Cách viết mẫu báo cáo đúng thể thức văn bản năm 2024

Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính nào?

Theo về công tác văn thư quy định như sau:

"Điều 8. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này."

Cách viết mẫu báo cáo đúng thể thức văn bản năm 2024

Hướng dẫn chi tiết cách trình bày thể thức văn bản hành chính theo quy định mới nhất? Có các loại văn bản hành chính nào? (Hình từ internet)

Hướng dẫn chi tiết cách trình bày thể thức văn bản hành chính theo quy định mới nhất?

Theo về công tác văn thư quy định như sau:

"Điều 9. Kỹ thuật trình bày văn bản
Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này."

Cách viết mẫu báo cáo đúng thể thức văn bản năm 2024

Cách viết mẫu báo cáo đúng thể thức văn bản năm 2024

Cách viết mẫu báo cáo đúng thể thức văn bản năm 2024

Cách viết mẫu báo cáo đúng thể thức văn bản năm 2024

Cách viết mẫu báo cáo đúng thể thức văn bản năm 2024

Xem chi tiết hướng dẫn: Tại đây

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Theo phản ánh của ông Đỗ Quốc Hưng (Quảng Ninh), Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định, ngoài tờ trình, công văn có phần “Kính gửi”, đối với báo cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên (ví dụ: UBND cấp huyện báo cáo Sở Tài chính, UBND cấp huyện báo cáo UBND cấp tỉnh) có thêm phần “Kính gửi” cùng với tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản, nằm phía dưới phần tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

Tuy nhiên, theo quy định tại Mẫu 1.4 - Văn bản có tên loại kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì mẫu Báo cáo không quy định có phần "Kính gửi". Ông Hưng hỏi, có cần từ "Kính gửi" trong mẫu báo cáo không?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Báo cáo là loại văn bản hành chính được sử dụng giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan.

Nội dung của báo cáo thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.

Nội dung ông Đỗ Quốc Hưng hỏi đã được quy định trong Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư (Điểm b Khoản 9 Mục II Phần I Phụ lục I, tại trang 7): "Nơi nhận văn bản đối với tờ trình, báo cáo (cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên) và công văn bao gồm hai phần: Phần thứ nhất bao gồm từ "kính gửi", sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc; phần thứ hai bao gồm từ "nơi nhận", phía dưới là từ "như trên", tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản".

Thể thức trình bày văn bản hành chính dựa trên Mẫu 1.4 Phụ lục III Nghị định số 30/2020/NĐ-CP là mẫu trình bày áp dụng chung đối với tất cả các loại văn bản hành chính có tên loại và các quy định cụ thể tại Phụ lục I của Nghị định.