Mua giống vịt biển ở đâu

Mục tiêu của mô hình nhằm chuyển giao đến nông dân giống vịt biển có khả năng thích nghi ở nhiều môi trường nuôi, từ nước mặn đến nước lợ và nước ngọt.

Vịt biển nuôi nhốt trên khô

Với 5.300 con vịt biển chuyển giao cho 10 hộ nuôi, sau hai tháng, tỉ lệ vịt nuôi sống đạt 95%, trọng lượng 2,7kg/con. 

Mô hình nuôi vịt biển ở Hòa Thắng đã có lãi 18.000 đồng/con, trong khi cùng thời điểm triển khai mô hình, các hộ chăn nuôi đại trà vịt siêu thịt đang bị lỗ khoảng 5.000-10.000 đồng/con.

Mua giống vịt biển ở đâu

Mô hình nuôi vịt biển Đại Xuyên ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên). Ảnh: LÊ TRÂM

Bà Đào Thị Hoa ở xã Hòa Thắng, nuôi 520 con giống vịt biển Đại Xuyên theo dự án, cho biết: Vịt lớn nhanh và dễ thích nghi với môi trường nuôi nước ngọt. Tôi đã bán 80 con vịt nuôi đợt 1, trọng lượng trên 2kg/con, với giá cao hơn 10.000 đồng/kg so với vịt cỏ thường. 

Vịt biển nuôi nhốt trên vùng nước ngọt thịt thơm ngon khác biệt nên nhiều người dân địa phương đã đến gia đình hỏi mua. Số lượng vịt nuôi còn lại đạt trọng lượng trên 2,7kg/con. Tôi mong được tiếp tục hướng dẫn thêm kỹ thuật, hỗ trợ quảng bá giá trị của vịt biển đến người tiêu dùng.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, giống vịt biển Đại Xuyên kiêm dụng vừa trứng vừa thịt, tỉ lệ sống cao. Giống vịt biển này do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên - Viện Chăn nuôi Quốc gia tạo ra, có tên vịt biển, có khả năng thích nghi rộng, có thể sống tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. 

Mục tiêu của mô hình là chuyển giao đến bà con chăn nuôi một giống vịt mới có khả năng thích nghi rộng ở nhiều môi trường nước, đặc biệt ở môi trường nước mặn (biển), đa dạng đối tượng vật nuôi, đưa thêm con giống mới vào bộ giống chăn nuôi, tạo sinh kế cho các hộ nuôi vùng nước lợ, nước mặn, nước ngọt và người chăn nuôi ở các vùng miền trên địa bàn tỉnh.

Ông Bùi Văn Minh ở xã Hòa Thắng, nuôi 1.200 con vịt biển của mô hình. Kết quả cho thấy, vịt biển sinh trưởng và phát triển nhanh, sức sống cao. Sau 2 tháng nuôi, trọng lượng bình quân đạt 2,7kg/con. Với giá bán trung bình 95.000-100.000 đồng/con, sau khi trừ chi phí, người nuôi có lãi gần 20.000 đồng/con. 

Chi phí chăn nuôi tương đương với các giống vịt thịt khác nhưng giá bán cao hơn do chất lượng thịt vịt biển dai, thơm ngon và ít mỡ hơn, khá phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Ông Minh chia sẻ: Vịt này thả lội dưới nước, nhốt trên khô cũng được. Không chỉ riêng tôi mà theo đánh giá của bà con nông dân tham gia mô hình, giống vịt mới này dễ nuôi do có khả năng thích ứng tốt với điều kiện chăn thả tại địa phương; khả năng tự tìm kiếm mồi rất tốt nên có thể kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tại địa phương trong quá trình nuôi để giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận.

Nhiều người tìm hiểu cách nuôi vịt biển

Ông Nguyễn Văn Long ở xã Hòa An (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) tham quan mô hình nuôi vịt biển ở xã Hòa Thắng cho hay: Qua theo dõi cũng như hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, nơi nào có nguồn nước không bị ô nhiễm thì tỉ lệ nuôi sống giống vịt biển cao và phát triển tốt hơn các giống vịt khác. Vịt biển ít bị bệnh, ít tiêu tốn thức ăn nên người chăn nuôi rất thích. 

“Trong quá trình triển khai, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã tập huấn cho các hộ tham gia mô hình với các nội dung: Giới thiệu một số giống vịt do trung tâm sản xuất và một số giống vịt cho năng suất cao khác; các hình thức nuôi; cách nhận dạng và phòng trị một số bệnh trên vịt biển. Tôi cũng được học hỏi kỹ thuật nuôi vịt biển và nhiều người đến các hộ tham gia mô hình tìm hiểu cách nuôi”, ông Long nói.

Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, đối với vịt biển, người nuôi có thể sử dụng 50% cá biển hoặc cá đồng trong khẩu phần thức ăn mà không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, trong khi đó giống vịt địa phương cho ăn 20% có thể bị tiêu chảy. Khả năng tìm kiếm và thu nhận thức ăn của giống vịt biển là rất tốt.

Giống vịt biển nuôi được trong các điều kiện nước lợ, nước mặn, nước ngọt theo nhiều phương thức khác nhau như: nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội, nuôi nhốt trong vườn cây, vườn đồi. 

Từ đó có thể khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu giống, thay đổi tập quán chăn nuôi vịt, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra, đồng thời tạo ra sản phẩm thịt vịt với số lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo sinh kế cho người dân trong tỉnh.

Ông Trương Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên: Xã Hòa Thắng là địa phương thứ hai ở Phú Yên triển khai mô hình nuôi vịt biển. Trước đó, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình tại huyện Tuy An. 

Với tên gọi là vịt biển nhưng giống vịt này được lai tạo từ vịt trời và vịt Đại Xuyên, do vậy có thể nuôi ở vùng nước ngọt hoặc nước lợ, tỉ lệ sống cao, sinh trưởng tốt và ít bệnh tật, tăng trọng nhanh. Giống vịt này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi và thích nghi với điều kiện môi trường nuôi tại Phú Yên. Thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục triển khai mô hình tại các địa phương khác.

Mạnh Lê Trâm (Báo Phú Yên)

Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã nghiên cứu và chọn tạo, đưa vào nuôi thành công giống vịt biển 15, giống vịt đầu tiên có thể sống ở biển, uống nước biển, tìm mồi trên biển và đẻ trứng… Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên Nguyễn Văn Duy cho biết: Giống vịt biển 15 của Trung tâm đã được nuôi thành công tại nhiều tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Kiên Giang, Trà Vinh…). Đặc biệt, vịt biển nuôi tại 33 điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, lứa đầu đã đẻ trứng, nên quân dân trên các đảo rất vui mừng. Ông Nguyễn Văn Duy cho biết thêm: Giống vịt biển 15 có khả năng thích nghi rộng trên mọi loại môi trường nước, sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt cao nên thời gian gần đây được nhiều hộ nuôi thủy cầm lựa chọn. Vịt biển 15 tuổi đẻ từ 20 đến 21 tuần; trọng lượng vịt đẻ từ 2,56 đến 2,75kg/con; năng suất trứng từ 235 đến 247 quả/con vịt đẻ trứng/năm; trọng lượng trứng từ 82 đến 86gam/quả; trọng lượng vịt thương phẩm từ 2,26 đến 2,35kg/con; tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng lượng từ 2,4 đến 2,6kg. Nếu nuôi vịt biển 15 thịt, với giá thị trường hiện nay là 38.000 đồng/kg thức ăn, tổng chi phí nuôi khoảng 90.000 đồng/con, giá bán khoảng 120.000 đồng/con; như vậy, mỗi con lãi 30.000 đồng. Đây là giống vịt sinh trưởng nhanh, có thể thả ở các cửa sông, ngoài đảo xa vì chúng uống được nước biển. Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng: Vịt biển 15 được xem là bước ngoặt lớn trong ngành chăn nuôi thủy cầm, bởi xưa nay, vịt chưa bao giờ chịu được nước biển, mà chỉ sống trong đất liền ở những vùng nước ngọt. Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã tìm được một giống vịt mới (vịt biển 15) sống được ở vùng nước mặn, mở ra cho bà con nông dân một hướng đi mới trong chăn nuôi thủy cầm. Nói thêm về đặc tính sinh học của loài này, ông Nguyễn Lân Hùng cho biết: Giống vịt biển 15 rất kiêm dụng, vừa để lấy thịt, vừa để lấy trứng; vịt biển có màu lông cánh sẻ, con đực dễ nhận biết vì lông ở đầu có màu xanh cổ vịt (xanh lam đậm). Loài vịt này sống được cả ở vùng nước biển, vùng nước lợ và vùng nước ngọt theo hình thức nuôi an toàn sinh học, dễ nuôi và có sức sống cao. Mọi vùng biển ở nước ta đều có thể đưa vịt biển 15 vào nuôi, đặc biệt là ở các vùng đảo xa, bà con và các chiến sĩ nuôi vịt biển rất thuận lợi, vừa cải thiện đời sống, vừa nâng cao thu nhập.

Khách hàng có nhu cầu mua giống vịt biển 15 liên hệ địa chỉ:

Xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Tel: 04.33854250; Fax: 04.33854390

Ông Nguyễn Văn Duy - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên - Điện thoại: 0912.448.344.

Vịt biển 15 - Đại Xuyên, lựa chọn tốt cho vùng bãi ngang

Giống vịt biển 15 - Đại Xuyên có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt tại Hà Tĩnh, ăn tạp, lớn nhanh, sức đề kháng cao, thịt chắc, thơm ngon.

Nuôi vịt 'ngôi sao Đại Xuyên' trên cạn, tỷ lệ thịt xẻ hơn 70%

Giống vịt Đại Xuyên Star nuôi trên cạn ít bệnh tật, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiều vùng. Đặc biệt, giống vịt này có tỉ lệ thịt xẻ rất cao, trên 72%.

Kinh nghiệm úm ngan vào mùa hè

Việc úm ngan giúp nâng cao chất lượng nuôi, giảm bớt tỷ lệ hao hụt. Tuy nhiên vào mùa hè khi nhiệt độ cao, nóng bức, cần có những lưu ý kỹ thuật riêng trong úm ngan con.

Vịt biển Đại Xuyên được chọn lọc hình thành để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu và cải thiện đời sống ở quần đảo Trường Sa, chúng được cho là đòn bẩy cho kinh tế biển đảo. Hiện nay, Trung Quốc đang cho tuồn giống vịt lậu với giá rẻ thâm nhập và trà trộn vào vùng Đại Xuyên.

Đặc điểm

Vịt biển 15 là giống vịt kiêm dụng vừa để lấy thịt vịt, vừa để lấy trứng vịt, có khả năng thích nghi rộng, sống được cả ở vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt, chất lượng thịt cao. Do có khả năng thích nghi rộng trên mọi loại nước, sinh trưởng nhanh, chịu dịch bệnh tốt, có giá trị kinh tế cao nên chúng được nhiều hộ nuôi thủy cầm lựa chọn. Vịt biển 15 giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, điều kiện nuôi rất phong phú và đa dạng và nuôi theo hình thức nuôi an toàn sinh học. Vịt Đại Xuyên có thể nuôi theo hình thức công nghiệphoặc bán công nghiệp.

Mô tả

Vịt biển Đại Xuyên có màu lông cánh sẻ đậm, con đực dễ nhận biết vì lông ở đầu có màu xanh cổ vịt (xanh lam đậm), chúng có màu lông cánh sẻ, cổ khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, vịt đực có lông đậm hơn con mái, mập mạp, khỏe mạnh, cân nặng hơn 1kg là bắt đầu thời kỳ thay lông. Khi trưởng thành có trọng lượng bình quân từ 2,8-3kg, năng suất trứng bình quân 230-240 quả/năm. Vịt nuôi 2 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 2,5kg, sau hơn 3 tháng thả nuôi, mỗi con có trọng lượng từ 3kg đến 3,2kg.

  • Nếu nuôi lấy thịt thì chỉ cần nuôi 70 ngày là mỗi con cũng xấp xỉ 3kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 72%. Chỉ cần nuôi 8 tuần là mỗi con nặng gần 2kg, sau hơn 3 tháng thả nuôi mỗi con có trọng lượng từ 3kg đến 3,2kg/ con. Khối lượng vịt thương phẩm 2,26–2,35 kg/con. Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng 2,4 - 2,6 kg.
  • Nếu nuôi đủ 21 tuần thì chúng bắt đầu đẻ, chúng đẻ từ 248 quả/mái/năm, tỷ lệ đẻ trứng cao. Tuổi đẻ từ 20 –21 tuần, khối lượng vào đẻ 2,5 đến 2,7 kg/con (hay 2,56-2,75 kg/con), năng suất trứng 235 đến 247 quả/mái/năm, sản lượng trứng từ 240-245 quả/con/năm. Khối lượng trứng 82–86gr/quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 3,1–3,3 kg. Chúng có thể đẻ trứng chỉ sau 5-6 tháng nuôi.

Tập tính

Đây là giống vịt có nguồn gốc ở các tỉnh miền Trung, có khả năng thích nghi tốt trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ, có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong môi trường nước mặn, chúng uống được nước biển. Đây là giống sinh trưởng nhanh, có thể thả sống ở các cửa sông, cửa biển, bãi biển và ngoài đảo xa, không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu chất dinh dưỡng[12] vì vịt biển có khả năng tự săn mồi rất tốt.

Chúng đẻ rất nhiều, rất dễ nuôi và có sức sống dồi dào. Các bãi cạn ở đảo là môi trường sống và kiếm ăn rất tốt cho vịt biển. Do sống ở khu vực thuỷ triều, nên môi trường sống của vịt biển lúc nào cũng sạch sẽ, ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tập quán của vịt biển là sinh sống quanh các bãi biển, có khả năng sử dụng nguồn nước biển với độ mặn cao làm nguồn nước uống, khác với giống vịt địa phương. Vì vậy có tên gọi là vịt biển hay vịt 15 Đại Xuyên, giống vịt biển đã thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều địa phương.

Giống vịt này chịu được nguồn nước mặn và dùng làm nước uống, tắm ngay khi nguồn nước có độ mặn cao, tỷ lệ hao hụt thấp và tăng trọng nhanh, so với giống vịt địa phương cùng thời gian nuôi thì chúng tăng trọng nhanh, từ 10 - 15% trọng lượng so với vịt địa phương, do đặc tính vịt biển có tính háo ăn và uống nước nhiều, với độ mặn của nguồn nước ven biển như hiện nay (15%o) vịt biển vẫn uống được. So sánh giữa vịt địa phương thì chúng có khả năng thích nghi cao, nguồn thức ăn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, chuối cây và cám trộn lẫn với nhau.

Vịt biển 15 có thể xem là bước ngoặt trong ngành chăn nuôi thủy cầm, một giống vịt mới sống được ở vùng nước mặn. Chúng rất dễ nuôi và có sức sống cao, mọi vùng biển đều có thể đưa vịt biển vào nuôi. Đặc biệt các vùng đảo xa. Do chất lượng trứng vịt ngon được thị trường ưa chuộng nên nghề nuôi vịt biển sẽ cho hiệu quả kinh tế khá cao Với khả năng thích nghi cao, có thể dùng nước mặn làm nước uống, thời gian nuôi ngắn, lại tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng nên vịt đẻ trứng với tỷ lệ rất cao, vịt biển đang trở thành con nuôi mới, tạo sinh kế cho người dân vùng ven biển, giống vịt đặc biệt này còn được đưa ra nuôi ở đảo Trường Sa.

Giống vịt biển 15 đã được nuôi thành công tại một loạt các tỉnh thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kiên Giang (đảo Thổ Chu, Phú Quốc) vàTrà Vinh, vịt biển cũng nuôi tại 33 điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, lứa đầu đã đẻ trứng. Từ năm 2014 giống vịt biển 15 đến các địa bàn đảo Phú Quốc, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Quảng Ninh và huyện đảo Trường Sa góp phần vào việc phát triển kinh tế biển đảo cũng như kinh tế vùng ven biển, hải đảo[18][19]. Trong đó nuôi chủ yếu vẫn là Quảng Ninh, Quảng Nam, Trà Vinh và Trường Sa.

Nhiều địa phương ở phía Bắc đã thử nghiệm nuôi vịt biển như: Quảng Ninh (đặc biệt là ở Đồng Rui, Tiên Yên, Đầm Hà, Vân Đồn, Cẩm Phả), Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, chúng rất hợp với điều kiện của địa phương ven biển như Quảng Nam, nhiều hộ dân ở đây đã nuôi vịt biển 15 trong môi trường xen lẫn nước mặn, lợ, cùng nhiều loài thuỷ cầm khác[23]. Ở Trà Vinh (xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang) thực hiện mô hình chăn nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu, nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi trên bờ biển, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, khuyến khích người dân ở vùng ngập mặn tận dụng những diện tích đất rừng của gia đình, đất bãi bồi nuôi vịt biển để tăng thêm thu nhập .

Ở Trường Sa

Ý tưởng nuôi vịt biển ở Trường Sa đưa vịt ra các đảo để nuôi, đặc biệt là huyện đảo Trường Sa do vịt có thể uống được nước biển, với mong muốn đưa giống này ra để giúp bộ đội và nhân dân ngoài đảo. Khi nuôi và nhân giống thành công, đàn vịt biển sẽ góp phần cải thiện cho bữa ăn của quân và dân các đảo, đặc biệt đối với các đảo chìm. Tuy vậy việc đưa giống vịt này ra đảo Trường Sa ban đầu gặp khó khăn và phải qua 03 lần:

  • Lần thứ nhất, Trung tâm Đại Xuyên gửi 100 trứng vịt biển, đưa ra đảo Trường Sa Đông, ấp chỉ nở được một vài quả.
  • Lần thứ hai, đưa ra đảo Trường Sa Lớn, cho ấp nở, kết quả cũng không hơn lần trước, chỉ nở được một vài quả
  • Lần thứ ba, được bắt đầu với việc nuôi thí điểm 1.000 con ở Quảng Ninh, 200 con ở đảo Thổ Chu để lấy kinh nghiệm, sau đó gửi vịt con vào để mang ra đảo, với một chuyến bay chở 600 con vịt biển 01 ngày tuổi vào Cam Ranh rồi đưa ra đảo vào nuôi tạm tại khu vực huyện đảo Trường Sa, tại đảo Sinh Tồn, vịt biển được nuôi trong một thời gian ngắn cho quen với điều kiện khí hậu sau đó, sẽ theo tàu chuyển cho các đảo.

Những ngày đầu vịt mới được đưa về đảo Sinh Tồn, ở đất liền cử người vào tiêm phòng và hướng dẫn cách chăm sóc. Hằng ngày, bộ đội nấu cơm trộn với cám cho vịt ăn, mỗi ngày cho ăn ba lần. Sau đó, thức ăn cho vịt thường là rau muống băm nhỏ trộn với cơm, cám công nghiệp. Nguồn thức ăn chính cho vịt là cơm thừa và rau muống mọc từ ao, hồ quanh đơn vị. Vịt biển ăn khỏe, bén hơi người chăm, hễ thấy bóng người là cả đàn chạy theo. Sau vài tuần, đàn vịt đã thích nghi được với môi trường bán đảo. Vịt biển đã có mặt ở hầu hết các đảo chìm, đảo nổi Trường Sa và hầu hết khỏe mạnh, lớn nhanh, sau 3 tháng đã nặng hơn 3kg, vịt biển chịu mặn, ra đảo thích ứng rất tốt.

Giống Trung Quốc

Hiện nay có hiện tượng con giống vịt nhập lậu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc đã trà trộn vào các lò ấp ở vùng Đại Xuyên và bán với giá rẻ nhờ và ăn theo thương hiệu nhờ vào Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đóng trên địa bàn, rất nhiều khách hàng bị nhầm tưởng giống từ Đại Xuyên nhưng đó là nguồn trứng từ giống thương phẩm bố mẹ, nguồn trứng nhập lậu Trung Quốc vẫn âm thầm đổ bộ, trà trộn với giống Việt Nam, việc nhập lậu giống gia cầm Trung Quốc trở thành mánh lới làm ăn sinh lợi khổng lồ, ít nhất phân nửa số giống ở Đại Xuyên có nguồn gốc từ giống Trung Quốc.