Lời bài hát tuổi già sống vui sống khỏe

Tác giả: Hoàng Tích Chỉ

Lời thân thương nhắn anh, nhắn chị

Nhắn bà con, nhắn mẹ, nhắn cha

Nhớ chăm sóc ông bà chu đáo á ơi ... ơi

Xứng với người con thảo, cháu ngoan

Ai cũng có một thời tuổi trẻ á ơi ... ơi

Rồi đến ngày lặng lẽ làm cha

Làm ông bà thông gia nội ngoại

Làm cụ kị, ông vải, tổ tiên

Ông bà mong con hiền cháu thảo á ơi ... ơi

Lời các cụ dạy bảo chớ quên

Biết kính trên nhường dưới

Làm người phải có đức có tâm

Tuổi già là trông vào con cháu á ơi ... ơi

Lời động viên quý báu hỏi thăm

Cuộc sống được an vui hạnh phúc

Đây là điều mong ước mẹ cha

Bệnh người già là hay quên lắm đó á ơi ... ơi

Con cháu nên chịu khó ân cần

Đừng trách móc mất lòng tình nghĩa

Tình ông bà, cha mẹ, cháu con

Mai mốt cụ lên non thương tiếc á ơi ... ơi

Ngày già mong ngày trẻ đâu có

Ông bà đâu là khó cho con

Mong miếng ngon lời hay an ủi

Để tuổi già đỡ tủi ai ơi

Làm gương tốt cho con học tập á ơi ... ơi

Qua mấy lời nhắn nhủ mẹ cha

Anh chị em thuận hòa vui vẻ

Chúc các cụ sống khỏe, sống lâu

Bởi Hà Trì Trần Đình Tân

Giới thiệu về cuốn sách này

Đừng nói tôi già! Xin được mượn tựa và lời bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Mai để gửi tới bạn đọc “tâm sự” của những người quyết “không già theo năm tháng”

Lời hát rằng: “Đừng nói tôi già mà, tôi có già đâu. Dù tóc hai màu nè, tôi vẫn hào hoa. Dù cho mưa nắng gió, thì ta vẫn có đó, thiết tha tình người, niềm vui chan chứa”.

Những “lý sự” về cái già

Và cũng rất hay, rất duyên, nhạc sĩ Xuân Mai “lý sự” về cái già, cái tuổi của ngày xưa với ngày nay đã khác: “Ngày xưa nhân sinh thất thập cổ lai hy, ngày nay bảy mươi chưa phải là già, vẫn còn ca hát, vẫn còn sáng tác những bài tình ca yêu thiết tha. Bạn ơi! vui lên cho đời hết thương đau, ngày nay bảy mươi là tuổi mặn mà, truy tìm trang web, những gì chưa biết, hát bài tình ca Tôi đâu có già”.

Vậy, làm sao để “không già” khi tuổi đời cứ tích cao dần theo năm tháng? Người xưa quan niệm và đúc kết rằng: tiết trời có bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông; vòng đời con người cũng có “bốn thì” Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Tất cả đều là lẽ biến thiên, tuần hoàn của trời đất, con người không can dự được. Thế nhưng, ngày nay, với sự phát triển của khoa học và sự đi lên của đời sống xã hội, “2 thì” lão [già] và bệnh [ốm yếu, bệnh tật] có thể kéo dài ra được, có thể thay đổi được. Bằng chứng là con người sống ngày càng thọ hơn, thậm chí tuổi thọ trung bình đã cao hơn “người xưa” đến hàng chục tuổi. Điều thú vị là trong ý thức của chúng ta, nhiều người, nhiều tổ chức, nhiều nước và cả thế giới đều “công nhận” là tuổi cao chưa chắc đã già! Bạn không tin ư? Thì đây, thế giới có Ngày Quốc tế Người cao tuổi [ngày 1-10], rồi Ngày Người cao tuổi Việt Nam [ngày 6 - 6], báo Người cao tuổi, Câu lạc bộ Người cao tuổi… chẳng có ai gọi Ngày “người già”, báo người già hay CLB người già bao giờ đâu! Quả vậy, chúng ta cũng ý thức và cảm nhận được rằng vai trò của người cao tuổi là vô cùng lớn với mỗi gia đình và rộng ra là mỗi quốc gia! Đúng như lời Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đã từng nhận xét: “Người cao tuổi vẫn luôn là cây cao bóng cả, và luôn nêu gương sáng, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, mãi là tấm gương để con cháu học tập”.

Thách thức… thời gian

Nói theo cách của BS. Lê Hùng, nguyên Phó viện trưởng Viện YHDT TP.HCM, người ta chỉ thật sự già khi nghĩ mình đã già! Còn nếu luôn giữ tinh thần lạc quan, sống vui - sống khỏe - sống có ích thì còn “thách thức” được thời gian.

Nếu có sự tập luyện thể lực và có một công việc nhẹ nhàng và đặc biệt là một thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng chuẩn mực, phù hợp, người cao tuổi sẽ có những năm tháng sống vui và sống khỏe. Sự vui vẻ lạc quan sẽ tăng cường sức sống cho cơ thể, duy trì thăng bằng hệ thần kinh.

Hiện nay do cuộc sống phát triển, dù ở đâu cũng có nhiều phương tiện hoặc tìm cơ hội để tham gia vào các câu lạc bộ, hội thảo, sinh hoạt văn học, nghệ thuật... làm cho người cao tuổi ít có nguy cơ rơi vào tình trạng trống rỗng hoặc buồn nản như trước kia. Người viết bài này đã có may mắn được tiếp xúc với rất nhiều người cao tuổi còn “rất trẻ” cả trong đời sống và năng nổ trong hoạt động chuyên môn và xã hội. Đó là một Chủ tịch Hội phòng chống HIV/AIDS Việt Nam năng nổ, nguyên là Bộ trưởng Bộ Y tế - PGS.TS. Trần Thị Trung Chiến; đó là nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu - Chủ tịch Hội phòng chống HIV/AIDS TP.HCM; là một Anh hùng Lao động - TS. Dương Quang Trung; là BS.Trần Đông A, GS. Nguyễn Chấn Hùng...

Trong nhiều dịp được đi công tác, làm việc cùng họ, người viết thường “theo không kịp” sự nhanh nhẹn, sôi nổi và chuyên nghiệp của họ.

NGUYỄN TUÂN


Người cao tuổi sau khi đã trải qua quãng đời lao động và cống hiến, vất vả nuôi dưỡng con cái thì tuổi già là lúc nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình. Không giống như trước, người cao tuổi hiện nay được quan tâm nhiều hơn không chỉ về đời sống vật chất mà cả văn hóa và tinh thần. Những chương trình, những bài hát về người cao tuổi ngày càng được sáng tác nhiều hơn để phục vụ các bác, các ông bà trong gia đình và trong các hoạt động cho người cao tuổi.

Tác dụng của âm nhạc đối với người cao tuổi

Việc nghe nhạc là sở thích đối với đại đa số mọi người. Âm nhạc không chỉ sử dụng trong các hoạt động cho người cao tuổi ở địa phương, chính trong đời sống sinh hoạt thường ngày bản thân người cao tuổi cũng nên thường xuyên nghe những bản nhạc yêu thích.

Âm nhạc có tác dụng đến não bộ và tinh thần, tạo không gian sống tươi vui thoải mái hơn cho mọi người. Khả năng kích thích sóng não giúp đầu óc nhanh nhạy, linh hoạt hơn. Người cao tuổi nghe nhạc và nhờ những tiết tấu của bản nhạc mà buông lỏng tâm trạng, giảm căng thẳng mệt mỏi, tinh thần thư giãn và minh mẫn hơn. Âm nhạc giúp tâm hồn vui vẻ, khỏe khoắn và yêu đời, quá trình lão hóa cũng vì thế mà diễn ra chậm hơn. Âm nhạc làm tăng cảm giác hạnh phúc, giúp người già dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Nghe nhạc giúp người cao tuổi cảm thấy yêu đời hơn

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng âm nhạc còn có tác dụng trong việc điều trị bệnh, nhất là đối với các bệnh tổn thương về thần kinh, bệnh trầm cảm, đãng trí… Nghe nhạc có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi của bệnh tật, là biện pháp phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp… hiệu quả. Tác dụng này là do khả năng làm giảm áp lực, giảm cảm giác lo lắng và trạng thái căng thẳng với cuộc sống xung quanh. Giúp bảo vệ cơ thể, tăng cường miễn dịch, giữ cho cơ thể các năng lượng tích cực. Nghe nhạc khi ăn làm hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, người già dễ hấp thu dinh dưỡng hơn, giảm đau đớn cho những người bị bệnh về dạ dày. Âm nhạc cũng có tác dụng cải thiện các bệnh về tim mạch, mất trí nhớ, mất ý thức và lời nói…

Những bài hát dành cho người cao tuổi

Hầu hết người cao tuổi không thích những bản nhạc hiện đại thịnh hành ngày nay mà vẫn ưa chuộng những bản nhạc đã được ra đời từ lâu. Việc nghe nhạc cũng cần lựa chọn loại nhạc phù hợp với sở thích thì mới mang lại những hiệu quả tích cực.

Nhạc cách mạng hay nhạc kháng chiến là một trong những đại diện tiêu biểu cho những bản nhạc được người cao tuổi nghe nhiều nhất. Nó khắc họa một thời đau thương mà hào hùng của dân tộc, gợi nhớ ký ức đầy tự hào về sức mạnh quật cường của đất nước đứng lên trong bom đạn. Tiêu biểu như các bài hát:

  • Tàu Anh Qua Núi
  • Chào em cô gái Lam Hồng
  • Cô Gái Mở Đường
  • Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây
  • Hành khúc ngày và đêm
  • Nổi lửa lên em
  • Tiểu đoàn 307
  • Cô gái Sài Gòn đi tải đạn
  • Bài ca không quên
  • Xuân chiến khu
Nhạc Cách mạng là chủ đề âm nhạc được người cao tuổi yêu thích nhất

Một đại diện khác là Nhạc Trịnh Công Sơn với những bài hát đã trở thành bất hủ, không chỉ có người cao tuổi mà một bộ phận người trẻ cũng say mê những giai điệu đẹp đẽ này. Vẻ đẹp, tình yêu, nỗi buồn đau, mất mát chưa bao giờ nổi bật mà chân thực đến thế. Dưới đây là 10 bài hát tiêu biểu trong số hơn 600 ca khúc của người nhạc sĩ tài ba này.

  • Cát Bụi
  • Còn tuổi nào cho em
  • Diễm xưa
  • Em còn nhớ hay em đã quên
  • Hạ Trắng
  • Một cõi đi về
  • Tuổi đá buồn
  • Ướt mi
  • Biển nhớ
  • Quỳnh Hương

Nhạc về Bác Hồ với nội dung lớn nhất là thể hiện lòng biết ơn, tình yêu và nỗi nhớ mong vô hạn với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Hiện lên trên tất cả là vẻ đẹp bình dị mà to lớn của Bác – Người cha già kính yêu đã dành cả cuộc đời cho đất nước, cho nhân dân:

  • Bác đang cùng chúng cháu hành quân
  • Đêm nghe hát đò xưa nhớ Bác
  • Người về thăm quê
  • Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người
  • Lời ca dâng Bác
  • Bác Hồ một tình yêu bao la
  • Chúng con bên giấc ngủ của người
  • Lời Bác dặn trước lúc đi xa
  • Bên lăng Bác Hồ
  • Trồng cây lại nhớ đến người

Nhạc mang âm điệu dân tộc, dân ca cuốn hút với giai điệu và lời ca độc đáo, mang âm hưởng và sắc thái rất riêng, rất đặc trưng cho mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Những bài hát này không còn xa lạ với nhiều người, kể cả là người trẻ:

  • Tiếng Đàn Ta Lư
  • Gặp nhau trong rừng mơ
  • Chiếc khăn Piêu
  • Cô gái Pako
  • Tình ca Tây Bắc
  • Tiếng hát giữa rừng Pác Bó
  • Sợi Nhớ Sợi Thương
  • Khúc hát dân quê
  • Câu đợi câu chờ
  • Trầu cau quan họ
Một số hội thi về văn nghệ được tổ chức cho người cao tuổi

Nhạc ca ngợi quê hương đất nước làm ta thêm yêu Tổ Quốc, yêu con người, yêu dân tộc, yêu cuộc sống xung quanh với bao điều đẹp đẽ:

  • Gần Lắm Trường Sa
  • Nơi đảo xa
  • Quảng Bình Quê Ta Ơi
  • Đất nước
  • Cung đàn mùa xuân
  • Tình ca mùa xuân
  • Hà Nội niềm tin và hi vọng
  • Cuộc đời vẫn đẹp sao
  • Màu hoa đỏ
  • Thành phố, tình yêu và nỗi nhớ

Nhạc về người cao tuổi là những bài hát có nội dung chính về người cao tuổi, ngợi ca và khuyến khích họ sống vui sống khỏe. Những bài hát này thường được sử dụng nhiều trong các hoạt động nhắm đến đối tượng là người già, trên thực tế người cao tuổi không thường xuyên nghe những bài hát này.

  • Bài ca người cao tuổi
  • Hành khúc người cao tuổi Tiên Yên
  • Bài ca người cao tuổi Việt Nam
  • Tự hào người cao tuổi Việt Nam
  • Tuổi càng cao chí càng cao
  • Tuổi cao gương sáng
  • Khúc hát người cao tuổi
  • Tuổi cao nghĩa nước tình người càng cao

”Tuổi cao vui sao cây cao bóng cả.

Tuổi cao vui hát ca thiết tha yêu đời.

Tuổi cao tinh thần cao, sức sống càng cao.

Sống hết mình vì cuộc đời này tươi sáng đẹp sao.”

Âm nhạc luôn có những tác dụng kì diệu với con người và với cuộc sống. Chăm sóc tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái là liều thuốc tốt nhất để người cao tuổi sống lâu và sống khỏe bên con cháu. Mong rằng những bài hát về người cao tuổi ở trên sẽ là gợi ý hay để bạn gần gũi hơn với bố mẹ, ông bà mình.

Video liên quan

Chủ Đề