Chị ngã em nâng nghĩa là gì

Tục ngữ có câu: "Chị ngã em nâng" . Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn. Để con cháu thấy được truyền thống quý báu của cha ông, ông cha ta xưa có dạy:

"Thương người như thể thương thân".

Yêu thương con người, yêu thương đồng loại là điều kiện cần thiết trong xã hội loài người. Một xã hội mà mọi người đồng tâm đồng lòng, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có phúc mọi người cùng hưởng, có họa mọi người cùng chịu, cái xã hội đó sẽ không có sự bất bình đẳng, sẽ không có sự phân biệt kẻ giàu người nghèo. Câu tục ngữ trên là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình: Như một lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người "nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh "như thể", – Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người chung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ… cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc học như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.

Để tồn tại lên một xã hội thì những con người sống trong xã hội ấy phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng, cùng nhau xây dựng, cùng góp sức để xã hội đó tồn tại và phát triển. Trong gia đình mối quan hệ anh em, cha mẹ và con cái những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Nếu ai trong số những người thân trong gia đình gặp khó khăn, mọi người sẽ cùng chung tay gánh vác.

Ngoài những người thân trong gia đình chúng ta còn có bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta "tối lửa tắt đèn" có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. những lúc "trái gió trở trời", những khi "cùng đường bí lối", họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để "chia sẻ ngọt bùi". Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này thái độ "nhường cơm sẻ áo", "chị ngã em nâng" là một việc làm mà ta phải thực hiện. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi có lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ u Cơ… Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Có thể nói tất cả mọi người đã sống trên trái đất này đều phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi cho nhau. Đó không chỉ là tình cảm giữa con người với con người mà nó còn trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, truyền thống ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta để chung góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng hầu chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng "Thương người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.

Chị ngã em nâng đây là nói về khi chị ngã em sẽ nâng chị dậy nhưng ý nghĩa sâu xa mà nó thể hiện đó là nói về tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất, mỗi người chúng ta đều hiểu được những ý nghĩa to lớn mà nó dành cho mỗi người. Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, giá trị đó để lại những niềm tin yêu sâu sắc và giá trị to lớn mạnh mẽ cho mỗi con người, hiểu được điều đó con người sẽ cảm thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn.

Chị ngã em nâng đó là một truyền thống cao đẹp mà nhân dân Việt Nam luôn luôn học tập phát huy và giữ gìn nó, đây là những kinh nghiệm sống quý báu từ ngàn đời mà ông cha ta đã để lại cho dân tộc nó có ý nghĩa to lớn nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình, mà nó luôn luôn dạy cho con người những giá trị và ý nghĩa mà cuộc sống này để lại. Đúng như câu ca dao xưa đã nói: "một giọt máu đào hơn ao nước lã" chính vì vậy nó đã luôn đề cao tình anh em trong gia đình, nó đề cao sự yêu thương và đoàn kết với nhau, không nên chỉ vì những cái ích kỷ của bản thân mà quên đi trách nhiệm của chính bản thân mình, giá trị to lớn của nó để lại cho nhân loại thật đáng trân trọng và niềm tin yêu của nó dành cho con người cũng vô cùng cao quý và đáng được ngợi khen nhất.

  •  Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
  •  Tóm tắt văn bản tự sự

Tình cảm giữa con người với con người đã luôn luôn được củng cố và đặc biệt tình cảm giữa anh em ruột thịt trong gia đình lại càng được chú trọng nhiều hơn, câu ca dao kia đã nhắc nhở trong mọi hoàn cảnh anh em luôn phải đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn và gian nan nhất, điều đó có ý nghĩa quan trọng đem lại những tình cảm chân thành và đáng được trân trọng nhất, chị ngã em nâng đó cũng là một câu nói đem lại những bài học to lớn để nhắc nhở chúng ta những người con đang sống trong vùng đất truyền thống hiểu được giá trị to lớn mà ý nghĩa của câu nói này đem lại. Dù cho cuộc sống có nghiệt ngã gian nan như thế nào, nhưng nếu biết vượt qua được nó và đoàn kết bên nhau, yêu thương lẫn nhau, thì nó thực sự để lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất, trong cuộc sống của mỗi con người, giá trị và niềm tin trong cuộc sống cũng để lại cho chúng ta những giá trị to lớn và mang ý nghĩa mạnh mẽ nhất.

Bên cạnh những con người luôn luôn coi trọng tình cảm trong gia đình giữa em và anh thì lại có những người luôn luôn đố kỵ và tranh giành mọi thứ với nhau điều đó cực kì để lại những điều xấu cho con cái của họ về sau này.

Mỗi chúng ta đều phải trân trọng và giữ gìn tình cảm giữa em anh trong gia đình, nó là yếu tố quan trọng để luôn luôn giữ được mối quan hệ tốt nhất.

Bài làm

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, luôn coi trong tình cảm anh em ruột thịt trong một gia đình được thể hiện là tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng quý của mỗi con người .Vậy chúng ta cần phải biết trân trọng những tình cảm đó, được truyền đạt qua rất nhiều những câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề trong một gia đình này như "anh em như thể tay chân","lá lành đùm lá rách", hay câu "chị ngã em nâng".

Bởi vậy nên mới nói người xưa từng có câu "Một giọt máu đào hơn ao nước lã "thể hiện qua tình cảm ruột thịt máu mủ trong gia đình đó là tình cảm yêu thương của chị em gắn bó là loại tình cảm vô cùng thiêng liêng trong cuộc sống và ai cũng có một tình cảm đó đáng để gìn giữ và trân trọng.

Trong câu thơ được bao trùm bộc lộ rõ nhất qua hai nhận định khác nhau. Thứ nhất, phải chú ý với nghĩa đen của câu tục ngữ là một lời nói giản dị, chân thật, đầy tình cảm yêu thương gắn bó ruột thịt đó là tình cảm chị em trong gia đình, còn nếu không may mắn người chị bị vấp ngã hay đang gặp khó khăn trở ngại hay đang gặp thất bại, thì người em sẽ phải dang tay giúp đỡ người chị đứng dậy.

>> Xem thêm:  Kể lại một việc tốt mà em đã từng làm và nêu suy nghĩ của em

Còn khi ta hiểu nghĩa bóng hàm ý của câu tục ngữ trên nói rộng hơn, chị em ví như tập thể, cộng đồng, hay nói bao quát là cả một đồng bào, người trong một xóm, địa phương ..thì phải biết yêu thương bao bọc, tre trở nhau. Để cho chúng ta thấy như vậy câu tục ngữ nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta phải cần biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau khi người khác đang gặp hoạn nạn, khó khăn cần sự giúp đỡ.

Giải thích câu tục ngữ Chị ngã em nâng

Bởi vậy, khi là một con người được sinh ra trên một quốc gia, dân tộc, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng, có chung một lịch sử, bất kể dù ở đâu đi chăng nữa thì vẫn một lòng hướng về nhau. Cũng như ở bất kì mọi miền Tổ Quốc vậy nên không quan trọng miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay rừng núi, bất cứ nơi đâu, cũng đều là anh em trong một nhà.

Câu tục ngữ để lại hình ảnh đẹp và chân thực về tình cảm anh em trong một gia đình nó là lẽ cơ bản vậy nên tất nhiên phải thương yêu nhau như ruột thịt. Lẽ nào trong cuộc sống hàng ngày ta lại dửng dưng vô cảm, hay làm ngơ khi chị em ta gặp chuyện không may xảy ra? Liệu khi ấy liệu ta có thể sống yên tâm và vui vẻ hạnh phúc trước mắt hay còn gọi là theo điều kiện cá nhân được không? Bởi vậy nên ông bà ta xưa cũng đã từng răn dạy rằng: “máu chảy ruột mềm”

>> Xem thêm:  Phân tích truyện Đeo Nhạc Cho Mèo

Bởi vậy cho nên không ai trong xã hội sống lẻ loi ,cô độc cả,mà cần phải có người xung quanh quan tâm, giúp đỡ. Thế nên mới nói có những hàng xóm lúc “tối lửa tắt đèn”, thể hiện rõ qua tình làng nghĩa xóm san sẻ giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

Chính tình cảm ấy tưởng chừng xuất phát một cách bình thường nhưng lại cho có được sức mạnh to lớn nó giúp ta có thể vững tin để vượt qua khó khăn gian khổ để đứng dậy bằng chính đôi chân của mình để đạt mơ ước thành công trên con đường tìm lại ước mơ thắp sáng tương lai tốt đẹp hơn .

Thế nên, mới nói tình tương thân ,tương ái, giúp đỡ lẫn nhau không những nó thể hiện rõ cho ta thấy đó là tình cảm không hề đơn giản mà bao trùm trong đó là là tình người, tình đồng loại mà còn là cơ sở hình thành của tình yêu nước, yêu tổ quốc. Thế nên đây là một thứ tình cảm không thể thiếu được trong mỗi người trong mỗi chúng ta. Do đó, ông cha ta bao đời thường nhắc nhở con cháu rằng: "Lá lành đùm lá rách"

Hay một số bài ca dao khác thể hiện tình cảm gia đình tình cảm thương thân tương ái giữa những con người sống với nhau trong cộng đồng:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Nhưng hãy giúp đỡ nhau bằng lòng chân thành không toan tính, vụ lợi, hay mục định cá nhân mà từ tấm lòng yêu thương đó mới là nghĩa cử cao đẹp. Thế nhưng không nên giúp người khác một cách bừa bãi , lung tung mà ta cần thận trọng quan tâmđến các đối tượng về tính cách, hoàn cảnh, hành động chứ không phải để họ không ỷ lại mà lười biếng nhất là trong là trong lao động….

>> Xem thêm:  Tả cô giáo em đang say sưa giảng bài trên lớp

Câu thơ cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình yêu thương, sự san sẻ ,giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn phê phán sự dửng dưng vô cảm của một số thành phần trong xã hội cần suy nghĩ và chấn chỉnh lại đề có thể hòa nhập thân thiện với cả một cộng đồng xã hội. Đó mới là nghĩa vụ quan trọng ,bởi việc làm dang tay, bao bọc, này tạo nên sự đoàn kết, lòng yêu thương thân ái giữa con người với con người trong cả một xã hội.

Qua câu tục ngữ mang giàu ta nghĩa nhân văn để qua đó thể hiện sâu sắc lối sống giàu tình nặng nghĩa của nhân dân ta đối với cuộc sống Bởi vậy cho nên cách sống sẽ luôn được phát triển và gìn giữ quan trọng để nó luôn bền vững ngày càng tốt đẹp hơn.

Diệu Linh

Tags: chị ngã em nângGiải thích chị ngã em nâng

Video liên quan

Chủ Đề