Thuốc dùng cho đau cơ tập luyện thể thao

Tập thể thao quá sức sẽ khiến bị đau nhức cơ. Tình trạng này còn được gọi là đau nhức cơ trì hoãn khởi phát. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau cơ khi tập gym bao gồm:

  • Bị căng cơ

Tình trạng đau nhức do căng cơ quá mức liên quan đến việc tập luyện thể thao khá phổ biến, thường xuất hiện sau 1 hoặc 2 ngày vận động với cường độ cao. Nguyên nhân là do sự tổn thương của các sợi cơ nhỏ bị uốn cong, xoắn vặn, xé rách trong cơ bắp khi vận động quá sức.

Buổi đầu tập gym, cơ thể phản ứng đột ngột do sự gia tăng hoạt động khiến xương khớp và các cơ bị giãn nở, gây ra tình trạng đau nhức. Thông thường, tình trạng đau nhức cơ này diễn ra trong khoảng 72 tiếng, sau đó chúng sẽ giảm bớt cảm giác đau tùy vào thể trạng của mỗi người.

  • Tập sai kỹ thuật

Tập gym sai kỹ thuật hoặc quá sức so với khả năng cũng là nguyên nhân gây đau cơ. Với tâm lý muốn tập các bài tập nặng ngay để cơ thể nhanh chóng được săn chắc khiến nhiều người bị đau nhức cơ.

2. Đau cơ khi tập gym có nguy hiểm không?

Bị đau cơ sau khi tập gym cũng là dấu hiệu khá tốt để biết rằng cơ bắp đang thật sự sẵn sàng chuẩn bị để vận động, phát triển, vì vậy chúng ta không cần quá lo lắng.

Vì vậy, sau khi tập gym mà gặp phải tình trạng đau nhức thì nên tiếp tục, chỉ cần giảm cường độ và thời gian tập luyện xuống, hạn chế thực hiện những động tác khó, khi cơ thể đã ổn định, dần thích nghi thì nâng dần mức độ luyện tập lên.

Nếu tình trạng đau quá sức chịu đựng, bạn có thể dừng lại việc tập luyện cường độ cao, đây là điều cần thiết để các cơ được nghỉ ngơi và dần hồi phục lại. Sau đó, dần tập lại bằng những bài vận động vừa sức để cơ thể dần thích nghi.

3. Cách giảm đau cơ khi tập gym?

Trong 72 giờ đầu sau khi tập gym, cơ thể sẽ đau nhức toàn thân, ê ẩm, khó vận động, vì vậy hãy thực hiện 1 số cách dưới đây để làm giảm tình trạng này.

  • Bổ sung nước

Nước rất quan trọng, đặc biệt khi tập luyện hoặc vận động nhiều. Nước giúp loại bỏ độc tố ra bên ngoài, thư giãn xương cốt. Vì vậy uống nước đầy đủ là phương pháp giảm đau cơ khi tập gym đơn giản mà hiệu quả nhất. Bạn chỉ nên uống nước lọc, không sử dụng nước ngọt hay các sản phẩm nước uống có gas để tránh ảnh hưởng đến kết quả tập luyện.

  • Ngâm cơ thể trong nước ấm

Sau khi tập luyện, ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp cơ thể thư giãn, máu được lưu thông. Nên ngâm mình trong nước ấm mỗi buổi tối sau buổi tập, có thể thêm chút muối. Đây chính là giải pháp đơn giản, hiệu quả trong việc giảm đau cơ khi tập gym.

  • Massage cơ thể thường xuyên

Sau mỗi buổi tập gym, nên dành khoảng 10 phút massage giãn cơ để tránh trường hợp bị căng cơ đột ngột, ảnh hưởng đến thời gian tập luyện sau này.

  • Chườm đá để giảm đau

Chườm đá có tác dụng giúp máu lưu thông chậm, giảm đau mỏi nhanh chóng, hiệu quả. Cách này rất thích hợp khi các khớp bị sưng hoặc nóng rát sau tập gym. Để áp dụng, sử dụng chiếc khăn mỏng bọc vài viên đá rồi chườm lên vị trí đau trong khoảng 10 phút, tình trạng đau nhức sẽ giảm 1 cách rõ rệt.

  • Khởi động trước khi tập gym

Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập gym là bước rất quan trọng để giúp cơ thể làm quen với cường độ tập, cơ bắp được giãn nở từ từ, giảm nguy cơ bị chấn thương thể thao.

Nên khởi động kỹ vào khoảng thời gian 10 phút trước khi bắt đầu tập để kết quả đạt được tốt nhất và đỡ bị đau cơ sau khi quá trình tập luyện kết thúc.

  • Giảm cường độ và thời gian tập

Tập nhiều và quá sức cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến đau cơ khi tập gym. Trong những ngày đầu, cường độ tập luyện cần vừa sức, thời gian ngắn. Đặc biệt, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và tăng độ khó lên để các cơ được thích nghi dần.

Ngoài ra, bạn cũng nên có kế hoạch tập luyện phù hợp, tránh dành quá nhiều thời gian cho tập gym, vì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, các cơ không có thời gian để phục hồi và phát triển được.

  • Ăn dứa sau khi tập gym

Theo nghiên cứu, trong dứa có chứa enzyme bromelain có tác dụng kháng viêm. Vì vậy, ăn hoặc uống nước ép dứa cũng là 1 cách giúp giảm đau cơ khi tập gym.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo, lựa chọn các loại thuốc bổ sung có chứa bromelain nếu cần thiết.

Đau nhức cơ bắp là một tình trạng hầu như ai cũng sẽ phải trải qua. Chính vì vậy mà việc dùng thuốc trị đau cơ cũng diễn ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách áp dụng các loại thuốc này chính xác và mang lại hiệu quả. Đôi khi, các thuốc trị đau cơ bị lạm dụng và dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe tổng thể chỉ vì một phút chủ quan của chúng ta.

Đau nhức cơ bắp thường xuất hiện dưới dạng các cơn căng cơ, co rút cơ,... Các cơn đau này có thể xảy ra ở một vùng cơ hoặc nhiều nhóm cơ tập trung. Do vậy, việc sử dụng thuốc điều trị đau cơ bắp phải được cân nhắc và theo chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây.

1. Thuốc trị đau cơ bắp dạng uống

Các loại thuốc uống trị đau cơ bắp thường là các loại thuốc giảm đau quen thuộc như paracetamol hay ibuprofen. Cần chú ý rằng nếu trong khoảng thời gian đó, bạn có sử dụng thêm những loại thuốc khác thì phải ghi chú rõ ràng và thông báo cho bác sĩ để phòng ngừa các tương tác thuốc có thể gây hại cho cơ thể.

Các loại thuốc trị đau cơ dạng viên uống

Bạn nên lưu ý, đối với thuốc uống ibuprofen, do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên hãy thật thận trọng khi sử dụng cho trẻ em. Tất cả các vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc [dùng thuốc gì, liều lượng ra sao] đều phải thông qua ý kiến/chỉ định của bác sĩ. Mỗi liều thuốc giảm đau nên uống cách nhau mỗi 6-8 tiếng. Đối với thuốc paracetamol, nên dùng đúng liều khuyến cáo của nhà sản xuất trong hướng dẫn sử dụng hoặc nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Khi dùng thuốc trị đau cơ này phải lưu ý, cách 4-6 tiếng mới sử dụng một lần khi triệu chứng đau đớn chưa thuyên giảm. Hơn nữa, ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những loại thuốc kết hợp giữa ibuprofen và paracetamol với nhiều cái tên khác nhau. Khi mua thuốc trị đau cơ, hãy luôn đọc kỹ thành phần đính kèm để lường trước được hết các trường hợp dị ứng thuốc hoặc các thành phần dễ gây hại cho sức khỏe tổng quan của mình.

Ngoài hai loại thuốc trị đau cơ bắp phổ biến kể trên, đối với một vài trường hợp có triệu chứng nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc khác như naproxen, diclofenac [thuốc chống viêm không steroid], thuốc kháng viêm corticosteroid, thuốc giãn cơ [baclofen, cyclobenzaprine, carisoprodol, eperisone,...]. Bên cạnh đó, các loại thuốc chống trầm cảm như fluxetine, amitriptyline, citalopram,... cũng có thể được áp dụng như thuốc trị đau cơ bắp. Không những thế, các thuốc chống co giật pregabalin, gabapentin và carbamazepine có thể hỗ trợ trị đau cơ bắp hiệu quả.

Bạn phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc giảm đau

Tuy các loại thuốc này có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng không phải đều có thể áp dụng được cho mọi bệnh lý bạn đang gặp phải. Do đó, bất cứ khi nào bạn cần sử dụng thuốc, nên hỏi thăm ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Tổng hợp lại những loại thuốc trị đau cơ:

  • Paracetamol.
  • Ibuprofen.
  • Thuốc chống viêm không steroid: naproxen, diclofenac.
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid.
  • Thuốc giãn cơ: baclofen, cyclobenzaprine, carisoprodol, eperisone,...
  • Các loại thuốc chống trầm cảm như fluxetine, amitriptyline, citalopram,..
  • Các thuốc chống co giật pregabalin, gabapentin và carbamazepine.

2. Thuốc trị đau cơ bắp dùng ngoài

Các loại thuốc trị đau cơ bắp dùng ngoài thường là thuốc dán hoặc thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc bôi thường có các loại hoạt chất methyl salicylate đơn thuần hoặc đôi khi phối hợp thêm với các hoạt chất khác. Trên thị trường luôn có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Khi chọn các sản phẩm thuốc trị đau cơ bắp dùng ngoài, những thuốc này sẽ có tác dụng thấm vào bên trong da, giúp giảm đau nhức cơ. Mỗi ngày bạn xoa từ 3-4 lần để thuốc có thể phát huy tối đa hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc dán cũng có chứa các hoạt chất tương tự, kèm theo đó là phối hợp với manthol, camphor và cả capsaicin,... giúp cơn đau nhanh chóng dịu đi.

Các loại miếng dán giảm đau hiệu quả

Nếu sử dụng các loại thuốc kể trên mà không có tác dụng, bạn nên gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác những nguyên nhân tiềm ẩn bên trong đằng sau cơn đau nhức cơ, từ đó có thể tránh được các biến chứng, hệ quả không mong muốn về sau.

3. Chữa trị đau nhức cơ không dùng thuốc

Không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải sử dụng đến thuốc mới có thể trị được các cơn đau nhức cơ. Các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên tập vận động lành mạnh, massage xoa bóp thư giãn vùng cơ bị đau với ghế massage, chườm đá lạnh,... để giảm bớt các cơn đau. Bên cạnh đó, nên phối hợp các biện pháp bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép vùng đau để cơ nhanh chóng được phục hồi. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm mình trong nước nóng khoảng 15-20 phút nếu vùng đau rải rác khắp cơ thể,...

Luôn khởi động kỹ lưỡng trước khi vận động

Tốt hơn hết, hãy chủ động phòng ngừa đau nhức cơ bắp bằng cách:

  • Khởi động kỹ trước khi vận động, luyện tập thể thao.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để cơ phục hồi sau một ngày dài.
  • Uống nhiều nước, chăm vận động để cơ được bền bỉ, dẻo dai với máy chạy bộ hoặc xe đạp tập thể dục khi không có thời gian.
  • Nếu bạn là người hay phải ngồi nhiều, nên thỉnh thoảng đứng dậy thư giãn cơ bắp để giảm bớt áp lực đè lên xương và cơ.

Vận động đều đặn để hạn chế tình trạng đau nhức cơ phải dùng đến thuốc

Với các thông tin hữu ích vừa nêu trên về các loại thuốc trị đau cơ từ tập đoàn thể thao Elipsport, hy vọng bạn đã có thể biết được thêm những kiến thức cho bản thân mình và từ đó bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Vận động đều đặn chính là một phương thức giúp bạn có được một sức khỏe vàng, một bản lĩnh chiến binh cường tráng. Do đó, đừng quên áp dụng luyện tập với máy chạy bộ, xe đạp tập,... của chúng tôi để có trở nên mạnh mẽ và dẻo dai hơn bạn nhé! Ghé ngay trang chủ elipsport.vn để xem chi tiết các sản phẩm phù hợp nhất.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Chủ Đề