Luyện tập về thơ 7 chữ

. Làm thơ là một hoạt động vô cùng thú vị, chúng ta như được giãi bày hết tâm tư tình cảm vào những vần thơ vậy. Mỗi bài thơ đều như bộc lộ được một phần tâm hồn của người viết. Để giúp các em hiểu được nguyên lý, cấu tạo của một bài thơ bảy chữ, HOCMAI muốn gửi tới các em bài viết bổ ích này.

Bài viết tham khảo thêm:

  • Soạn bài Muốn làm thằng Cuội
  • Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
  • Soạn bài Hai chữ nước nhà

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ [trang 164 – 165 | SGK Ngữ văn 8 tập 1]

1. Nhận diện luật thơ

– Thơ bảy chữ cổ thể hay còn gọi là thơ cổ phong, thơ thất ngôn có hình thức đối tự do.

– Thể thơ thất ngôn Đường luật [nghĩa là thơ có 8 câu 7 chữ] và thất ngôn tứ tuyệt [nghĩa là thơ có bốn câu 7 chữ] có niêm luật rất chặt chẽ.

– Thơ bảy chữ thời hiện đại thì tương đối linh hoạt và tự do.

2. Nhịp trong thơ

Nhịp trong bài thơ thất ngôn thường là 4/3 hoặc 2/2/3.

3. Vần trong thơ bảy chữ

– Có thể các vần chính sẽ trùng hoàn toàn nhau:

– Vần thông, có thể là không trùng nhau hoàn toàn:

– Vần có thể là vần bằng, cũng có thể là vần trắc:

4. Bố cục trong thơ bảy chữ

– Với thể thơ thất ngôn bát cú [gồm có bảy chữ, tám câu], bố cục một bài thơ chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết.

+ Phần đề là phần mở đầu bài. Bao gồm: phá đề, thừa đề.

+ Phần thực là phần có chức vụ triển khai ý từ câu thừa đề, như là  tả việc, tả cảnh, cắt nghĩa, diễn ý chuẩn bị cho câu luận. Bao gồm: hai câu III và IV đối nhau.

+ Phần luận là phần có chức vụ bình luận và nhận định, thông thường là sẽ triển khai từ những ý ở hai câu thực. Bao gồm: hai câu V và VI đối nhau.

+ Phần kết là phần có chức vụ khép lại bài, nhưng thông thường sẽ là gợi ý để mở ra một ý mới. Bao gồm: hai câu VII và VIII.

5. Sưu tập một số bài thơ 7 chữ để chép vào vở

– Những bài thơ bảy chữ như Cảnh khuya [ của Hồ Chí Minh],  Bạn đến chơi nhà [của Nguyễn Khuyến], Qua Đèo Ngang [của Bà Huyện Thanh Quan]…

II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP [trang 165 – 166 | SGK Ngữ văn 8 tập 1]

1. Nhận diện luật thơ

a. Hãy đọc, gạch nhịp và sau đó chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ về bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ sau.

Trả lời:

b. Em hãy sửa lại bài thơ “Tối” của tác giả Đoàn Văn Cừ.

Trả lời:

– Từ “xanh xanh” được sửa thành “ xanh lè” bởi vì tiếng cuối cùng câu thứ hai phải vần với tiếng cuối cùng thứ nhất.

2. Tập làm thơ

a. Hãy viết tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.

Trả lời:

b. Em hãy làm tiếp bài thơ còn đang dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình.

Trả lời:

Như vậy chúng ta đã cùng nhau soạn thảo xong bài Soạn bài Hoạt động ngữ văn – Làm thơ bảy chữ rồi các em học sinh khối 8 thân mến. Có rất nhiều nhà thơ đã sáng tác ra những tác phẩm để đời với tiếng vang lớn dưới dạng thơ bảy chữ vì tính độc đáo của thể thơ này. Để tìm hiểu thêm thật nhiều kiến thức và những bài soạn bổ ích khác, các em hãy truy cập website

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động ngữ văn - Làm thơ bảy chữ, gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 164, 165, 166 SGK Ngữ Văn lớp 8 tập 1.

Mục lục nội dung

  • 1. Hướng dẫn soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
  • 1.1. Chuẩn bị ở nhà
  • 1.2. Hoạt động trên lớp

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ với nội dung kiến thức cơ bản về cách làm thơ bảy chữ và gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 164 - 166 SGK Ngữ văn 8 tập 1.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của thể thơ này.

      Cùng tham khảo...

Hướng dẫn soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

+ Thơ bảy chữ cổ thể [thơ cổ phong]- thất ngôn có hình thức đối tự do

+ Thất ngôn Đường luật [ 8 câu 7 chữ] và thất ngôn tứ tuyệt [ bốn câu 7 chữ] có niêm luật chặt chẽ

+ Thơ bảy chữ hiện đại tự do, linh hoạt

2. Nhịp trong thơ thường là 4/3 hoặc 2/2/3

3. Vần trong thơ bảy chữ

Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu. Về bố cục, nhìn chung trong một bài thơ bốn câu bảy chữ hoàn chỉnh, hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng. Một khổ thơ bốn câu bảy chữ trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bố cục trên.

a]

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, 

Bảy nổi ba chìm với nước non. 

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

[Hồ Xuân Hương]

b]

Đi, bạn ơi, đi ! Sống đủ đầy. 

Sống trào sinh lực, bố men say 

Sống tung sóng gió thanh cao mới 

Ống mạnh, dù trong một phút giây.

[Tố Hữu, Đi]

c]

Bà tôi ở một túp lều tre, 

Có một hàng cau chạy trước hè. 

Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,

Xuân về hoa cải nở vàng hoe

[Anh Thơ, Tết quê bà]

Trả lời

+ Có thể các vần chính trùng hoàn toàn nhau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

+ Vần thông, có thể không trùng nhau hoàn toàn

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy

Sống trào sinh lực, bốc men say.

+ Vần có thể bằng, cũng có thể trắc.

Mẹ ơi! Chiếc áo con đã rách

Con biết làm sao trở lại nhà

Để mẹ và giùm? Con thấy lạnh

Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da.

4. Sưu tập một số bài thơ 7 chữ để chép vào vở

- Những bài thơ bảy chữ như Cảnh khuya [Hồ Chí Minh], Qua Đèo Ngang [Bà Huyện Thanh Quan], Bạn đến chơi nhà [Nguyễn Khuyến]…

Qua Đèo Ngang

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

- Hay một số bài thơ 7 chữ khác ngoài chương trình học:

Công thầy tựa núi cao

Đời con chính trực bởi công Thầy 

Uốn dạy bao ngày lẽ phải hay 

Đạo lý ngàn năm nào dễ đổi 

Ân tình trọn kiếp chẳng hề thay 

Dù cho phải biệt thời gian ấy 

Dẫu có rời xa kỷ niệm này

Nghĩa nặng ghi lòng muôn cảm mến

Chân thành kính trọng mãi ơn đầy

Một chút mùa xuân

Một chút mùa xuân ngời trong nắng

Hẹn gót chân em ở cuối đường

Em có nghiêng nghiêng bờ vai xuống

Để thấy mùa xuân như tóc vương.

Một chút mùa xuân còn đứng đợi

Em có kịp về giữa phố xa

Nhớ nhé mùa xuân ngân tiếng gọi

Ngàn năm em vẫn cứ như là…

Em đến gọi hương nồng trong gió

Một chút mùa xuân rất tinh khôi

Nắng đến bên em rồi ở trọ

Mùa xuân hò hẹn giữa tim người.

II. Hoạt động trên lớp

1. Nhận diện luật thơ

a] Hãy đọc, gạch nhập và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ sau:

CHIỀU

Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về, 

Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.

Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót, 

Vòm trời trong vắt ánh pha lê.

[Đoàn Văn Cừ]

Trả lời

Chiều

Chiều hôm/ thằng bé/ cưỡi trâu về

Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe

Tiếng sáo/ diều cao/ vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê

b] Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.

Tối

Trong túp lều tranh cánh liếp che,

Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh,

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng

Như bước thời gian đến quãng khuya.

Trả lời

Sửa lại bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ:

Trong túp lều tranh cánh liếp che

Ngọn đèn mờ, tỏa ánh sáng xanh lè

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng

Như bước thời gian đếm quãng khuya.

- Từ “xanh xanh” được sửa thành “xanh lè” bởi tiếng cuối cùng câu thứ hai phải vần với tiếng cuối cùng thứ nhất.

2. Tập làm thơ

a] Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.

Tôi thấy người ta có bảo rằng: 

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng !

.............

.............

Trả lời

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Một mình buồn bã trông với ngóng

Hướng xuống dương gian nỗi nhớ nhà.

b] Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình.

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,  

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

..................

..................

Trả lời

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve

Nét mực tím giấu bàn tay mùa hạ

Lướt ngang trời bầy chim sẻ vừa qua

Trên đây là hướng dẫn chi tiết soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ mà chúng tôi biên soạn để các em tham khảo. Qua đó giúp các em chuẩn bị bài ở nhà được tốt hơn trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt phần Soạn văn 8.

Chủ Đề