Một mạng máy tính là gì

Câu hỏi: Mạng máy tính là gì? 

Trả lời:

• Mạng máy tỉnh là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng…

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về mạng máy tính nhé.

1. Các lợi ích cùa mạng máy tính

– Dùng chung dữ liệu: có thề sao chép dữ liệu từ máy này sang máy khác hoặc lưu dữ liệu tập trung ở máy chủ, từ đó người dùng trên mạng có thể truy cập đến khi cần thiết;

– Dùng chung các thiết bị phần cứng: Chia sẻ máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa và nhiều thiết bị khác để người dùng trên mạng có thề dùng chung;

– Dùng chung các phần mềm: Có thể cài đặt phần mềm lên máy tính để người dùng trên mạng dùng chung. Nó sẽ giúp tiết kiệm đáng kể;

– Trao đổi thông tin: Có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua thư điện từ (e-mail) hoặc phần mềm trò chuyện trực tuyến (chat).

2. Phân loại mạng máy tính

a) Mạng có dây và mạng không dây (môi trường truyền dẫn của mạng)

    • Mạng có dây: môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, …).

    • Mạng không dây: môi trường truyền dẫn không dây (các loại sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, …).

    • Mạng không dây thực hiện kết nối ở mọi thời điểm, mọi nơi trong phạm vi mạng.

b) Mạng cục bộ và mạng diện rộng (phạm vi địa lý của mạng)

    • Mạng cục bộ (LAN): hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi hẹp. Thường được dùng trong gia đình, trường học, văn phòng, …

    • Mạng diện rộng (WAN: hệ thống máy tính kết nối trong phạm vi rộng. Có thể là một khu vực nhiều toà nhà, một tỉnh, một quốc gia (là kết nối của các mạng LAN).

3. Các kiểu kết nối của mạng máy tính:

+ Kết nối kiểu hình sao (Star): mạng máy tính được nối với nhau chung quang một máy tính nào đó được gọi là mạng hình sao

+ Kết nối kiểu đường thẳng (Line): mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường thẳng

+ Kết nối kiểu vòng (Ring): máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường tròn

Một mạng máy tính là gì
Hình 1. Các kiểu kết nối mạng cơ bản ​

4. Các thành phần của mạng

    • Các thiết bị đầu cuối: máy tính, máy in,… kết nối với nhau tạo thành mạng.

    • Môi trường truyền dẫn: cho phép tín hiệu truyền được qua đó. Môi trường truyền dẫn có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ, hồng ngoại, …

    • Các thiết bị kết nối mạng: vỉ mạng, hub, bộ chuyển, mạch (switch), môđem, router, … có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng cùng với môi trường truyền dẫn.

    • Giao thức truyền thông (Protocol): tập hợp các quy tắc định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

5. Vai trò của máy tính trong mạng

    • Mô hình mạng máy tính phổ biến là mô hình khách – chủ (cilent – sever).

a) Máy chủ (sever)

    • Máy tính có cấu hình mạnh, được cài đặt chương trình điều khiển quản lý phân bổ tài nguyên mạng.

    • Có thể có nhiều máy chủ trong một mạng.

b) Máy trạm (cilent, workstation)

    • Sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp.

    • Có thể truy cập vào các máy chủ để dùng chung các phần mềm, cùng chơi các trò chơi, khai thác tài nguyên, …

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

Nếu bạn làm việc tại văn phòng, chắc chắn bạn đang sử dụng đến một dạng mạng máy tính nào đó để phục vụ công việc. Nhưng bạn đã biết mạng máy tính là gì chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm khá phổ biến này.

  • Khái niệm mạng máy tính

Có thể hiểu đơn giản, mạng máy tính là một hệ thống mạng lưới các máy tính được kết nối với nhau theo một đường truyền vật lý. Chúng được kết nối theo kiến trúc nào đó (Network Architecture) nào đó. Mục đích tạo nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên cho nhiều người cùng sử dụng.

Mạng máy tính được thấy nhiều nhất tại các văn phòng khi có nhiều người cùng sử dụng máy tính trong cùng một phòng. Hoặc mạng máy tính cho một tòa nhà, một thành một. Cũng có thể là mạng máy tính trên phạm vi toàn cầu.

  • Các thành phần của mạng máy tính

Mạng máy tính bao gồm 3 thành phần chính: 

- Các máy tính được dùng để kết nối với nhau.

- Các thiết bị mạng dùng để kết nối các máy tính với nhau.

- Phần mềm cho phép thực hiện công việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.

Một mạng máy tính là gì

II. Các loại mô hình mạng máy tính

Hiện nay trên thế giới phổ biến các loại mạng máy tính sau:

  • Mạng ngang hàng (Peer – to – Peer)

Tên gọi cũng nói ra vai trò của thành phần máy tính trong mạng lưới này. Với dạng này, các máy tính tham gia cùng một hệ thống mạng với vai trò ngang nhau. Có thể cùng chia sẻ tài nguyên, dữ liệu máy tính với nhau một cách trực tiếp. Mạng máy tính ngang hàng chỉ thích hợp với những mạng có quy mô nhỏ, tài nguyên được quản lý phân tán. Nhược điểm của hệ thống mạng này là chế độ bảo mật kém.

Một mạng máy tính là gì

  • Mạng khách - chủ (Client – Server)

Với mạng khách - chủ sẽ có một đến một vài máy tính được chọn làm máy chủ (Server). Đảm nhiệm việc quản lý và cung cấp tài nguyên, dữ liệu đến các máy khác. Những máy tính sử dụng dữ liệu từ máy chỉ được gọi là máy khách (Client).

Một mạng máy tính là gì

Máy chủ trong hệ thống này có vai trò điều khiển việc phân phối tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung. Đảm bảo cung cấp, phục vụ dữ liệu cho máy khách một cách có hệ thống. Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp. Với mô hình mạng máy tính này thì dữ liệu được quản lý tập trung, bảo mật tốt, thích hợp với các mạng trung bình và lớn.

  • Mạng liên kết nối (mạng theo web)

Mạng liên kết bằng internet là một dạng mạng máy tính diện rộng. Chúng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của bất kỳ cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới. Mạng máy tính trên phạm vi Internet được gọi là mạng liên kết nối, giúp kết nối trên toàn cầu.

Tuy nhiên, có thể phân loại mạng máy tính liên kết nối dưới góc địa lý thành những dạng sau:

  • Mạng cục bộ (LAN: Local Area Network)

Mạng LAN là một cụm từ rất phổ biến tại các văn phòng công ty hiện nay. Chúng chính là một dạng mạng cục bộ, kết nối máy tính trong một vùng có diện tích tương đối nhỏ. Ví dụ như: một phòng, một tòa nhà, một xí nghiệp, một cơ quan, một trường học,…

Mạng LAN trong thực tế được kết nối thành mạng ngang hàng hoặc dựa trên máy chủ. Nhưng các máy tính nếu muốn kết nối mạng LAN đều phải có kết nối dựa trên các yêu cầu: phải có card giao tiếp mạng (NIC: Network Interface Card) và thiết bị truyền thông (có dây hoặc không dây).

Một mạng máy tính là gì

  • Mạng cục bộ (WAN: Wide Area Network)

Mạng WAN hay còn gọi là mạng diện rộng với khả năng kết nối các máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng sẽ bao gồm hai hay nhiều LAN. Mạng WAN có khả năng bao phủ một vùng diện tích rộng (có thể là một thành phố, một vùng lãnh thổ, một quốc gia...). Trên mạng diện rộng này, các LAN được kết nối bằng cách sử dụng các đường dây của nhà cung cấp dịch vụ truyền tải công cộng.

Một mạng máy tính là gì

Mạng WAN được sử dụng phổ biến đối với những công ty, tổ chức nhà nước, tập đoàn lớn có nhiều phòng ban, chi nhánh tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Mỗi chi nhánh sẽ có hệ thống mạng LAN để nhân viên trao đổi dữ liệu. Các LAN này lại được kết nối với nhau thành một mạng thống nhất của toàn công ty hay tập đoàn lớn. Đó chính là mạng WAN. Trên thế giới, mạng WAN lớn nhất chính là Internet.

Với những thông tin trên đây, các bạn đã hiểu được mạng máy tính là già và các dạng mạng máy tính hiện nay. Đây là một kiến thức cơ bản các bạn nên nắm được vì chúng rất sát sườn với công việc và cuộc sống hằng ngày.