Thế nào là quyền sở hữu tài sản năm 2024

Tài sản là các vật chất khác do con người tạo ra, chiếm hữu được và sử dụng được nhằm để duy trì, bảo vệ cuộc sống và phát triển. Vậy Tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào? Hãy cùng NPLaw tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về tài sản và quyền sở hữu tài sản trong bài viết dưới đây!

I. Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những loại nào?

* Định nghĩa tài sản:

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó, bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

* Phân loại tài sản:

- Tài sản là vật:

+ Vật chính và vật phụ

  • Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
  • Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

+ Vật chia được và vật không chia được

  • Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
  • Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

+ Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

  • Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
  • Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

+ Vật cùng loại và vật đặc định

  • Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
  • Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

+ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

- Tài sản là tiền: Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

- Tài sản là giấy tờ có giá:

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.

Các loại giấy tờ có giá như hối phiếu đòi nợ; trái phiếu Chính phủ; các loại chứng khoán;...

- Tài sản là quyền tài sản: Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

II. Quyền sở hữu tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền nào?

Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 thì Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Thế nào là quyền sở hữu tài sản năm 2024

Trong đó:

  • Quyền chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
  • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  • Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

III. Phải đăng ký quyền sở hữu tài sản đối với các loại tài sản nào?

Tại Điều 106 Bộ luật Dân sự quy định về đăng ký tài sản có nêu rõ:

  • Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
  • Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

Cụ thể:

Tài sản là bất động sản: Phải đăng ký.

  • Đất đai
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tài sản là động sản: Không phải đăng ký, trừ các trường hợp sau:

  • Tàu biển
  • Phương tiện nội thủy địa
  • Tàu cá
  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
  • Tàu bay
  • Phương tiện giao thông đường sắt
  • Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
  • Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

IV. Một số câu hỏi thường gặp về quyền sở hữu tài sản

1. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu tài sản được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật dân sự 2015 thì nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định như sau:

Thế nào là quyền sở hữu tài sản năm 2024

  • Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

  • Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

2. Thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản được quy định như thế nào?

Thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản được quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự 2015:

  • Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.

  • Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Tài sản là Bất động sản có phải đăng ký quyền sở hữu tài sản hay không?

Tại Điều 106 Bộ luật Dân sự quy định về đăng ký tài sản có nêu rõ:

  • Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
  • Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

Thế nào là quyền sở hữu tài sản năm 2024

Cụ thể Bộ luật Dân sự quy định các tài sản là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản, tài sản là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu bao gồm:

  • Đất đai
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tài sản là Bất động sản có phải đăng ký quyền sở hữu tài sản

4. Nếu có rủi ro về tài sản thì ai là người chịu?

Theo quy định Điều 162 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chịu rủi ro về tài sản được quy định như sau:

  • Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật dân 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, nếu có rủi ro về tài sản thì chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

V. Luật sư tư vấn về quyền sở hữu tài sản

Trong các giao dịch dân sự đều có sự hiện diện của tài sản. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta tham gia rất nhiều các quan hệ dân sự. Tài sản là các vật chất khác do con người tạo ra, chiếm hữu và sử dụng được nhằm để duy trì, bảo vệ cuộc sống và phát triển. Tài sản có thể hiện hữu hoặc hình thành trong tương lai. Do đó, rất khó để kiểm soát nên Nhà nước đã đặt ra các chế định để điều chỉnh về tài sản và quyền sở hữu tài sản. Điều này nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích của chủ sở hữu tài sản và các chủ thể có liên quan, tránh sự tranh chấp về vấn đề này. Các loại tranh chấp dân sự về tài sản phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng mua bán đất, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,...

Vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. Vì vậy, nếu quý khách hàng đang gặp vấn đề về quyền sở hữu tài sản, bạn có thể liên hệ đến NPlaw. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về quyền sở hữu tài sản. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn.


Trên đây là tư vấn của NPLaw về trích dẫn tác phẩm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Quý Khách hàng khi có bất cứ thắc mắc hay vấn đề pháp lý nói chung và về quyền sở hữu tài sản, vui lòng liên hệ thông tin sau:

Thế nào là quyền sở hữu tài sản cho ví dụ?

Đây là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có một tài sản. Ví dụ: Quyền đòi nợ, quyền sở hữu công nghiệp... Khái niệm quyền sở hữu được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Theo nghĩa khách quan đó là toàn bộ các quy định của Nhà nước về vấn đề sở hữu.

Tại sao quan hệ sở hữu là quan trọng nhất?

Bản thân các quan hệ kinh tế cũng rất đa dạng, bao gồm: quan hệ sở hữu; quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ; quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Trong đó, quan hệ sở hữu có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quyết định tính chất và nội dung của các quan hệ kinh tế khác.

Quyền sở hữu tài sản của cá nhân xuất hiện từ khi nào?

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây: - Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. - Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Quyền sở hữu xuất hiện khi nào?

Quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Cũng giống như bất cứ quan hệ pháp luật dân sự nào, quyền sở hữu phát sinh phải dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định. Nó chỉ xuất hiện khi có những sự kiện thực tế mà Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) có quy định ý nghĩa pháp lý đối với sự kiện đó.