Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì

20/01/2021 0 Kinh tế

Chắc hẳn chúng ta đều khá là quen thuộc đối với khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Nội dung cơ bản ra sao? Để có thêm những thông tin chi tiết nhất hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp tham khảo bài viết sau nhé.

Xem thêm: 

Tổng hợp đề tài luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế ấn tượng

Khái niệm, vai trò và mục tiêu phát triển của các khu công nghiệp

1. Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một quá trình chuyển đổi mang tính chất căn bản và toàn diện về những hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế, xã hội. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sẽ được chuyển sang sử dụng sức lao động với công nghệ, phương tiện và các phương pháp hiện đại, tiên tiến để giúp tạo ra năng suất lao động hiệu quả nhất.

Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng xác định rộng hơn và bao hàm cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh với cả dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội. Tất cả đều được sử dụng trên những phương tiện hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. 

Có thể thấy rằng công nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng mới không còn bị bó hẹp về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm trước đây.

2. Tính tất yếu khách quan và vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  • Do các yêu cầu cần phải xây dựng về một hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
  • Do các yêu cầu tạo ra một nguồn năng suất lao động chất lượng, giúp đảm bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển trong chủ nghĩa xã hội.
  • Do những yêu cầu về sự rút ngắn khoảng cách giữa các nền kinh tế, khắc phục tụt hậu kỹ thuật và công nghệ của nước ta với một số nước ở trong khu vực và trên toàn thế giới.

2.2. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Vai trò của công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang tới nhiều tác dụng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội Việt Nam. Cụ thể:

  • Giúp đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội, làm tăng năng suất lao động và tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên. Từ đó sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân và một phần quyết định tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo các điều kiện vật chất đối việc củng cố và tăng cường vai trò của nền kinh tế Nhà nước. Nhờ đó con người sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.
  • Giúp cho nền khoa học và công nghệ có điều kiện được phát triển nhanh chóng và đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến. Tạo điều kiện bổ sung lực lượng vật chất và kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm bảo về đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong đất nước ngày càng phát triển hơn. Công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

3. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Đối với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta sẽ bao gồm các nội dung cơ bản mà bạn cần chú ý như sau:

Thứ nhất: Nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

  • Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ vào việc chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang một nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí. Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
  • Áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền kinh tế quốc dân, Thành tựu này sẽ gắn liền với hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
  • Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai: Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao

  • Cơ cấu của nền kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa những ngành kinh tế. Có 2 loại cơ cấu kinh tế đó là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong khi đó cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò quan trọng và cốt lõi nhất.
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu sang một nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn. Xu thế của sự chuyển dịch này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.
  • Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dụng theo hướng gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối về xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ của nước ta.

Thứ ba: Củng cố và làm tăng cường các địa vị chủ đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời tiến tới việc xác lập địa vị thống trị trong mối quan hệ sản xuất xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Xem thêm: 

Công ty hợp danh là gì? Đặc trưng pháp lý công ty hợp danh

Toàn cầu hóa là gì? Xu thế toàn cầu hóa tại Việt Nam

Bài viết trên là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì. Có thể thấy rằng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang tới nhiều tác dụng, ý nghĩa quan trọng và toàn diện trong xã hội chủ nghĩa hiện nay. 

Hy vọng qua đây sẽ mang tới những kiến thức hữu ích nhất giúp các bạn có một cái nhìn toàn diện nhất về sự thay đổi này. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập trực tiếp vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp để được hỗ trợ và giải đáp nhé.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

LT 4.5.3 [5điểm]: Mục tiêu, quan điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới. Anh [chị] hãy:

a. Phân tích mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới.

b. Phân tích quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới.

Trả lời:

Khái niệm Công nghiệp hóa,hiện đại hóa:

Hội nghị TW lần thứ VII[tháng 1/1994] đã ó bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm CNH,HĐH:”Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng vs công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động XH cao. 

Phân tích mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới

Mục tiêu cơ bản của CNH,HĐH là cải biến nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại,có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ,phù hợp vs trình độ pt của lực lượng sx, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng-an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.

Để thực hiện được những mục tiêu trên,ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể. Đại hội X xác định mục tiêu đẩy mạnh CNH,HĐH gắn vs pt kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém pt; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Phân tích quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới

Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các đk trong nước và quốc tế, Đảng ta nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện CNH,HĐH đất nước trong đk mới. Những quan điểm này được Hội nghị lần thứ VII BCH TW Khóa VII nêu ra và được pt, bổ sung qua các Đại hội VIII, IX, X của Đảng.

Một là, CNH gắn vs HĐH và CNH gắn vs pt kinh tế tri thức.

+ CNH gắn vs HĐH:

 Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống XH. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đvs đất nước. Trong bối cảnh đó, nc ta cần phải và có thể tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp CNH vs HĐH.

+ CNH gắn vs pt kinh tế tri thức: từ những năm 50 của thế kỷ 20, loài người đã chuyển sang nền kinh tế trị thức -> phù hợp vs sự pt của thế giới.

Khái niệm kinh tế tri thức: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức và giữ vai trò quyết định nhất đvs sự pt kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nước ta thực hiện CNH, HĐH khi trên thế giới kinh tế tri thức đã pt. chúng ta có thể và cần thiết k trải qua các bước pt tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới pt kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải là nóng vội, duy ý chí, cũng k bị tụt hậu về cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…. Vì vậy, Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh CNH, HĐH gắn vs pt kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CHN, HĐH.

Hai là, CNH,HĐH gắn vs pt kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Khác vs CNH ở thời kỳ trc đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm CNH chỉ có Nhà nước, theo kế hoạch của Nhà nước thông qua chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đc tiến hành trong nền kt thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần. Do đó, CNH, HĐH không phải là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân,của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện = cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước, còn ở thời kỳ đổi mới đc thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. CNH, HĐH gắn vs pt kinh tế thị trường k những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế mà còn sd chúng có hiệu quả để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.  

CNH, HĐH nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới,… sớm đưa nc ta ra khỏi tình trạng kém pt. Hội nhập kinh tế còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm mà nc ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc vs sức mạnh thời đại để pt kinh tế nói chung và CNH, HĐH nói riêng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự pt nhanh và bền vững.

+ Trong các yếu tố tham gia vào quá trình CNH, HĐH, yếu tố con người luôn đc coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế gồm 5 yếu tố: Vốn- Khoa học và công nghệ- Con người- Cơ cấu kinh tế- thể chế chính trị và quản lí nhà nước, trong đó con người có vai trò quan trọng nhất vì con người quyết định cả 5 yếu tố. Để pt nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước cần đặc biệt chú ý đến pt GD-ĐT.

+ CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kt, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý cũng như đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. NGuồn nhân lực cho CNH, HĐH đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và có kahr năng sáng tạo công nghệ mới.

Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH,HĐH.

+ Vai trò của KH-CN: Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sx, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung; giúp cho quá trình CNH được rút ngắn; khoa học công nghệ của thế giới pt chuyển sang 1 nền kinh tế mới là nền kinh tế tri thức.

+Nước ta tiến lên CNXH từ 1 nền kinh tế kém pt và tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn vs pt tri thức thì pt khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp vs pt công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.

Năm là, pt nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi vs thực hiện tiến bộ và công bằng XH; BVMT tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Xây dựng CNXH ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó, thước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng,… Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của phát triển.

Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ vs việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo vệ đk sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triền bền vững.

Video liên quan

Chủ Đề