Chất sát trùng là gì

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để phòng ngừa covid-19 là rửa tay sạch sẽ. Chính vì vậy, mọi người nên sát khuẩn tay bằng cồn với những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường.

Sát khuẩn là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

Rửa tay không dùng nước với dung dịch chứa cồn chỉ nên được áp dụng khi không có điều kiện rửa tay bằng nước và xà phòng nhưng chỉ khi tay không thấy rõ vết dơ. Nếu tay có vết dơ thấy rõ thì nên rửa tay thường quy [dùng xà phòng thường [nước hoặc bánh] để rửa tay].

Cồn 70 độ có tốc độ bốc hơi chậm hơn, vừa đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn

Cồn 70 độ cho tác dụng diệt khuẩn tốt hơn cồn 90 độ. Bởi vì cồn 90 độ vừa thoa lên tay đã bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian tồn tại trên tay để diệt vi khuẩn. Còn những loại cồn dưới 60 độ lại không đảm bảo để sát khuẩn. Cồn 70 độ là độ cồn có tốc độ bốc hơi chậm hơn, vừa đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn. Tóm lại, không dùng cồn ở nồng độ cao 90% vì bốc hơi nhanh, không đảm bảo thời gian tiếp xúc và độ an toàn.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ [CDC] cũng đã khuyến cáo người dân hãy tự bảo vệ mình bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch, đây là lựa chọn đầu tiên vì phương pháp này giúp làm giảm được tất cả các loại vi trùng. Chỉ trong trường hợp không có xà phòng và nước thì sử dụng sản phẩm sát khuẩn tay nhanh có nồng độ cồn tối thiểu 60%.

Khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc sử dụng cồn để rửa tay nhanh, bạn cần thực hiện trong ít nhất 30 giây, chà xát và đảm bảo tất cả vị trí trên da tay đều được tiếp xúc với chất khử trùng và để khô tự nhiên. Virus sẽ bị bất hoạt sau khoảng 3-4 phút sử dụng dung dịch này. Do đó, cần chú ý trong vòng 3-4 phút sau khi thực hiện rửa tay nhanh, virus trên tay chưa kịp bị tiêu diệt hoàn toàn nên vẫn có thể lây sang người khác.

Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc và lượng chất khử khuẩn cũng quyết định rất lớn đến khả năng diệt khuẩn. Do đó việc tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại dung dịch là thực sự cần thiết. Ví dụ cùng một thành phần chính là Ethanol [cồn] nhưng các sản phẩm khác nhau sẽ có cách dùng khác nhau. Các sản phẩm thường dùng trong bệnh viện như: Aniosgel 85 NPC có thể diệt được các chủng virus như Herpes Virus, Rotavirus, Coronavirus trong vòng 30 giây [ở điều kiện tiêu chuẩn] với hướng dẫn sử dụng là 3ml/30 giây, với Asirub dạng dung dịch được hướng dẫn sử dụng 3-4 ml trong 1 phút, Alphasept handrub nên dùng 3ml với thời gian tối thiểu tiếp xúc trên tay 30 giây... Đồng thời, để tính toán được liều lượng dùng, nhà sản xuất cần thiết kế các vòi bơm định lượng cho mỗi sản phẩm mà theo đó, mỗi lần bơm sẽ bơm ra một lượng vừa đủ cho một lần rửa tay.

Sử dụng nước rửa tay khô có kèm chất dưỡng da giúp dưỡng ẩm cho da

  • Dung dịch rửa tay sát khuẩn: chứa 2-4% chlorhexidine hoặc 5-7% povidone iodine hoặc 1% triclosan... dùng trong rửa tay phẫu thuật. Các loại dung dịch sát khuẩn đang sử dụng tại bệnh viện là Microshield 2% và 4% [dùng trong phòng mổ].
  • Dung dịch khử khuẩn không dùng nước có thể chứa một trong các hóa chất sau: Alcohol [cồn], Chlorhexidine, Chlorine, Hexachlorophene, Iodine, Para Chloro Meta Xylenol, hợp chất amoni bậc 4 và Triclosan, thường có kèm chất dưỡng da.

Trên thực tế, thành phần chính của các loại nước rửa tay y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng hiện nay thường bao gồm: Dung dịch ethanol [cồn], nước tinh khiết, sodium lactate [một loại chất hút ẩm], fragrance [hương liệu tạo mùi hoặc các loại tinh dầu làm thơm], benzalkonium chloride [chất diệt khuẩn]... Theo các bác sĩ, nước sát khuẩn tay nhanh hay nước rửa tay khô có khả năng diệt nhanh các loại vi khuẩn, virus, các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe, khiến chúng không thể phát triển và bảo vệ bàn tay sạch sẽ. Một số loại nước rửa tay, nước sát khuẩn tay bằng cồn còn có thể chứa một số thành phần dưỡng chất, vitamin giúp bàn tay mềm mại hơn.

  • Bước 1: Lấy 3-5 ml dung dịch rửa tay cho vào lòng bàn tay.
  • Bước 2: Chà xát mạnh tay trong 1 phút, chà hai lòng bàn tay vào nhau và chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón. Chà xát mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và tiếp tục thực hiện ngược lại [mu tay để khum sao cho khớp với lòng bàn tay].
  • Bước 4: Chà xát ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại [lòng bàn tay ôm lấy ngón cái]. Chà xát các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Chú ý: Khi hoàn thành bước 4 mà tay vẫn chưa khô thì tiến hành lại từ bước 2 đến 4 cho đến khi tay khô.

Mặt khác, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên lựa chọn những sản phẩm nước rửa tay nhanh không rõ nguồn gốc xuất xứ và không được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường vì không đảm bảo độ an toàn và khả năng diệt khuẩn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Lý do trẻ em có khả năng đề kháng với virus Corona tốt hơn người lớn

Virus corona có thể lây từ mẹ sang con không?

XEM THÊM:

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Thắng - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thuốc sát trùng ngoài da là các chất hóa học được thiết kế để bôi lên vùng da nguyên vẹn cho tới miệng của các vùng da tổn thương nhằm mục đích ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Thuốc sát trùng ngoài da thường được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn đối với các vết thương nhỏ và chỉ nên dùng sau khi vết thương đã được rửa sạch.

Với các vết thương mà da còn nguyên vẹn [ví dụ chỉ bị sưng lên tại chỗ], sau khi rửa sạch, có thể chỉ cần sử dụng các thuốc bôi chứa thuốc gây tê để làm giảm đau tại chỗ, không cần dùng đến các thuốc sát trùng.

Một số vết thương hoặc vết bỏng nặng hơn lại cần đến khám bác sĩ, không nên tự điều trị tại nhà, ví dụ như:

  • Vết thương:
    • Vết thương không cầm được máu sau 5 phút dù đã ép trực tiếp
    • Vết thương do động vật hoặc người cắn
    • Vết thương vừa mới bị và sâu
    • Vết thương lâu khỏi, không có dấu hiệu lành hoặc vết thương do vật nhọn đâm sâu vào
    • Vết thương cần khâu lại
    • Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng [có mùi hôi hoặc mủ]
    • Vết thương ở những người sức đề kháng kém [suy giảm miễn dịch], mắc bệnh đái tháo đường
    • Bất kỳ các trường hợp nào mà bạn thấy bất thường khác
  • Vết bỏng:
    • Ảnh hưởng từ 2% diện tích da cơ thể trở lên
    • Vết bỏng ở vùng mắt, tai, mặt, bàn tay, bàn chân, đáy chậu
    • Vết bỏng ở người mắc đái tháo đường hoặc mắc nhiều bệnh lý, người cao tuổi, sức đề kháng kém [suy giảm miễn dịch]
    • Vết bỏng do điện hoặc do hít phải
    • Vết bỏng do hóa chất

Hình ảnh người bệnh gặp tình trạng vết thương tại da do bỏng độ 3

Một thuốc sát trùng lý tưởng là thuốc sát trùng có thể tiêu diệt được tất cả các vi khuẩn nhưng không làm tổn thương mô. Tuy nhiên, ngay cả ở nồng độ điều trị thì các thuốc sát trùng cũng có thể gây hại cho mô.

Ví dụ, các chế phẩm chứa cồn có thể gây mất nước của vùng tổn thương, gây ra đau và tổn thương tế bào. Chính vì vậy, các thuốc sát trùng chỉ nên được sử dụng để sát trùng những vùng da còn nguyên vẹn xung quanh vết thương sau khi đã làm sạch vết thương, không nên nhỏ vào bên trong lòng vết thương.

Một số thuốc sát trùng thường hay được sử dụng:

Oxy già 3% là thuốc sát trùng ngoài da được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến. Khi oxy già tiếp xúc với vùng da, nó sẽ gây giải phóng oxy mới sinh, gây sủi bọt và làm sạch vết thương một cách cơ học. Do đó, oxy già phù hợp với những nơi mà có thể thoát được khí, không nên sử dụng ở những vùng áp xe, cũng như không nên băng bó trước khi hết sạch khí. Nhược điểm của oxy già là tác dụng sát khuẩn của oxy già yếu và tương đối ngắn [do chỉ duy trì trong thời gian oxy mới sinh được giải phóng ra].

Khi sử dụng oxy già, chú ý không lắc lọ thuốc. Khi mở cần giữ lọ thuốc xa mặt để tránh bắn lên mặt. Rửa sạch vùng da trước khi cho oxy già vào. Có thể băng bó vết thương sau khi dung dịch đã khô hết. Nồng độ >3% có thể gây kích ứng và cần phải pha loãng trước khi dùng. Không được bôi vào những vùng kín hoặc nhỏ vào những khoang kín của cơ thể vì oxy giải phóng ra nhưng không thoát ra được, có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch.

Cồn [ethanol] có hiệu quả diệt khuẩn tốt ở nồng độ 20 – 70%. Cồn có hiệu quả tốt trong diệt trừ các loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn lao, một số loại nấm và virus có vỏ, tác dụng kém trên bào tử và những loại virus không có vỏ. Tác dụng diệt khuẩn của cồn liên quan đến phá hủy màng tế bào, làm biến tính protein của vi sinh vật.

Cần phải thận trọng khi sử dụng cồn ở vùng da nguyên vẹn xung quanh vị trí tổn thương bởi khi để cồn tiếp xúc với lòng vết thương nó sẽ gây kích ứng mô. Các chế phẩm chứa cồn có thể sử dụng 1 – 3 lần/ngày và vết thương có thể băng lại sau khi vùng rửa đã khô.

Có 2 dạng chính của chế phẩm chứa iod: dung dịch iod và povidon iod. Các chế phẩm chứa iod cũng có thể được sử dụng để sát trùng vết thương. Iod có tác dụng diệt vi khuẩn [bao gồm cả gram dương và gram âm], nấm, virus và các loài động vật nguyên sinh với cơ chế tấn công vào các protein, nucleotid, các acid béo quan trọng, gây chết tế bào.

Khi dùng các chế phẩm chứa iod ngoài da để rửa vết thương iod có thể được hấp thụ toàn thân. Mức độ hấp thu iod phụ thuộc vào nồng độ sử dụng, tần suất sử dụng cũng như vị trí sử dụng. Cần sử dụng thận trọng dung dịch iod, povidon ioid cho bệnh nhân bỏng, suy thận hoặc có bệnh lý về tuyến giáp.

Chế phẩm chứa iod [povidon ioid] thường được sử dụng sát khuẩn

Dung dịch iod: là hỗn hợp của iod và kali iodid. Trong một số chế phẩm, có thể có cồn [gọi là cồn iod]. Chế phẩm dạng này thường gây xót, gây kích ứng da hơn so với povidon – iod. Nhìn chung, băng bó vết thương thường không được khuyến cáo sau khi sát trùng với dung dịch iod để tránh kích ứng mô. Dung dịch iod bám trên da có thể kích ứng mô, và có thể gây ra kích ứng dạng dị ứng ở một số người.

Povidon – iod: là phức hợp tan trong nước của iod với povidon. Povidon – iod giải phóng iod từ từ, tác dụng kém hơn so với dạng chế phẩm chứa iod tự do, nhưng ít kích ứng da và niêm mạc hơn.

Các chế phẩm chứa bạc:

Các chế phẩm chứa bạc, ví dụ bạc sulfadiazin cũng được dùng để sát trùng ngoài da. Cơ chế sát trùng được cho là liên quan đến tác động của ion bạc gắn với chuỗi xoắn ADN và ngăn cản việc sao chép và nhân lên.

Thuốc thường được bôi ngày 1 – 2 lần, tránh để thuốc dính vào mắt. Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai gần ngày sinh, phụ nữ cho con bú hoặc ở trẻ em dưới 2 tháng tuổi.

Chlorhexidin:

Các chế phẩm chứa chlorhexidin cũng được sử dụng khá rộng rãi để sát trùng ngoài da do tác dụng diệt khuẩn tốt, độc tính thấp, khả năng bám trên da và niêm mạc tốt. Chlorhexidin hoạt động thông qua phá hủy cả lớp màng trong và ngoài của vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến điện thế màng - yếu tố quan trong trong việc tạo ATP, kết tủa các thành phần của tế bào. Tác dụng trên bào tử phụ thuộc vào nhiệt độ. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy chlorhexidin không hấp thu qua da và ít kích ứng, nhưng cần tránh để bắn vào mắt, tai hoặc màng não [tránh các vị trí chọc dịch não tủy].

Trong quá trình sử dụng các thuốc sát khuẩn ngoài da, bạn cần nhận biết các dấu hiệu khi vết thương bị nhiễm khuẩn, bởi các thuốc sát khuẩn bôi ngoài da không điều trị được các vết thương bị nhiễm khuẩn. Các dấu hiệu này bao gồm: sưng, nóng, đỏ, đau tại vết thương. Ngoài ra, vết thương có thể chảy dịch và bạn có thể có sốt. Khi có các dấu hiệu này, bạn cần tới khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề