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về các thành phần CO trong không khí hít vào và thở ra

Cơ chế gây ngộ độc của CO

CO khuếch tán nhanh qua qua phế nang, qua màng mao mạch phổi vào máu và liên kết với nửa sắt của heme với ái lực lớn hơn khoảng 240 lần so với ái lực oxy, liên kết này bền vững hơn oxy rất nhiều dẫn tới nhân Heme không thể gắn với oxy được nữa.

Các triệu chứng lâm sàng của ngộ độc CO rất khác nhau và phần lớn không đặc hiệu. Bệnh nhân nhiễm độc CO nhẹ đến trung bình thường có các triệu chứng không đặc hiệu gồm: Đau đầu (phổ biến nhất), khó chịu, buồn nôn và chóng mặt, và có thể bị chẩn đoán nhầm với hội chứng virus cấp tính. Với nhóm bệnh nhân không có chấn thương hoặc bỏng, các dấu hiệu lâm sàng gợi ý ngộ độc CO thường là các thay đổi về tình trạng tâm thần, từ nhầm lẫn nhẹ đến co giậthôn mê. Khám thần kinh cẩn thận là rất quan trọng để phát hiện ngộ độc CO.

Biến chứng thiếu máu cơ tim có thể xảy ra. Sau khi đã chẩn đoán nhiễm độc CO, bệnh nhân nên được làm điện tâm đồ (ECG); xét nghiệm các dấu ấn sinh học tim để chẩn đoán chính xác.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng thiếu máu cơ tim gồm: Tuổi trên 65, hoặc có tiền sử bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ tim. Chẩn đoán ngộ độc CO dựa trên tiền sử và khám thực thể kết hợp với định lượng nồng độ carboxyhemoglobin tăng cao trong máu. Các dấu hiệu khác như (SpO2) không thể phân biệt giữa oxyhemoglobin và COHb. Các phép đo PO2 trong máu có xu hướng bình thường vì PO2 chỉ phản ánh mức O2 hòa tan trong máu và quá trình này không bị ảnh hưởng bởi CO.

Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về các thành phần CO trong không khí hít vào và thở ra

Mô hình thở oxy cao áp

Đánh giá liên tục và các can thiệp kịp thời đảm bảo đường thở, hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân bị nhiễm độc CO là hết sức quan trọng. Khuyến cáo tất cả bệnh nhân có hôn mê hoặc suy giảm ý thức nghiêm trọng nên được đặt nội khí quảnthở máy (khuyến cáo 1B).

Các biện pháp can thiệp quan trọng nhất điều trị bệnh nhân nhiễm độc CO là loại bỏ kịp thời nguồn CO và cho thở oxy 100% bằng mặt nạ hoặc ống nội khí quản. Người bệnh nên điều trị ban đầu bằng oxy bình thường 100 phần trăm cho tất cả các nạn nhân nghi ngờ bị ngộ độc CO, bất kể SPO2 và PO2 động mạch bình thường (khuyến cáo Độ 1B).

Ở những bệnh nhân bị nhiễm độc nặng, điều trị liệu bằng oxy cao áp (HBO) để giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của biến chứng thần kinh mãn tính sau ngộ độc CO. Các chuyên gia đã công bố về vai trò của oxy cao áp. Bác sĩ đề nghị chỉ định HBO trong các trường hợp sau (khuyến cáo 2B):

  • Mức CO> 25 %
  • Mức CO> 20 % ở bệnh nhân mang thai
  • Mất ý thức
  • Nhiễm toan chuyển hóa nặng (pH <7.1)
  • Bằng chứng thiếu máu cục bộ cơ quan (ví dụ, thay đổi điện tâm đồ, đau ngực, thay đổi trạng thái tâm thần)

Nhiều bệnh nhân có triệu chứng nhẹ do ngộ độc không chủ ý có thể được quản lý tại khoa cấp cứu và xuất viện an toàn. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng, có thay đổi điện tim hoặc bằng chứng xét nghiệm, hoặc những người có các yếu tố bệnh lý nặng đi kèm khác nên được nhập viện. Xác định cơ chế phơi nhiễm là rất quan trọng trong các trường hợp ngộ độc không chủ ý nhằm hạn chế rủi ro cho người khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn sơ cứu ngộ độc rượu

XEM THÊM:

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình không thể hít thở đủ không khí? Nếu có, bạn đã gặp phải một tình trạng được y khoa gọi là hiện tượng khó thở. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim hoặc phổi, cần phải được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về các thành phần CO trong không khí hít vào và thở ra

Chớ coi thường chứng khó thở – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng về tim, phổi

Khó thở, đôi khi được mô tả là “đói không khí” hoặc hụt hơi (Shortness of Breath)  là một vấn đề về hô hấp khá phổ biến. Trung bình cứ 4 người đến khám bệnh về hô hấp thì có 1 người mắc chứng khó thở. Triệu chứng này khiến người bệnh luôn trong tình trạng thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực, hô hấp khó khăn, hơi thở đứt quãng.  

Theo Giáo sư Ngô Quý Châu tình trạng hụt hơi, không thể hô hấp bình thường có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, từ tạm thời đến kéo dài. Việc chẩn đoán và điều trị cần phải xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Một người lớn khỏe mạnh có nhịp hít vào và thở ra ở trạng thái bình thường là 20 lần/phút (khoảng 30.000 lần/ngày). Trong trường hợp vận động mạnh hoặc bị cảm lạnh, nhịp hít thở sẽ nhanh hoặc chậm hơn nhưng bạn sẽ không cảm thấy cảm giác hụt hơi. (1)

Hãy cảnh giác nếu bạn thấy mình liên tục xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy ngột ngạt hoặc ngạt thở;
  • Thở gấp;
  • Tức ngực;
  • Thở nhanh, nông;
  • Tim đập nhanh;
  • Thở khò khè;
  • Ho.

Trong một số trường hợp, khó thở được coi là hiện tượng bình thường. Đó là lúc bạn tập thể dục quá sức, leo núi/leo cầu thang quá nhiều hoặc làm việc nặng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Tình trạng này sẽ tự hết sau khi bạn ngưng các hoạt động thể chất kể trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra với tần suất liên tục mà không phải do vận động gắng sức, rất có thể bạn đang bị một bệnh lý nào đó.

Nếu triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, được gọi là khó thở cấp tính. Nguyên nhân thường là:

  • Lo lắng, căng thẳng quá độ
  • Viêm phổi
  • Nghẹt thở hoặc hít phải dị vật cản trở đường hô hấp
  • Dị ứng
  • Thiếu máu
  • Tiếp xúc với carbon monoxide nồng độ cao
  • Hạ huyết áp (huyết áp thấp)
  • Thuyên tắc phổi (một cục máu đông tồn tại trong động mạch đến phổi)
  • Vỡ phổi
  • Thoát vị gián đoạn
  • Bệnh nan y giai đoạn cuối

Nếu một người gặp tình trạng khó hô hấp so với bình thường kéo dài hơn một tháng, tình trạng này sẽ được xếp vào loại mãn tính. Nguyên nhân có thể do:

Ngoài ra, một số bệnh lý về phổi và tim khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng hụt hơi. Các căn bệnh này bao gồm:

Bên cạnh những người đang mắc các bệnh lý về tim và phổi, các đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh: 

Khó thở nhẹ là triệu chứng rất thường gặp khi mang thai (2). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: thai phụ thở nhanh hơn do sự gia tăng của hormone progesterone (loại hormone chỉ tiết ra trong thai kỳ), tim phải làm việc nhiều hơn khiến mẹ cảm thấy khó thở mệt mỏi, thể tích phổi giảm đi vào cuối thai kỳ… 

Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về các thành phần CO trong không khí hít vào và thở ra

Phụ nữ mang thai những tháng cuối nên nghỉ ngơi nhiều

Chứng khó thở có thể ghé thăm khi bệnh nhân đang trải qua giai đoạn phát triển của một số bệnh lý, chẳng hạn như ung thư, đái tháo đường, bệnh về gan, thận… 

Các bệnh lý đường hô hấp trên gây ra trạng thái khó thở cấp tính là một cấp cứu nhi khoa tương đối phổ biến. Ngoài ra, dị tật đường thở, hít phải dị vật và viêm nắp thanh quản cũng là các nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở trẻ sơ sinh.

Ghi chú:

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn người trưởng thành. Thông thường, trẻ sơ sinh hít thở từ 30 – 60 lần/phút, và chậm lại 20 lần/phút khi ngủ. Trẻ 6 tháng tuổi thì nhịp thở bình thường sẽ giảm xuống còn 25 – 40 lần/phút. (3)

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên việc khám sức khỏe toàn diện cho người bệnh, cùng với mô tả đầy đủ về các triệu chứng mà họ gặp phải. Bạn cần cho bác sĩ biết về tần suất xuất hiện chứng khó thở, mỗi lần kéo dài bao lâu và mức độ.

Bên cạnh việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng sau nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh:

  • Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp (CT scanner): để chẩn đoán cụ thể hơn về tình trạng bệnh, đồng thời đánh giá sức khỏe tim, phổi và các hệ thống liên quan.
  • Điện tâm đồ (ECG): nhằm xác định bất kỳ dấu hiệu nào của cơn đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.
  • Xét nghiệm đo xoắn ốc: để đo luồng không khí và dung tích phổi của bệnh nhân, từ đó xác định các vấn đề về hô hấp. 
  • Xét nghiệm máu: giúp xem xét mức độ oxy trong máu cũng như khả năng vận chuyển oxy của máu.

Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về các thành phần CO trong không khí hít vào và thở ra

Xét nghiệm máu là bước quan trọng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán cho bệnh nhân

Đôi khi, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn cần đi khám ngay khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Tình trạng xảy ra trong thời gian dài không rõ nguyên nhân;
  • Khó thở khởi phát đột ngột nhưng rất nghiêm trọng;
  • Mất khả năng hoạt động do khó hô hấp;
  • Đau tức ngực;
  • Buồn nôn;
  • Khó hoặc không thở được khi nằm;
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân;
  • Sốt, ớn lạnh và ho;
  • Thở khò khè.

Khó thở là kết quả của tình trạng thiếu oxy hoặc giảm oxy trong máu, tức là mức oxy trong máu thấp. Vì thế, nếu bạn chủ quan với tình trạng này mà không có biện pháp điều trị nào, não sẽ không được  cung cấp đủ oxy để hoạt động trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng suy giảm nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn. Cùng với đó là một loạt biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương não, hoại tử não, đột quỵ… 

Để điều trị dứt điểm, bạn cần điều chỉnh lối sống, trước khi tiến hành các biện pháp can thiệp y khoa. Cụ thể:

Nếu thừa cân – béo phì và lười vận động là nguyên nhân khiến bạn khó thở, hãy hướng đến thực đơn ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên nhằm đưa cân nặng trở về giới hạn bình thường. Trong trường hợp bạn đang bị một bệnh lý mạn tính, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng – vận động phù hợp.

Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các vấn đề về phổi khác, bạn cần được chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên khoa phổi. Có thể bạn phải thở oxy để cải thiện; hoặc tiến hành liệu trình “Phục hồi chức năng phổi”. Đây là chương trình “tập thể dục cho phổi”, qua đó chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn về kỹ thuật thở nhằm giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

Nếu nguyên nhân dẫn tới khó thở liên quan đến tim mạch, nghĩa là tim của bạn quá yếu, không thể bơm đủ lượng máu mang oxy cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể. Khi đó, phục hồi chức năng tim có thể giúp bạn kiểm soát chứng suy tim và các bệnh lý tim mạch khác. Trong những trường hợp suy tim nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng máy bơm nhân tạo để đảm nhận nhiệm vụ bơm máu của tim bị suy yếu.

Để ngăn ngừa tình trạng khó thở, bạn cần điều chỉnh lối sống và tập luyện các thói quen có lợi như: 

  • Không hút thuốc lá: Nếu bạn không hút thuốc, đừng bao giờ đụng đến nó. Nếu đã hút thuốc nhiều năm, hãy lập tức cai thuốc lá ngay. Không bao giờ là quá muộn, sức khỏe phổi và tim của bạn sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng vài giờ sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng.
  • Ô nhiễm môi trường và các hóa chất độc hại trong không khí cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong môi trường có chất lượng không khí kém, hãy sử dụng khẩu trang để lọc các chất gây kích ứng phổi, và đảm bảo nơi làm việc của bạn luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề sức khỏe ở đường hô hấp

Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về các thành phần CO trong không khí hít vào và thở ra

Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ dinh dưỡng – tập luyện khoa học để phòng ngừa các bệnh lý tim và phổi

Khoa Nội hô hấp BVĐK Tâm Anh còn phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng (Hô Hấp, Phẫu thuật, Hồi sức tích cực, Tim mạch, Nội tiết, Cơ xương khớp, cấp cứu…) và các khoa cận lâm sàng như khoa xét nghiệm (sinh hóa, huyết học, vi sinh), khoa Chẩn đoán hình ảnh, trung tâm giải phẫu bệnh tế bào học… tạo nên một quy trình khép kín, giúp chẩn đoán chính xác bệnh trạng nhằm xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:

Khó thở, hụt hơi có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và tim mạch. Vì vậy nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó thở bất thường và kéo dài thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Có một chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng này và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.