Nghĩ luận về Đừng đánh giá người khác

Chúng ta sống và thể hiện mình bằng giá trị nhân cách và thực lực của bản thân, chứ không phải đo độ sang - bần qua đôi giày, chiếc dép.

Khi gặp một người nào đó, chúng ta thường có thói quen đánh giá họ qua vẻ bề ngoài, nhưng không biết rằng có những thứ tốt đẹp bên trong mà con mắt lại không nhìn thấy !!!

Nhìn bề ngoài không bao giờ đánh giá đúng được "bản chất thật" bên trong của một con người.

Trên đời này, mọi chuyện không nên vội vàng đánh giá khi chỉ nhìn vào cái vẻ bề ngoài, mà phải nên cảm nhận tinh tế bằng trái tim. Chúng ta nên nhìn vào bản chất, như thế mới giúp được bản thân tránh khỏi những hành động đáng tiếc và hối hận.

Không phải ai cũng tốt đẹp, nhưng luôn có điều gì đó tốt đẹp trong bất cứ ai. Đừng bao giờ vội vã phán xét người khác bởi vì vị thánh nào cũng có một quá khứ và kẻ tội đồ nào cũng có một tương lai.

Xã hội này đến lại, người ta thường nhìn nhận một con người qua quần áo họ mặc, đồ dùng họ mang trên người mà chẳng đoái hoài gì tới cách họ cư xử với những người xung quanh như thế nào. Con người vốn lầm lạc trong những mớ hỗn độn của cuộc sống để rồi một ngày nào đó nhận ra những sai lầm không thể tránh khỏi.

Xã hội loạn nhịp và bạn sẽ chẳng thể biết con người trước mặt bạn là thiên thần hay ác quỷ. Vì thế đừng vội đánh giá bản chất một con người qua hình thức bên ngoài. Đó là quá sớm để kết luận và đánh giá sơ xuất như thế là một tội ác của bản thân.

Ngoại hình và gia cảnh mãi là một khuôn khổ mà xã hội mang ra để phán xét một con người. Đừng phán xét người khác dễ dàng như vậy bởi đó là một tội lỗi.

Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, bởi lẽ một trái tim bao la có thể được ẩn giấu dưới tấm áo choàng nghèo khó

Ngoại hình có quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn nên thôi đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Có những người bề ngoài không tốt nhưng họ có năng lực, khả năng và một trái tim chân thành.

Đừng chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài mà đánh giá một người, bởi nét đẹp của con người xuất phát ở nội tâm, ở tấm lòng cao cả và sự thánh thiện.  Vì vậy, chúng ta hãy thận trọng hơn trong việc nhìn người, đặc biệt, cần luôn luôn ghi nhớ: đừng đánh giá người khác bằng vẻ bề ngoài.

Có những công việc không nhận những con người có năng lực thực sự chỉ vì lý do : ngoại hình xấu. Người ta sinh ra ngoại hình không được đẹp là một điều kém may mắn nhưng quan trọng cái mà họ xây dựng cho xã hội tới đâu. Đừng lầm lạc những điều quan trọng với những gì nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống.

Cuộc sống có rất nhiều sự việc xảy ra mà chẳng thể nào chúng ta hiểu rõ được bản chất. Chính vì vậy, không thiếu những lần vì quá vội vàng mà chúng ta đã đưa ra những lời phán xét xét làm tổn thương người khác, khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn và cuối cùng, đến khi nhận ra sự thật thì đã quá muộn.

"Mảnh áo không làm nên nhà tu", vẻ bên ngoài không bao giờ phản ánh nhân cách của người đó. Vì vậy, nên nhìn vào hành động của họ hơn là vẻ hào nhoáng bên ngoài.

Đằng sau sự rách rưới, tồi tàn và hôi hám không phải lúc nào cũng là những thứ xấu xí đáng bỏ đi mà có thể lại ẩn chứa một tâm hồn cao quý và đẹp đẽ, vì thế đừng bao giờ đánh giá người khác ở vẻ bề ngoài, bạn có thể sẽ đánh mất đi rất nhiều cơ duyên gặp được người tốt trong đời.

Lời kết: Vẻ bề ngoài, suy cho cùng cũng chỉ là một lớp vỏ bọc. Trong cuộc sống, đâu cứ phải ăn mặc sang trọng, làm những công việc to lớn thì mới được coi là người đáng được coi trọng. Từng có câu nói: “Đôi khi việc đơn giản nhất chúng ta có thể làm để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn đó là: sống chậm lại và bớt đánh giá người khác.”

Đề: “Đừng bao giờ đánh giá một cái cây khi chỉ nhìn thấy nó trong một mùa. Cũng giống như việc đừng nên đánh giá con người khi chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát.”

Bài làm

Bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ với những họa tiết và màu sắc rực rỡ cũng giống như thế giới muôn hình vạn trạng mà ta đang sống cùng nhiều loại người khác nhau. Nếu như những gam màu có sắc thái và độ đậm nhạt khác nhau, thì con người cũng có nhiều tính cách riêng biệt thay đổi theo từng giai đoạn khi người ta lớn lên và cũng tùy thuộc vào đối tượng giao tiếp. Cũng giống như khi ta quan sát một cái cây, vào mùa đông nó thật là xấu xí, cong queo, sang mùa xuân nó đầy những chồi xanh mơn mởn, đến hè lại nở ra từng chùm hoa thơm ngát, ngọt ngào, để rồi cho ra từng chùm quả chín mọng khi thu về. Do đó: “Đừng bao giờ đánh giá một cái cây khi chỉ nìn thấy nó trong một mùa. Cũng giống như việc đừng nên đánh giá con người khi chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát.”, đây cũng là thông điệp mà Trí thức trẻ đã cố gắng truyền tải đến mọi người qua câu chuyện ngắn trên.

Thật vậy! Chún ta không nên đánh giá hoàn toàn một con người khi ta vừa gặp họ hay chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát. Bởi vì con người sẽ thay đổi tính cách theo thời gian và đối tượng giao tiếp, cùng với những kinh nghiệm sống rút ra được trong quá trình trưởng thành, họ sẽ có cách ứng xử khác nhau trong từng giai đoạn. Do đó, ta nên tiếp xúc nhiều hơn và trong thời gian lâu dài để có cái nhìn chính xác và khách quan khi đánh giá một con người.

Trong cuộc sống, đôi khi ta bắt gặp một người với những hành động xấu, ngay sau đó ta liền đánh giá họ là một người không tốt và hình thành những đinjh kiến về con người họ Để rồi khi cùng nhau hợp tác làm một việc gì đó, những thành kiến trong chúng ta sẽ ngăn không cho ta thấy được năng lực cũng như mặt tốt của họ một cách chính xác và khách quan nhất. Điều này cũng là một trong những lý do gây nên hiểu lầm giữa người và người. Giả sử như những ngừi đó khôgn xấu như ta vẫn từng cho rằng, thì với cái suy nghĩ tiêu cực ấy, ta sẽ vô tình tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của họ. Đôi khi, ta ại bắt gặp một người có hành động cao đẹp và mặc định họ là người tốt. Giả sử họ không tốt như ta vẫn nghĩ, mà ẩn sau những điều đẹp đẽ đó lại là những mưu toan khó lường thì vô tình cái suy nghĩ nhất thời ban đầu lại trở thành một trong những lý do để họ có thể dễ dàng lừa gạt chúng ta. Đơn cử như việc giả vờ làm ăn xin để lợi dụng người khác như hiện nay. Ai trong chúng ta cũng dễ dàng đồng cảm với những người chẳng may bị khiếm khuyết một bộ phận nào đó trên cơ thể, dù là do bẩm sinh hay bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Do đó, xuất phát từ việc đồng cảm khi mơi nhìn vào sự khiếm khuyết của họ, đại đa số người sẽ rộng lòng giúp đỡ. Tuy nhiên, có một số người lại lợi dụng điều đó để giả làm người tàn tật dù thực chất họ vẫn lành lặn, mạnh khỏe. Trong trường hợp đó, sự đánh giá vội vàng của chúng ta ngay từ đầu đã vô tình làm hại chính bản thân ta và cũng đồng thời tiếp tay cho những con người luôn “há miệng chờ sung rụng” trong xã hội.

Vậy nên, ta phải có cái nhìn bao quát, toàn diện khi đánh giá một con người. Tuy nhiên, nếu như những người đó thật sự không tốt, thì trong trường hợp nào đó, bản thân chúng ta lại có sự cảnh giác cao độ nhờ vào ấn tượng xấu mà họ để lại, để rồi từ đó không bị họ lợi dụng, lừa gạt. Đánh giá một con người khi chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát là một con dao hai lưỡi. Nhất là khi ta có vai trò cao, quan trọng trong một tập thể, tổ chức, những thành kiến không tốt ấy sẽ làm ta đánh giá sai lệch, từ đó không thể phát huy năng lực của từng người một cách hiệu quả nhất. Như vậy, mỗi người chúng ta nên giữ đầu óc tỉnh táo, phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu để có cái nhìn toàn vẹn hơn, khách quan hơn khi ta vừa tiếp xúc với một gười, cũng như là về lâu dài.

Nói tóm lại, ta không nên đánh giá một người khi chỉ nhìn thấy họ trong chốc lát, bởi lúc đó ta chỉ thấy được một phần nhỏ trong con người họ. Muốn đánh giá một người một cách toàn vẹn và khách quan nhất, ta nên tiếp xúc với họ nhiều hơn và trong khoảng thời gian dài. Từ đó tránh gây ra hiểu lầ đáng tiếc và đồng thời cũng là bảo vệ bản thân.

Là học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta nên tích cực chủ động rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo hướng hiện đại, tích cực, không nên có thành kiến với người khác cũng như là những tu tưởng cổ hủ như ngày xưa. Có như thế, ta mới có thể hiểu được hoàn toàn một con người để từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó với nhau, góp phần phát triển xã hội và đất nước.

Nghị luận: “Đừng phán xét người khác một cách dễ dàng khi bản thân không hiểu gì về họ”

Phán xét, chê bai, hay chỉ trích người khác là thói quen của nhiều người Việt hiện nay. Nhiều người có thói quen phán xét người khác nhưng đã bao giờ họ nghĩ đến hậu quả của việc “phán xét người khác một cách dễ dàng” hay chưa?

Phán xét người khác là gì?

Phán xét người khác là nhận xét, xem xét, đánh giá người khác dựa trên những nhận thức chủ quan hoặc khách quan của bản thân. Phán xét người khác thừng là áp đặt suy nghĩ của mình một cách khiên cương, máy móc, ích kỉ và phiến diện đối với một ai đó.

Người hay phán xét người khác một cách dễ dàng thường dễ nói ra những lời khí nghe về người khác với thái độ chỉ trích, chê bai, đả kích. Họ ít khi có thiện cảm với công việc hoặc người, việc gì cũng nói được nhằm thể hiện ta đây biết hết.

Tại sao không nên phán xét người khác?

Việc phê phán hay nhận xét người khác một cách dễ dàng thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường. Những lời phán xét được thốt ra một cách dễ dàng thường thiếu đúng đắn, khách quan vì lời nói ấy chỉ dựa trên một khía cạnh nào đó với cái nhìn phiến diện, chủ quan. Bởi thế, nó gây ra mâu thuẫn, xung đột giữ họ và người khác dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Với sự phát triển của mạng internet và các trang mạng xã hội, việc buông lời phán xét người khác càng trở nên dễ dàng hơn, gây ra những hệ luỵ không nhỏ trong mối quan hệ con người với con người. Biết bao sự việc đau lòng đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì người nói bất cẩn hoặc phán xét người khác một cách dễ dàng.

Người hay nhận xét, chê bai người khác một cách dễ dàng dần trở thành những con người ích kỉ, hẹp hòi, bị mọi người xa lánh. Người bị phán xét thiếu cẩn trọng thì bị tổn thương về mặt tinh thần [trầm cảm, stress,…] thậm chí có thể ảnh hưởng tới thể xác. Nhiều cô cậu học trò vì bị bạn bè phán xét mà dẫn đến xô xát, nhẹ thì khẩu chiến nặng thì bạo lực.

Đáng sợ hơn cả là những người nổi tiếng trong cộng đồng mạng hay trong đời sống xã hội, khi không chịu nổi những lời gièm pha ác ý, thiếu chính xác, họ đã chấm dứt sự sống của bản thân [U-Nee: nữ diễn viên kiêm ca sĩ Hàn Quốc tự sát tại nhà ngày 21/1/2007 vì những lời bình luận không hay trên mạng…]

Có thể thấy, thực tế cuộc sống luôn có những người tự cho mình quyền phán xét người khác, phát huy triệt để khả năng “bới lông tìm vết”, khen thì ít mà chê thì nhiều. Chúng ta cần phân biệt sự khác biệt giữa sống có chính kiến: biết khen – biết chê với lối sống phán xét người khác một cách tuỳ tiện. Khi phán xét một người nào đó ta cần có tấm lòng trong sáng, đức tính trung thực, chân thành, thẳng thắn góp ý như Tuân Tử từng nói: “người chê ta đúng là thầy của ta”.

Bài học nhận thức:

Ai trong chúng ta cũng có thiếu sót, cũng có lúc buông lời phán xét người khác. Bởi vậy, hãy nhớ rằng: Đừng phán xét người khác một cách dễ dàng; bình tĩnh lắng nghe, tỉnh táo xử lí những lời phán xét về mình.

Không ai trên thế gian này sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Nếu bạn ghét bỏ con người vì sai lầm của họ, bạn sẽ cô độc trên thế gian này. Vậy nên hãy phán xét ít đi và yêu thương nhiều hơn. Chỉ có tình yêu thương mới khiến chúng ta thấy hạnh phúc.

  • Phán xét người khác
  • Sống đẹp

Video liên quan

Chủ Đề