Nguyên nhân cao huyết áp sinh hoc 8

Phòng GD& ĐT Huyện Thuỷ Nguyên ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (2.0 điểm)
Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo ở những đặc
điểm nào ?
Câu 2 (2.5 điểm)
1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí nghiệm để
chứng minh thành phần hóa học có trong xương .
2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
Câu 3 (1.5 điểm)
1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục
trong hệ mạch.
Câu 4 (2 điểm)
1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích
.Câu 5 (2 điểm)
1- Cho các sơ đồ chuyển hóa sau.
a- Tinh bột  Mantôzơ b- Mantôzơ  Glucôzơ
c- Prôtêin chuỗi dài  Prôtêin chuỗi ngắn d- Lipit  Glyxêrin và axit béo .
Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xẩy ra ở những bộ phận nào trong ống
tiêu hóa .
2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn.
1
Đáp án - biểu điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Câu 1: (2.0 điểm)
Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo cơ


bản ở những đặc điểm nào ?
* Giống nhau:
- Đều có màng
- Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm
- Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.
* Khác nhau:
Tế bào thực vật Tế bào động vật
- Có mạng xelulôzơ
- Có diệp lục
- Không có trung thể
- Có không bào lớn, có vai trò quan
trọng trong đời sống của tế bào thực
vật.
- Không có mạng xelulôzơ
- Không có diệp lục (trừ Trùng roi
xanh)
- Có trung thể.
- Có không bào nhỏ không có vai trò
quan trọng trong đời sống của tế bào
.

0.25
0,25
0.5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2: (2,5 điểm)
1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như sau:

* Xương có 2 tính chất
- Đàn hồi
- Rắn chắc
* Thành phần hóa học của xương.
- Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi
- Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi lam cho xương có tính rắn chắc.
* Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học c ủa xương.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch
axitclohiđric 10% sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất
mềm và có thể uốn cong dễ dàng  Xương chứa chất hữu cơ.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho
đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương
đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các chất khoáng  Xương chứa chất vô cơ
2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá.
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động
được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra mồ hôi dẫn
đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong
điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ  ảnh
hưởng đến sự co và duỗi của cơ  Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0,5
Câu 3: (1,5 điểm)
1- Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
2
- Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển

* Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp
- Nguyên nhân thuộc về tim: khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số
hóa chất … làm cho huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về mạch: khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng.
- Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đặc huyết áp tăng …
2- Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên
tục trong hệ mạch.
- Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ  động mạch nhỏ mao mạch
 tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ
và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh mạch chủ. Sự chênh lệch về huyết áp
làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt động theo nhịp.
Ngoài ra còn do sự co dãn của thành mạch , co bóp các cơ quanh thành tĩnh
mạch , sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra .
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5
Câu 4: (2.0 điểm)
1- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
- Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí
giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
- Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực,
lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên,
xẹp xuống khi hít vào và thở ra.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao
bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang
và máu đến phổi được dễ dàng.
- Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao
đổi khí của phổi.

2- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ?
Giải thích ?
- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng.
- Giải thích:
Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng - Hô hấp tế
bào tăng  Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic  Nông dộ
cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều
khiển làm tăng nhịp hô hấp.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
3
Câu 5: (2.0 điểm)
a- Xảy ra ở miệng, dạ dày thời gian đầu và ruột non
b- Xảy ra ở ruột non
c- Xảy ra ở dạ dày
d- Xảy ra ở ruột non
2- Ruột non có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa và
hấp thụ thức ăn.
- Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m  Tổng diện tích bề mặt
rất lớn (400 – 500 m
2
). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài,
lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc).
- Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức
ăn thành các chất đơn giản glucozơ, axit amin, glyxerin và axit béo được hấp
thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào.

- Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho
diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài)
- Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng
lông ruột.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

4