Nguyên lý thắng đĩa xe máy

Từ ngày sơ khai con người phát minh ra chiếc xe đạp, cho đến sự phát triển của công nghiệp đã cho ra những khối động cơ hơi nước và tiến tới thời hiện đại với những chiếc xe máy hay ô tô có tốc độ nhanh đến chóng mặt, thì một trang bị bắt buộc dù có tiến hoá phát minh tới mức nào đi nữa cũng không thể thiếu. Vâng, thứ mà Reviewxe.net nhắc tới ở đây đó chính là hệ thống phanh trên những chiếc xe.

Trên thị trường xe máy hiện nay thì đang tồn tại ít nhất hai loại phanh phổ biến đó là phanh đĩa và phanh cơ, chúng là gì, và có ưu nhược điểm gì, hãy cùng reviewxe.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Xem thêm: Idling Stop là gì? Những lưu ý khi sử dụng hệ thống ngắt động cơ tạm thời

Phanh đĩa là gì?

  • Phanh đĩa là gì?
    • Phân loại phanh đĩa (thắng đĩa)
      • Phanh đĩa thông thường – Thắng đĩa thông thường
      • Phanh đĩa ABS – Thắng đĩa ABS
    • Cấu tạo của hệ thống phanh đĩa
    • Nguyên lý hoạt động bộ phanh đĩa (thắng đĩa)
  • Phanh cơ là gì? Phanh tang trống là gì?
    • Cấu tạo của phanh cơ – phanh tang trống
  • Tổng Kết

Phanh đĩa còn gọi là thắng đĩa là loại phanh hình thành nên do cấu tạo một đĩa phanh được gắn cố định ở trục xoay và chuyển động cùng bánh xe. Ở hai bên mặt đĩa phanh là vị trí của má phanh lắp đối xứng nhau, nằm trong cùm phanh.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đĩa dựa trên lực ép của hệ thống thuỷ lực tác động làm cho 2 má phanh ép chặt vào đĩa phanh làm cho xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn. Vì sinh sau đẻ muộn nên khả năng can thiệp vào tốc độ xe của hệ thống phanh đĩa (thắng đĩa) được đánh giá cao hơn những loại phanh truyền thống. Kích thước và hình dáng của cụm phanh đĩa (thắng đĩa) lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào từng loain phương tiện.

Nguyên lý thắng đĩa xe máy
Cấu tạo cơ bản của hệ thống phanh đĩa – reviewxe.net

Phân loại phanh đĩa (thắng đĩa)

Phanh đĩa thông thường – Thắng đĩa thông thường

Phanh đĩa thông thường là phanh đĩa (thắng đĩa) cơ bản nhất, được sử dụng khá phổ biến trên những dòng xe máy tầm trung. Để tối ưu hoá khả năng thoát nhiệt do việc ma sát giữa phần đĩa phanh và má phanh gây ra nên các nhà sản xuất thông thường sẽ tạo những lỗ hay kẻ rãnh trên phần đĩa phanh chứ không để mặt phẳng trơn.

Thêm vào đó nhờ vào độ bền cao của đĩa phanh do được làm bằng kim loại nên nó cũng góp phần làm giảm trọng lượng cũng như tính thẩm mỹ của chiếc xe vì thế cũng tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, thông qua nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đĩa (thắng đĩa) thì ta sẽ hiểu được một vấn đề đó là bề mặt đĩa phanh sẽ bắt đầu xuất hiện những vết xước do quá trình tiếp xúc với má phanh. Những yếu tố tác động bên ngoài như đất cát, bụi bẩn cũng là nguyên nhân làm cho má phanh và đĩa phanh sẽ mòn nhanh hơn dẫn tới hiệu quả phanh sẽ kém dần khi ta sử dụng.

Nguyên lý thắng đĩa xe máy
phanh đĩa là gì? có mấy loại phanh đĩa? – reviewxe.net

Phanh đĩa ABS – Thắng đĩa ABS

Phanh đĩa ABS (thắng đĩa ABS) được coi là hệ thống phanh hiện đại và hiệu quả cao nhất hiện nay. Hệ thống phanh đĩa ABS có cấu tạo giống với phanh đĩa (thắng đĩa) thông thường tuy nhiên, nó được trang bị thêm hệ thống cảm biến ABS. ABS là cụm từ viết tắt của Anti-lock Braking System nghĩa là hệ thống chống khoá cứng phanh.

Hệ thống phanh ABS được phát triển từ rất sớm vào những năm 1920 thế kỷ trước, nhưng để nó trở nên phổ biến trên hầu khắp các dòng xe từ xe máy tới ô tô như ngày nay, thì hệ thống này được cải tiến, nâng cấp, thử nghiệm và áp dụng rất nhiều công nghệ tân tiến và hiện đại. Đặc điểm của hệ thống phanh ABS đó là sử dụng cơ chế nhấp-nhả liên tục của má phanh trong suốt quá trình phanh giúp cho xe không bị mất kiểm soát khi phanh khẩn cấp.

Nguyên lý thắng đĩa xe máy
Đĩa tạo xung là đặc điểm dễ phân biệt nhất giữa phanh đĩa có ABS và phanh đĩa thông thường

Hệ thống phanh đĩa có trang bị công nghệ ABS sẽ phát huy hiệu quả vượt trội khi xe đi vào đường sỏi đá, trơn trượt khó phanh hay những tình huống giao thông bất ngờ. Thông thường khi chúng ta phanh gấp thì sẽ gặp hiện tượng má phanh bị bó cứng bám chặt vào đĩa phanh và gây khoá chặt bánh xe dẫn đến mất khả năng kiểm soát bánh xe và dễ bị tai nạn.

Chức năng chính của hệ thống ABS trên phanh đĩa đó là các cảm biến sẽ phát hiện ra những tình huống xấu thông qua lực bóp phanh và tốc độ vòng quay bánh xe. Tiếp theo hệ thống này sẽ hỗ trợ việc bóp-nhả liên tục của má phanh giúp cho lực phanh được phân bổ đồng đều tránh việc bóp hay đạp phanh quá nhanh hoặc quá mạnh của người điều khiển.

Nguyên lý thắng đĩa xe máy
Sơ đồ cơ chế hoạt động của hệ thống phanh ABS trên xe máy

Sau khi xử lý xong tình huống nguy hiểm, người lái xe vẫn giữ lực đạp hay bóp phanh như ban đầu thì cảm biến của hệ thống phanh đĩa ABS sẽ dùng lực phanh lớn nhất để làm cho xe dừng hẳn hoặc sẽ nhả phanh ra để chiếc xe tiếp tục chuyển động.

Cấu tạo của hệ thống phanh đĩa

Phanh đĩa gồm các bộ phận cơ bản sau:

  1. Đĩa phanh
  2. Má phanh
  3. Dầu phanh
  4. pit-tông (piston)
  5. cùm phanh
Nguyên lý thắng đĩa xe máy
tìm hiểu cấu tạo của phanh đĩa

Nguyên lý hoạt động bộ phanh đĩa (thắng đĩa)

Khi bóp – đạp phanh, lực tác dụng theo đường dầu đẩy pit-tông ép má phanh vào đĩa phanh. Dưới tác dụng của lực ma sát, đĩa phanh quay chậm lại làm bánh xe cũng quay chậm theo. Cho đến khi dừng lại.

Khi nhả phanh, không còn lực tác dụng lên đường ống dẫn dầu, 2 má phanh di chuyển về vị trí ban đầu. Sẵn sàng cho 1 chu kì bóp – đạp phanh mới.

Nguyên lý thắng đĩa xe máy
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh đĩa

Phanh cơ là gì? Phanh tang trống là gì?

Phanh cơ truyền thống còn có tên gọi khác là phanh tang trống, cái tên này xuất phát từ cấu tạo của hệ thống phanh này. Loại phanh cơ hay phanh tang trống là loại phanh được gắn trực tiếp lên trục bánh xe, và đúng như cái tên phanh cơ, tín hiệu từ tay bạn lúc bóp phanh cho tới hệ thống can thiệp thanh điều chỉnh phanh vào bánh xe sẽ thông qua một dây cáp cơ khí, từ đó nó sẽ tác động lên ống phanh và pít-tông (piston), ép má phanh vào mặt trong của moay ơ rồi từ đó làm cho bánh xe quay chậm lại.

Nguyên lý thắng đĩa xe máy
Nguyên lý hoạt động của phanh cơ – phanh tang trống

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh cơ hay phanh tang trống có vẻ như phức tạp nhưng đây cũng là loại phanh được sử dụng lâu đời nhất.

Phanh tang trống hay phanh cơ có cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng và thay thế tuy nhiên nhược điểm chính của loại phanh cơ hay phanh tang trống này chỉ phù hợp với những chiếc xe công suất nhỏ.

Cấu tạo của phanh cơ – phanh tang trống

Cấu tạo của phanh cơ hay phanh tang trống bao gồm các bộ phận:

+ Trống phanh.

+ Má phanh.

+ Guốc phanh.

+ Các bộ phận truyền lực khác.

Nguyên lý thắng đĩa xe máy
Cấu tạo phanh tang trống – phanh cơ

Tổng Kết

Trên đây là những khái niệm sơ lược về hệ thống phanh đĩa (thắng đĩa) và hệ thống phanh tang trống hay còn gọi là phanh cơ. Trong những bài viết tiếp theo hãy cùng Reviewxe.net tìm hiểu sâu hơn về hai hệ thống phanh này nhé.