Mục đích khảo nghiệm thuốc đánh giá dư lượng

- Thiết bị sơ chế - đóng gói: Phần lớn các cơ sở thực hiện trang thiết bị cắt tỉa rễ lá, dây chuyền rửa sạch, rất ít cơ sở sử dụng khử trùng bằng ozon sau đó đóng gói lớn (nhỏ) tùy theo nhu cầu của thị trường hoặc cơ sở đặt hàng. Qua kiểm tra chưa phát hiện sử dụng hóa chất trong bảo quản.

- Nguồn gốc nguồn nguyên liệu: hàng hóa từ các vùng sản xuất rau an toàn tại thành phố, tỉnh lân cận và nhập khẩu, đôi khi nhận hàng từ các chợ đầu mối.

  1. Lấy mẫu và kiểm tra giám định dư lượng thuốc BVTV trong rau quả:

à Phương pháp giám định:

- Phương pháp lấy mẫu theo quy định tại Quyết định số 50/2003/QĐ-BNN ngày 25/03/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT “Về việc ban hành Quy định kiểm tra chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam”.

- Phương pháp phân tích thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-BVTV Ngày 12/09/2003 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành quy trình kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ và carbamate trong rau, quả (còn gọi là phương pháp Thái Lan) nhằm sàng lọc những mẫu vượt mức cho phép.

à Kết quả giám định:

Trong năm 2006, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành lấy: 790 mẫu tại các đơn vị kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích có 26 mẫu vượt dư lượng thuốc trừ sâu (táo hồng, táo xanh, rau dền, 02 mẫu cải ngọt, rau cần, 2 mẫu cà chua, 5 mẫu hành lá, cần tây, xà lách xong, nấm rơm, 2 mẫu củ hành tím, 2 mẫu khổ qua, bông cải xanh, 2 mẫu rau muống, khoai tây, bồ ngót, tỏi, cải thìa), chiếm tỉ lệ 3,29%. Thể hiện ở bảng như sau:

Bảng 1: Tình hình DLTTS trong rau, quả tại các đơn vị kinh doanh rau an toàn năm 2006 (Tính đến tháng 11/2006)

Chỉ tiêu

Loại rau

Số mẫu kiểm tra

Số mẫu vượt

Tỉ lệ mẫu vượt

Ghi chú

406

16

3,94

Củ

95

4

4,21

Quả

224

4

1,78

Trái cây

65

2

3,07

Tổng cộng

790

26

3,29

Đối với các cơ sở kinh doanh rau an toàn có tỉ lệ mẫu vượt là 3,29% giảm so với hàng hóa lưu thông tại 03 chợ đầu mối là (3,9%) và giảm so cùng kỳ năm 2005 là (3,31%).

Đối với các chủng loại rau quả, trái cây có tỉ lệ mẫu vượt cao nhất là rau ăn củ: 4,21% (gồm 2 mẫu củ hành tím, tỏi -Trung Quốc), khoai tây - Đà Lạt); kế đến rau ăn lá: 3,94% (gồm nấm rơm -Trà Vinh; cần tây, cải thìa, xà lách xong, bồ ngót, bông cải xanh, 05 mẫu hành lá -Đà Lạt; rau dền, rau cần, 2 mẫu rau muống, 02 mẫu cải ngọt Tp.HCM); trái cây 3,07% (gồm táo hồng, táo xanh -Trung Quốc); rau an quả 1,78% (gồm 2 mẫu cà chua - Đà Lạt,TP.HCM;, 2 mẫu khổ qua -Tiền Giang).

Riêng đối với hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng Trung Quốc có 5 mẫu vượt/26 mẫu vượt chiếm tỷ lệ 19,23% (gồm 02 mẫu củ hành tím, táo xanh, táo hồng, tỏi).

2. Về xử lý hành vi vi phạm dư lượng thuốc BVTV:

  1. Thủ tục xử lý vi phạm:

Mọi hành vi vi phạm mẫu vượt đều bị xử phạt theo luật định và Nghị Định số 45/CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ “Qui định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Nhà nước về Y tế”. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Kết quả phân tích, giám định về dư lượng độc chất của các cơ quan chức năng có thẩm quyền là căn cứ đối chiếu với các tiêu chuẩn của Quyết định 67/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Mẫu nông sản kiểm tra nhanh không đạt yêu cầu về dư lượng độc chất thì cơ quan kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính về dư lượng độc chất theo mẫu số 03/BVTV của Quyết định số 61/2003/QĐ-BNN, ngày 7/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành hệ thống mẫu biểu sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

  1. Hình thức xử phạt hành chính:

Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật xử lý các hành vi vi phạm về mẫu vượt mức cho phép, áp dụng hình thức xử lý cảnh báo, nhắc nhở không nên nhập nguồn rau quả không đảm bảo chất lượng VSATTP; riêng đối với các mẫu vượt có nguồn gốc ở các tỉnh Chi cục thông báo cho các Chi cục tỉnh để tăng cường công tác kiểm tra giám sát dư lượng thuốc BVTV.