Luyện tập trang 129 Ngữ văn 7

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội bất ngờ hay hài ước, châm biếm.

(Ngữ văn 7, tập hai)

d) Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.

(Nguyễn Ái Quốc)

Trả lời: 

a) Đánh dấu bộ phận giải thích.

b) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

c) Dùng liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.

d) Nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép): cuộc hội kiến Va-ren và Phan Bội Châu


Phần II

II. PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VÀ DẤU GẠCH NỐI

1. Trong ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng làm gì? 

Trả lời: 

 Dấu gạch nối giữa tiếng Va- ren được dùng để tách âm đọc, trong tên riêng nước ngoài của nhân vật

2. Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?

Trả lời: 

Dấu gạch nối này khác với dấu gạch ngang. Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn


Phần III

III. LUYỆN TẬP


Câu 1

Hãy nêu công dụng của dấu gạch ngang trong những câu

a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng)

b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

(Nguyễn Ái Quốc)

c) – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì.

- Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra.

(Nguyễn Ái Quốc)

d) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

e) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

Lời giải chi tiết:

- Câu a, b dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

- Câu c, dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.

- Câu d, d dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong một liên danh. 


Câu 2

Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren…

(An-phông-xơ Đô-đê-)

Lời giải chi tiết:

Trong ví dụ trên, dấu gạch nối dùng đế nối các bộ phận trong tên riêng nước ngoài.


Câu 3

Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:

a. Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.

b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.

Lời giải chi tiết:

a. Sùng bà - mẹ chồng của Thị Kính - là một người tàn nhẫn cay độc, tiêu biểu cho vai “mụ ác” trong vở chèo.

b. Hằng năm, những gương mặt xuất sắc của học sinh trong cả nước lại tụ hội về quảng trường Ba Đình để báo công lên Bác Hồ kính yêu - người Cha già vĩ đại của dân tộc.

Trên đây là bài học "Luyện tập: Từ trái nghĩa trang 129 SGK Ngữ văn7" mà dayhoctot.com muốn gửi tới các em. Để rèn luyện về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra các em tham khảo tại chuyên mục "Đề thi học kì 2 lớp 7" nhé.

Nếu thấy hay, hãy chia sẻ tới bạn bè để cùng học và tham khảo nhé! Và đừng quên xem đầy đủ các bài Soạn Văn Lớp 7 của dayhoctot.com.

  • Từ khóa:
  • Lớp 7
  • Ngữ Văn Lớp 7
  • Môn Ngữ Văn
  • Từ trái nghĩa
  • Văn mẫu lớp 7

Bài trước

In bài này

Bài sau  

Chia sẻ trang này

Các bài học liên quan

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm trang 137 SGK Ngữ văn 7

Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

Luyện tập trang 129 Ngữ văn 7

Luyện tập: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm trang 138 SGK Ngữ văn 7

Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm:

Luyện tập trang 129 Ngữ văn 7

Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Cảnh khuya.

Bác của chúng ta là như vậy, yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên nhưng cũng yêu nước thương dân tha thiết. Bài thơ là bức tranh tràn ngập ánh trăng nơi núi rừng Việt Bắc - nơi ấy người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Luyện tập trang 129 Ngữ văn 7

Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.

Luyện tập trang 129 Ngữ văn 7

Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hòa trong lòng yêu nước sâu sắc.

Luyện tập trang 129 Ngữ văn 7

Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya”

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng